MIỀN BẮC 10 Nguyên nhân gây Viêm loét dạ dày - Ai cũng có thể mắc phải!

binhle99

New member
User ID
175719
Tham gia
24 Tháng chín 2020
Bài viết
17
Điểm tương tác
1
Tuổi
33
Đồng
0
Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này thường gây ra những triệu chứng thường gặp như đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm loét dạ dày tá tràng có thể phát triển thành bệnh mãn tính, nguy hiểm hơn là dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng những thương tổn, viêm loét sâu xảy ra trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.
Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày như yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt, ăn uống… Vì vậy, cần xác định chính xác nguồn gốc tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Vi khuẩn H.pylori
Vi khuẩn H.pylori là một loại vi khuẩn hiếm gặp có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày, chúng có khả năng tiết ra các chất kích thích các tuyến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn và theo thời ian sẽ ăn mòn các tế bào niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này ký sinh trong lớp dịch nhày - lớp dịch này có vai trò bảo vệ lớp niêm mạc khỏi những tác động của axit dạ dày. Trong quá trình hoạt động, vi khuẩn Hp tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn để làm suy yếu chất nhầy. Đồng thời, chúng cũng tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.
Lớp dịch nhày ngày càng giảm đi, lớp niêm mạch dạ dày sẽ gày càng bị tổn thương nghiêm trọng. Khi dạ dày không còn được bảo vệ bởi chất nhầy, bề mặt niêm mạc lộ ra bị tổn thương trong quá trình co bóp nghiền nát thức ăn. Từ đó, hình thành những ổ viêm loét gây đau đớn cho người bệnh.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh dạ dày từ thiên nhiên
Lạm dụng thuốc điều trị
Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và aspirin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày lên 4 lần so với người không sử dụng. Nguy cơ chảy máu tăng nếu NSAID được kết hợp với thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), corticosteroid , antimineralocorticoid và thuốc chống đông máu.
NSAID và các loại thuốc kháng viêm có chứa thành phần ức chế enzym, từ đó hạn chế các tuyến tạo prostaglandin – nhân tố kích thích dạ dày tiết chất nhầy. Bên cạnh đó, NSAID còn ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày và lưu lượng máu ở niêm mạc, giảm tiết bicarbonat và chất nhầy, làm giảm tính toàn vẹn của niêm mạc. Các trường hợp sử dụng thuốc trong thời gian dài với liều dùng cao sẽ khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề và gây ra xuất huyết tiêu hóa.
Căng thẳng quá độ
Căng thẳng là trạng thái tâm lý tiêu cực có hại cho sức khỏe. Khi nào bộ rơi vào trạng thái stress, áp lực kéo dài, hệ thống thần kinh lúc này truyền tín hiệu tới dạ dày, kích thích quá trình sản xuất pepsin và axit hydrochloric khiến cho huyết quản, môn vị dạ dày co thắt, tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc.
Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá
Rượu bia và các đồ uống có cồn khác là những tác nhân gây hại, làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng. Chất ethanol có trong rượu không chỉ gây hại trực tiếp cho thực quản mà còn ăn mòn niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tiết dịch vị. Quá trình tiêu hóa không sử dụng hết sẽ làm dịch vị axit ứ đọng lại và gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Vì bận rộn, nhiều người thường bỏ qua bữa ăn để dành thời gian cho công việc. Tuy nhiên, chính thói quen xấu này lại gây ra những bệnh nghiêm trọng, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xuất phát từ chế độ ăn uống phản khoa học:
  • Bỏ bữa, ăn không đúng giờ
  • Để bụng quá đói hoặc quá no
  • Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn
  • Sử dụng nhiều thực phẩm đường phố, thức ăn nhanh
  • Dung nạp nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
Di truyền
Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học, người thuộc nhóm máu O và có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường.
Bệnh lý
Trong một số trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là yếu tố thứ phát của các bệnh lý như viêm ruột thừa, tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh bạch cầu, viêm phổi, suy thận, thoát vị hoành, viêm phế quản, xơ gan,…
Các yếu tố khác
Các trường hợp hy hữu sau đây cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
  • Dị vật không may lọt vào dạ dày
  • Dị ứng, miễn dịch
  • Rối loạn cơ năng thần kinh, rối loạn tự miễn
  • Nhiễm độc hóa chất
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (điển hình bởi hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức)
Trên đây là những nguyên nhân có thể gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời hãy thay đổi thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bạn và gia đình.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom