MinhThuy86
New member
NÊN SỬ DỤNG DẦU HAY MỠ?
Không ít người suy nghĩ rằng sử dụng nhiều mỡ lợn không an toàn và có nguy cơ bị các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, béo phì… Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học gần đây cũng lại cho thấy rằng, dùng dầu ăn để chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ không tốt bằng mỡ lợn, thậm chí có thể gây bệnh ung thư. Vậy nên sử dụng dầu hay mỡ trong chế độ ăn để có được sức khỏe tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có chủ yếu ở 2 nguồn chính đó là mỡ động vật và dầu thực vật.
Mỡ động vật được lấy từ gia súc, gia cầm, hải sản như bò, lợn, gà, cá hồi…
Dầu thực vật là nguồn chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, lạc, đậu nành…
Cả hai nguồn chất béo này đều cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy vậy, giữa chúng có nhiều sự khác biệt mà bạn cần nắm rõ để sử dụng an toàn, hiệu quả.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT
Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tái tạo ra cholesterol trong máu, ngoại trừ dầu của một số loại cá vì chúng chứa nhiều omega-3 và omega-6.
Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol, ngoại trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ và dầu ca cao.
– Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, mỡ động vật ở thể đông đặc còn dầu thực vật ở thể lỏng.
– Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K; trong khi mỡ động vật thì chứa nhiều vitamin A, D.
– Dầu thực vật có thể giúp bạn hạ lượng cholesterol xấu trong máu, còn mỡ động vật thì lại làm tăng loại chất này (trừ các loại dầu chiết xuất từ cá). Do vậy, nếu lạm dụng mỡ động vật, bạn rất dễ bị một số bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
– Dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật.
– Trong quá trình chế biến và sử dụng, dầu thực vật dễ bị oxy hóa, có thể sản sinh ra một số chất không có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, mỡ động vật lại có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết não, đột quỵ.
MỠ ĐỘNG VẬT CÓ “XẤU” NHƯ NHIỀU NGƯỜI VẪN NGHĨ?
Trong một thời gian dài, nhiều người vẫn luôn cho rằng mỡ lợn chính là thủ phạm của những căn bệnh như tiểu đường, mỡ trong máu, huyết áp cao… Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, việc không sử dụng mỡ động vật lại mang đến những mối nguy hại với sức khỏe: “Nếu không sử dụng mỡ động vật thì cơ thể sẽ bị mất cân đối về dinh dưỡng. Do dầu thực vật không thể cấu tạo nên vỏ thần kinh được. Bao myeline cấu tạo nên các tế bào thần kinh, cũng như vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu vỏ thần kinh thì không chỉ hệ thần kinh bị ảnh hưởng mà ngay cả thị giác cũng sẽ gặp vấn đề.”
Và đây có lẽ là lí do để giải thích vì sao ở khu vực miền núi, tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn tuổi, có khi chưa một lần được sử dụng dầu thực vật, chỉ ăn mỡ lợn, mỡ bò nhưng có những cụ trên 90 tuổi mắt vẫn còn rất sáng, vẫn có thể xâu kim, đọc báo được…
Để “giải oan” cho mỡ lợn, bác sĩ Sầm nhấn mạnh: “Dầu ăn và mỡ động vật, mỗi cái có ưu, nhược điểm khác nhau, chẳng cái nào hơn cái nào, tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạn”.
Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Thật sai lầm nếu các gia đình hiện đại thời nay chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ động vật. Người lớn ngoài 50 tuổi trở đi bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới cần phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em thì có thể sử dụng bình thường, vừa là để đảm bảo sự phát triển thể chất, vừa là để ngăn ngừa bệnh cận thị”.
Không chỉ vậy, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng, hàm lượng chất béo bão hòa trong mỡ lợn sẽ có khả năng chuyển thành phức chất (chylomicron), giúp dự trữ năng lượng khi cần, có tác dụng chống rét. Đồng thời, chất béo bão hòa còn có tác dụng “báo no”, làm cho người ăn biết dừng đúng lúc, tránh được tình trạng bội thực.
DẦU THỰC VẬT CÓ THỰC SỰ TỐT?
Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh) cho biết rằng trong quá trình đun nấu, chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu thực vật sẽ giải phóng ra một lượng lớn các aldehyde. Đây là loại chất có liên quan đến rất nhiều bệnh khác nhau.
Mặc dù dầu oliu được quảng cáo là loại dầu tốt nhất để có thể tránh được tình trạng này, nhưng thực tế đã chứng minh rằng bơ và mỡ lợn còn tốt vượt trội hơn chúng. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng dầu thực vật để chế biến salad hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ quá cao. Còn nếu cần phải chiên rán thì nên sử dụng bơ hay mỡ động vật.
Nhiều người cho rằng ăn dầu thực vật sẽ tránh được tình trạng béo phì. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì 1 gam chất béo, bao gồm cả dầu thực vật và mỡ động vật đều cung cấp cho cơ thể 9 calo. Điều này có nghĩa là dầu oliu, dầu đậu nành hay mỡ lợn, mỡ bò đều cung cấp năng lượng như nhau. Thực tế là việc ăn nhiều món chiên, xào từ dầu vẫn có thể làm bạn tăng cân, béo phì, thậm chí là bị các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Mỗi ngày, cơ thể người cần khoảng 30% tổng số năng lượng, bao gồm cả chất béo không nhìn thấy nhưng vẫn có trong các thực phẩm như gạo nếp, thịt nạc… Loại dầu thực vật tốt nhất mà bạn nên sử dụng đó chính là dầu dừa. Vì loại dầu này tuy chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa cao, nhưng 90% số chất béo đó đều tốt cho sức khỏe.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU ĂN VÀ MỠ ĐỘNG VẬT
– Những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… thì nên kiêng mỡ lợn.
– Với những người bình thường thì trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân bằng cả dầu và mỡ. Chuyên gia khuyên rằng tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 2:1 (2 dầu 1 mỡ).
– Để phòng ngừa bệnh ung thư vú, phụ nữ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.
– Trong quá trình chế biến món ăn, những món cần chiên rán ở nhiệt độ cao thì bạn nên sử dụng mỡ động vật, còn nếu trộn salad hay xào bình thường thì có thể dùng dầu ăn.
– Tuyệt đối không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
– Bảo quản dầu ăn và mỡ động vật ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và cần đậy kín nắp sau khi sử dụng.
Không ít người suy nghĩ rằng sử dụng nhiều mỡ lợn không an toàn và có nguy cơ bị các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, béo phì… Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học gần đây cũng lại cho thấy rằng, dùng dầu ăn để chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ không tốt bằng mỡ lợn, thậm chí có thể gây bệnh ung thư. Vậy nên sử dụng dầu hay mỡ trong chế độ ăn để có được sức khỏe tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có chủ yếu ở 2 nguồn chính đó là mỡ động vật và dầu thực vật.
Mỡ động vật được lấy từ gia súc, gia cầm, hải sản như bò, lợn, gà, cá hồi…
Dầu thực vật là nguồn chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, lạc, đậu nành…
Cả hai nguồn chất béo này đều cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy vậy, giữa chúng có nhiều sự khác biệt mà bạn cần nắm rõ để sử dụng an toàn, hiệu quả.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỠ ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT
Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tái tạo ra cholesterol trong máu, ngoại trừ dầu của một số loại cá vì chúng chứa nhiều omega-3 và omega-6.
Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol, ngoại trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ và dầu ca cao.
– Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, mỡ động vật ở thể đông đặc còn dầu thực vật ở thể lỏng.
– Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K; trong khi mỡ động vật thì chứa nhiều vitamin A, D.
– Dầu thực vật có thể giúp bạn hạ lượng cholesterol xấu trong máu, còn mỡ động vật thì lại làm tăng loại chất này (trừ các loại dầu chiết xuất từ cá). Do vậy, nếu lạm dụng mỡ động vật, bạn rất dễ bị một số bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
– Dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật.
– Trong quá trình chế biến và sử dụng, dầu thực vật dễ bị oxy hóa, có thể sản sinh ra một số chất không có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, mỡ động vật lại có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết não, đột quỵ.
MỠ ĐỘNG VẬT CÓ “XẤU” NHƯ NHIỀU NGƯỜI VẪN NGHĨ?
Trong một thời gian dài, nhiều người vẫn luôn cho rằng mỡ lợn chính là thủ phạm của những căn bệnh như tiểu đường, mỡ trong máu, huyết áp cao… Tuy nhiên, theo bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, việc không sử dụng mỡ động vật lại mang đến những mối nguy hại với sức khỏe: “Nếu không sử dụng mỡ động vật thì cơ thể sẽ bị mất cân đối về dinh dưỡng. Do dầu thực vật không thể cấu tạo nên vỏ thần kinh được. Bao myeline cấu tạo nên các tế bào thần kinh, cũng như vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu vỏ thần kinh thì không chỉ hệ thần kinh bị ảnh hưởng mà ngay cả thị giác cũng sẽ gặp vấn đề.”
Và đây có lẽ là lí do để giải thích vì sao ở khu vực miền núi, tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn tuổi, có khi chưa một lần được sử dụng dầu thực vật, chỉ ăn mỡ lợn, mỡ bò nhưng có những cụ trên 90 tuổi mắt vẫn còn rất sáng, vẫn có thể xâu kim, đọc báo được…
Để “giải oan” cho mỡ lợn, bác sĩ Sầm nhấn mạnh: “Dầu ăn và mỡ động vật, mỗi cái có ưu, nhược điểm khác nhau, chẳng cái nào hơn cái nào, tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạn”.
Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Thật sai lầm nếu các gia đình hiện đại thời nay chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ động vật. Người lớn ngoài 50 tuổi trở đi bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới cần phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em thì có thể sử dụng bình thường, vừa là để đảm bảo sự phát triển thể chất, vừa là để ngăn ngừa bệnh cận thị”.
Không chỉ vậy, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng, hàm lượng chất béo bão hòa trong mỡ lợn sẽ có khả năng chuyển thành phức chất (chylomicron), giúp dự trữ năng lượng khi cần, có tác dụng chống rét. Đồng thời, chất béo bão hòa còn có tác dụng “báo no”, làm cho người ăn biết dừng đúng lúc, tránh được tình trạng bội thực.
DẦU THỰC VẬT CÓ THỰC SỰ TỐT?
Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh) cho biết rằng trong quá trình đun nấu, chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu thực vật sẽ giải phóng ra một lượng lớn các aldehyde. Đây là loại chất có liên quan đến rất nhiều bệnh khác nhau.
Mặc dù dầu oliu được quảng cáo là loại dầu tốt nhất để có thể tránh được tình trạng này, nhưng thực tế đã chứng minh rằng bơ và mỡ lợn còn tốt vượt trội hơn chúng. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng dầu thực vật để chế biến salad hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ quá cao. Còn nếu cần phải chiên rán thì nên sử dụng bơ hay mỡ động vật.
Nhiều người cho rằng ăn dầu thực vật sẽ tránh được tình trạng béo phì. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì 1 gam chất béo, bao gồm cả dầu thực vật và mỡ động vật đều cung cấp cho cơ thể 9 calo. Điều này có nghĩa là dầu oliu, dầu đậu nành hay mỡ lợn, mỡ bò đều cung cấp năng lượng như nhau. Thực tế là việc ăn nhiều món chiên, xào từ dầu vẫn có thể làm bạn tăng cân, béo phì, thậm chí là bị các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Mỗi ngày, cơ thể người cần khoảng 30% tổng số năng lượng, bao gồm cả chất béo không nhìn thấy nhưng vẫn có trong các thực phẩm như gạo nếp, thịt nạc… Loại dầu thực vật tốt nhất mà bạn nên sử dụng đó chính là dầu dừa. Vì loại dầu này tuy chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa cao, nhưng 90% số chất béo đó đều tốt cho sức khỏe.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU ĂN VÀ MỠ ĐỘNG VẬT
– Những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… thì nên kiêng mỡ lợn.
– Với những người bình thường thì trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân bằng cả dầu và mỡ. Chuyên gia khuyên rằng tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 2:1 (2 dầu 1 mỡ).
– Để phòng ngừa bệnh ung thư vú, phụ nữ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.
– Trong quá trình chế biến món ăn, những món cần chiên rán ở nhiệt độ cao thì bạn nên sử dụng mỡ động vật, còn nếu trộn salad hay xào bình thường thì có thể dùng dầu ăn.
– Tuyệt đối không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
– Bảo quản dầu ăn và mỡ động vật ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và cần đậy kín nắp sau khi sử dụng.