Nguyên tắc chọn vải may áo thun đồng phục
By Anna Nguyen 0 Comments Kiến Thức Áo Thun
Hiện nay các loại vải thun được chia thành 3 loại chính khi xét theo thành phần cấu tạo đó là vải thun cotton (vải thun tự nhiên), vải thun PE(vải thun nhân tạo) và vải thun pha. Tính chất, ưu nhược điểm và giá thành của mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt, vậy làm sao có thể phân biệt được chính xác chiếc áo thun của bạn được may từ loại vải thun nào. Bạn đang mặc một chiếc áo thun và rất ưng ý với chất lượng sản phẩm, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo thun mình đang mặc có chất liệu gì? Đã phải là chất liệu phù hợp nhất hay chưa?
Hiện nay có rất nhiều chất liệu vải thun được cung cấp rộng rãi ở thị trường vải Việt Nam và mỗi chất liệu đều có những ưu nhược điểm riêng. Điều đó có nghĩa là không có một loại vải thun nào là hoàn toàn nổi bật hơn các loại vải thun khác. Do đó bạn phải có một sự am hiểu nhất định về vải để có thể lựa chọn loại vải phù hợp nhất cho chiếc áo thun của mình. Hãy nghĩ đến việc bạn dùng chiếc áo thun đó với mục đích gì. Đặc điểm cần ưu tiên là yếu tố nào: Độ bền, thấm hút mồ hôi tốt, giá thành hay sự thoải mái khi mặc. Biết cách phân biệt các loại vải thun và nắm rõ ưu nhược điểm của từng loại vải giúp bạn tiết kiệm được chi phí và tránh được “tiền mất tật mang”
Xin được nói rằng hiện nay có khá nhiều các bài viết được đăng tải trên mạng hướng dẫn cách phân loại các loại vải may áo thun và vải may áo đồng phục. Đa phần đều là các bài viết không chuyên sâu, không thực tế và có nhiều điểm yếu về chuyên môn. Điều này có thể gây khó khăn cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu về mảng kiến thức này. Thông thường thì có rất nhiều các loại vải để may áo thun nhưng hôm nay Đồng Phục GLU chỉ xin đề cập đến một vài loại vải may áo thun đồng phục thông dụng nhất và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Sự co giãn
Đây là tiêu chí rất quan trọng quyết định đến mục đích lựa chọn loại vải sao cho phù hợp với tính chất công việc của người mặc. Vải thun hiện nay được chia ra 2 kiểu co giãn đó là vải thun 4 chiều và vải thun 2 chiều.
– Vải thun 4 chiều:
Đây là loại vải co giãn được theo cả 4 theo chiều. Thun 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được. Vải co giãn 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi. Đương nhiên thì vải thun 4 chiều sẽ có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng 15.000-30.000đ/ kí vải.
– Vải thun 2 chiều:
Loại vải này chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc. Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều đương nhiên là thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều do đó nó không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Tất nhiên là giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều như đã đề cập ở trên.
2. Tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE
Đây là tiêu chí rất quan trọng khi xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Vải thun hiện nay là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ). Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại. Nếu nhân viên công ty là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:
– Vải thun 100% cotton:
Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên.
+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.
+ Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nilon(PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.
By Anna Nguyen 0 Comments Kiến Thức Áo Thun
Hiện nay các loại vải thun được chia thành 3 loại chính khi xét theo thành phần cấu tạo đó là vải thun cotton (vải thun tự nhiên), vải thun PE(vải thun nhân tạo) và vải thun pha. Tính chất, ưu nhược điểm và giá thành của mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt, vậy làm sao có thể phân biệt được chính xác chiếc áo thun của bạn được may từ loại vải thun nào. Bạn đang mặc một chiếc áo thun và rất ưng ý với chất lượng sản phẩm, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo thun mình đang mặc có chất liệu gì? Đã phải là chất liệu phù hợp nhất hay chưa?
Hiện nay có rất nhiều chất liệu vải thun được cung cấp rộng rãi ở thị trường vải Việt Nam và mỗi chất liệu đều có những ưu nhược điểm riêng. Điều đó có nghĩa là không có một loại vải thun nào là hoàn toàn nổi bật hơn các loại vải thun khác. Do đó bạn phải có một sự am hiểu nhất định về vải để có thể lựa chọn loại vải phù hợp nhất cho chiếc áo thun của mình. Hãy nghĩ đến việc bạn dùng chiếc áo thun đó với mục đích gì. Đặc điểm cần ưu tiên là yếu tố nào: Độ bền, thấm hút mồ hôi tốt, giá thành hay sự thoải mái khi mặc. Biết cách phân biệt các loại vải thun và nắm rõ ưu nhược điểm của từng loại vải giúp bạn tiết kiệm được chi phí và tránh được “tiền mất tật mang”
Xin được nói rằng hiện nay có khá nhiều các bài viết được đăng tải trên mạng hướng dẫn cách phân loại các loại vải may áo thun và vải may áo đồng phục. Đa phần đều là các bài viết không chuyên sâu, không thực tế và có nhiều điểm yếu về chuyên môn. Điều này có thể gây khó khăn cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu về mảng kiến thức này. Thông thường thì có rất nhiều các loại vải để may áo thun nhưng hôm nay Đồng Phục GLU chỉ xin đề cập đến một vài loại vải may áo thun đồng phục thông dụng nhất và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Đây là tiêu chí rất quan trọng quyết định đến mục đích lựa chọn loại vải sao cho phù hợp với tính chất công việc của người mặc. Vải thun hiện nay được chia ra 2 kiểu co giãn đó là vải thun 4 chiều và vải thun 2 chiều.
– Vải thun 4 chiều:
Đây là loại vải co giãn được theo cả 4 theo chiều. Thun 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được. Vải co giãn 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi. Đương nhiên thì vải thun 4 chiều sẽ có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng 15.000-30.000đ/ kí vải.
– Vải thun 2 chiều:
Loại vải này chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc. Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều đương nhiên là thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều do đó nó không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Tất nhiên là giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều như đã đề cập ở trên.
2. Tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE
Đây là tiêu chí rất quan trọng khi xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Vải thun hiện nay là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ). Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại. Nếu nhân viên công ty là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:
– Vải thun 100% cotton:
Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên.
+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.
+ Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nilon(PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.