➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Hoàngg Việtt
New member
Trên thế giới, đất núi lửa được coi là loại đất màu mỡ nhất, phù hợp với việc canh tác các loại cây trồng, bao gồm cả cà phê. Nhưng tại sao lại như vậy?
Trên Trái đất, có hơn 800 triệu người – gần 10% dân số thế giới – sống trong phạm vi 100km xung quanh 1.431 ngọn núi lửa đang hoạt động trên bề mặt lục địa. Mặc dù chúng có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng những ngọn núi lửa đang hoạt động vẫn có những sức hút vô cùng lớn đối với hàng triệu du khách, cung cấp nguồn năng lượng đại nhiệt cho cộng đồng tại địa phương. Bên cạnh đó, vật chất được sinh ra trong quá trình phun trào có thể trộn với đất xung quanh tạo nên loại đất có lượng dinh dưỡng cao nhất thế giới.
Đặc biệt hơn cả, cây cà phê phát triển rất tốt khi được canh tác với loại đất này – bao gồm các đặc tính vật lý, hoá học và khoáng chất cao hơn hẳn các loại đất khác. Tuy nhiên, đất chỉ là một phần của câu chuyện; Môi trường xung quanh núi lửa cũng có những điều kiện khác biệt giúp việc canh tác thuận lợi và đặt năng suất cao hơn.
ANDISOLS: SỨC MẠNH CỦA ĐẤT NÚI LỬA
Phần lớn đất núi lửa được hình thành bởi “tephra”. Tephra là một hỗn hợp tro núi lửa và các mảnh đá được phun ra trong quá trình phun trào. Theo thời gian, tephra bị vỡ ra và tạo thành thứ đất núi lửa mà chúng ta đang nhắc đến.
>> Tìm hiểu thêm về Nước pha cà phê Đà Nẵng để biết vì sao cà phê ở 43 Factory Coffee lại trở nên đặc biệt như vậy.
Hầu hết các loại đất núi lửa được gọi là Andisols hoặc Andosols, xuất phát từ các từ tiếng Nhất là anshokudo và ando, nghĩa là đất màu tối. Andisols nhẹ và mịn, chứa tỉ lệ thuỷ tinh silicat cao và có xu hướng tích tụ chất hữu cơ.
Andisols rất tốt cho việc tạo rễ cây vì một số lý do sau: Thứ nhất, chúng có mật độ thấp và cấu trúc ổn đinh, nhưng rất tơi xốp. Điều này cho phép đất giữ nước hiệu quả và có khả năng chống hạn tương đối tốt. Đồng thời chúng có khả năng thẩm thấu cao, rễ cây dễ dàng mọc sâu và thoát nước, giảm tình trạng úng và thối rữa.
Cây cà phê cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để phát triển, được cung cấp trực tiếp qua đất. Một phần, đất núi lửa màu mỡ vì chúng tương đối “trẻ”; chúng giữ lại nhiều chất dinh dương có trong đá ban đầu. Mặc dù có sự khác biệt giữa hàm lượng chất giữa các ngọn núi, nhưng andisols thường chứ photpho, kali, canxi, magie, kẽm, sắt và bo; tất cả đều quan trọng đối với sự phát triển của cây cà phê .
Ví dụ, nồng độ kali ảnh hưởng đến sự hình thành trái và hạt cà phê, nhưng cũng ảnh hưởng đến lượng đường và hàm lượng axit citric, những yếu tổ tạo nên hương bị đặc trưng của cà phê. Canxi rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của rễ và lá, đồng thời tác động đến tốc độ chính của trái cà phê; trong khi boron cải thiện năng suất cây trồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng trên đất giàu photpho và kali thường cho ra hương vị cà phê và độ chua tốt hơn.
PHƯƠNG THỨC PHUN TRÀO VÀ ANDISOLS
Độ phì nhiêu của đất núi lửa và tốc độ tăng trưởng của cây cà phê trồng trong khu vực phụ thuộc vào đặc tính hoá học, tự nhiên và tần suất phun trào của núi lửa.
Các vụ phun trào được chi làm hai loại: phun trào mạnh mẽ và phun trào bùng nổ. Phun trào mạnh mẽ có đặc tính chính là do dung nham phun ra, tạo ra các Andisols giàu sắt và magie. Phun trào bùng nổ lại có đặc trưng bởi sự phun tro giàu silicat và các mảnh vụn (hay tephra); chất này sẽ phủ kín đất xung quanh núi lửa, tạo ra Andisols có nhiều nhôm, natri và kali.
Phần lớn đất núi lửa được tìm thấy sau các vụ phun trào. Andisols ít được hình thành sau các vụ phun trào dữ dội, vì các bề mặt được hình thành bởi dòng dung nham có thể phải mất hàng nghìn năm để phân huỷ thành đất.
Nhiều nước Mỹ Latinh sản xuất cà phê, bao gồm Colombia, Ecuador và Guatemala, đều nằm trong khu vực “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi có hơn 75% núi lửa đang hoạt động và đã ngừng hoạt động trên thế giới. Những quốc gia này có nhiều núi lửa hoạt động tạo ra Andisols.
Bởi vì hầu hết những ngọn núi lửa này phun trào sau khoảng vài chục đến hàng trăm năm, các tephra tươi không liên tục rơi xuống đất xung quanh. Điều này bảo vệ Andisols bên dưới khỏi sự xói mòn vật lý và thời tiết.
Điều đó cũng có nghĩa là hạt tephra tươi được bổ sung thương xuyên cung cấp nguồn chất dinh dưỡng liên tục cho đất và duy trì độ phì nhiêu.
CÀ PHÊ NÚI LỬA: HƠN CẢ ĐẤT
Ngoài những loại đất giàu chất dinh dưỡng mà núi lửa tạo ra, địa hình của nhiều khu vực xung quanh núi lửa có những lợi ích bất ngờ cho việc canh tác cà phê. Cây Arabica phát triển mạnh ở độ cao 1000 – 2000m so với mặt nước biển, nhiệt ộ từ 18 – 21°C.
Núi lửa thường được tìm thấy dọc các vành đai có độ cao lớn, chẳng hạn như các cung núi lửa ở Trung và Nam Mỹ. Chất lượng cà phê tỉ lệ thuận với độ cao canh tác, nơi nhiệt độ lạnh hơn, sự phát triển của hạt chậm và quả cà phê chính cũng chậm hơn.
Cây cà phê phát triển tốt nhất ở góc 9°, ở các sườn dưới cảu hầu hết các núi lửa đang phun trào (từ 6 – 10°). Các địa hình núi lửa nói chung cung cấp đủ bóng râm để bảo vệ cây cà phê khỏi sức nóng gay gắt của mặt trời.
>> Khám phá thêm về Thuê chỗ ngồi làm việc Đà Nẵng và Không gian cà phê làm việc tại Đà Nẵng đang được người dùng đánh giá khá cao trong thời gian vừa qua
Mặc dù Andisols được tìm thấy trên toàn cầu, xung quanh các núi lửa đang hoặc đã ngừng hoạt động, việc kiểm soát khí hậu đối với sự phát triển của cây cà phê đồng nghĩa với việc canh tác chủ yếu diễn ra ở vùng liên nhiệt đới xung quanh xích đạo, được gọi là “Vành đai cà phê”.
Khu vực này kéo dài qua Trung và Nam Mỹ, Caribe, cũng như các phần của Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn (như Colombia, Costa Rica, Ethiopia, Guatemala và Indonesia) được tìm thấy trong khu vực và có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động núi lửa.
Nguồn : https:/43factory.coffee/news/tai-sao-mot-so-nha-san-xuat-trong-ca-phe-gan-khu-vuc-co-nui-lua/
Trên Trái đất, có hơn 800 triệu người – gần 10% dân số thế giới – sống trong phạm vi 100km xung quanh 1.431 ngọn núi lửa đang hoạt động trên bề mặt lục địa. Mặc dù chúng có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng những ngọn núi lửa đang hoạt động vẫn có những sức hút vô cùng lớn đối với hàng triệu du khách, cung cấp nguồn năng lượng đại nhiệt cho cộng đồng tại địa phương. Bên cạnh đó, vật chất được sinh ra trong quá trình phun trào có thể trộn với đất xung quanh tạo nên loại đất có lượng dinh dưỡng cao nhất thế giới.
Đặc biệt hơn cả, cây cà phê phát triển rất tốt khi được canh tác với loại đất này – bao gồm các đặc tính vật lý, hoá học và khoáng chất cao hơn hẳn các loại đất khác. Tuy nhiên, đất chỉ là một phần của câu chuyện; Môi trường xung quanh núi lửa cũng có những điều kiện khác biệt giúp việc canh tác thuận lợi và đặt năng suất cao hơn.
ANDISOLS: SỨC MẠNH CỦA ĐẤT NÚI LỬA
Phần lớn đất núi lửa được hình thành bởi “tephra”. Tephra là một hỗn hợp tro núi lửa và các mảnh đá được phun ra trong quá trình phun trào. Theo thời gian, tephra bị vỡ ra và tạo thành thứ đất núi lửa mà chúng ta đang nhắc đến.
>> Tìm hiểu thêm về Nước pha cà phê Đà Nẵng để biết vì sao cà phê ở 43 Factory Coffee lại trở nên đặc biệt như vậy.
Hầu hết các loại đất núi lửa được gọi là Andisols hoặc Andosols, xuất phát từ các từ tiếng Nhất là anshokudo và ando, nghĩa là đất màu tối. Andisols nhẹ và mịn, chứa tỉ lệ thuỷ tinh silicat cao và có xu hướng tích tụ chất hữu cơ.
Andisols rất tốt cho việc tạo rễ cây vì một số lý do sau: Thứ nhất, chúng có mật độ thấp và cấu trúc ổn đinh, nhưng rất tơi xốp. Điều này cho phép đất giữ nước hiệu quả và có khả năng chống hạn tương đối tốt. Đồng thời chúng có khả năng thẩm thấu cao, rễ cây dễ dàng mọc sâu và thoát nước, giảm tình trạng úng và thối rữa.
Cây cà phê cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để phát triển, được cung cấp trực tiếp qua đất. Một phần, đất núi lửa màu mỡ vì chúng tương đối “trẻ”; chúng giữ lại nhiều chất dinh dương có trong đá ban đầu. Mặc dù có sự khác biệt giữa hàm lượng chất giữa các ngọn núi, nhưng andisols thường chứ photpho, kali, canxi, magie, kẽm, sắt và bo; tất cả đều quan trọng đối với sự phát triển của cây cà phê .
Ví dụ, nồng độ kali ảnh hưởng đến sự hình thành trái và hạt cà phê, nhưng cũng ảnh hưởng đến lượng đường và hàm lượng axit citric, những yếu tổ tạo nên hương bị đặc trưng của cà phê. Canxi rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của rễ và lá, đồng thời tác động đến tốc độ chính của trái cà phê; trong khi boron cải thiện năng suất cây trồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng trên đất giàu photpho và kali thường cho ra hương vị cà phê và độ chua tốt hơn.
PHƯƠNG THỨC PHUN TRÀO VÀ ANDISOLS
Độ phì nhiêu của đất núi lửa và tốc độ tăng trưởng của cây cà phê trồng trong khu vực phụ thuộc vào đặc tính hoá học, tự nhiên và tần suất phun trào của núi lửa.
Các vụ phun trào được chi làm hai loại: phun trào mạnh mẽ và phun trào bùng nổ. Phun trào mạnh mẽ có đặc tính chính là do dung nham phun ra, tạo ra các Andisols giàu sắt và magie. Phun trào bùng nổ lại có đặc trưng bởi sự phun tro giàu silicat và các mảnh vụn (hay tephra); chất này sẽ phủ kín đất xung quanh núi lửa, tạo ra Andisols có nhiều nhôm, natri và kali.
Phần lớn đất núi lửa được tìm thấy sau các vụ phun trào. Andisols ít được hình thành sau các vụ phun trào dữ dội, vì các bề mặt được hình thành bởi dòng dung nham có thể phải mất hàng nghìn năm để phân huỷ thành đất.
Nhiều nước Mỹ Latinh sản xuất cà phê, bao gồm Colombia, Ecuador và Guatemala, đều nằm trong khu vực “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi có hơn 75% núi lửa đang hoạt động và đã ngừng hoạt động trên thế giới. Những quốc gia này có nhiều núi lửa hoạt động tạo ra Andisols.
Bởi vì hầu hết những ngọn núi lửa này phun trào sau khoảng vài chục đến hàng trăm năm, các tephra tươi không liên tục rơi xuống đất xung quanh. Điều này bảo vệ Andisols bên dưới khỏi sự xói mòn vật lý và thời tiết.
Điều đó cũng có nghĩa là hạt tephra tươi được bổ sung thương xuyên cung cấp nguồn chất dinh dưỡng liên tục cho đất và duy trì độ phì nhiêu.
CÀ PHÊ NÚI LỬA: HƠN CẢ ĐẤT
Ngoài những loại đất giàu chất dinh dưỡng mà núi lửa tạo ra, địa hình của nhiều khu vực xung quanh núi lửa có những lợi ích bất ngờ cho việc canh tác cà phê. Cây Arabica phát triển mạnh ở độ cao 1000 – 2000m so với mặt nước biển, nhiệt ộ từ 18 – 21°C.
Núi lửa thường được tìm thấy dọc các vành đai có độ cao lớn, chẳng hạn như các cung núi lửa ở Trung và Nam Mỹ. Chất lượng cà phê tỉ lệ thuận với độ cao canh tác, nơi nhiệt độ lạnh hơn, sự phát triển của hạt chậm và quả cà phê chính cũng chậm hơn.
Cây cà phê phát triển tốt nhất ở góc 9°, ở các sườn dưới cảu hầu hết các núi lửa đang phun trào (từ 6 – 10°). Các địa hình núi lửa nói chung cung cấp đủ bóng râm để bảo vệ cây cà phê khỏi sức nóng gay gắt của mặt trời.
>> Khám phá thêm về Thuê chỗ ngồi làm việc Đà Nẵng và Không gian cà phê làm việc tại Đà Nẵng đang được người dùng đánh giá khá cao trong thời gian vừa qua
Mặc dù Andisols được tìm thấy trên toàn cầu, xung quanh các núi lửa đang hoặc đã ngừng hoạt động, việc kiểm soát khí hậu đối với sự phát triển của cây cà phê đồng nghĩa với việc canh tác chủ yếu diễn ra ở vùng liên nhiệt đới xung quanh xích đạo, được gọi là “Vành đai cà phê”.
Khu vực này kéo dài qua Trung và Nam Mỹ, Caribe, cũng như các phần của Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn (như Colombia, Costa Rica, Ethiopia, Guatemala và Indonesia) được tìm thấy trong khu vực và có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động núi lửa.
Nguồn : https:/43factory.coffee/news/tai-sao-mot-so-nha-san-xuat-trong-ca-phe-gan-khu-vuc-co-nui-lua/