phuongthao8193
New member
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi trẻ em sinh ra đều phải làm giấy khai sinh, tuy nhiên với những người làm cha mẹ lần đầu có thể chưa rõ cách thức làm giấy khai sinh như thế nào? Các quy định về việc đăng ký khai sinh ra sao? Có những lưu ý gì khi làm thủ tục đăng kí.
Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, người đi làm thủ tục khai sinh cho con cần lưu ý những điều sau:
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Nếu trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tiến hành khai sinh ở UBND cấp huyện.
Thời hạn làm giấy khai sinh sau khi sinh con
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha hoặc mẹ không thể đi, có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác.
Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên nếu quá thời hạn 60 ngày mà chưa làm giấy khai sinh cho con thì bị phạt cảnh cáo.
Lệ phí khai sinh cho trẻ
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí.
Làm giấy khai sinh mất mấy ngày
Sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký. Thông thường thủ tục đăng kí khai sinh lần đầu sẽ được giải quyết trong ngày.
Giấy khai sinh được cấp mấy bản
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Mất giấy khai sinh có được làm lại
Khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Trường hợp này công dân sẽ phải trả lệ phí đăng ký lại khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
Thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các giấy tờ sau:
Thông thường, việc đăng kí khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc ngươi mẹ.
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.
Cần tư vấn thêm về thủ tục liên quan đến hôn nhân, hộ tịch, và các vấn đề pháp lý khác. Có thể gọi tới tổng đài 1900 4580 - Luật Tuệ An để được tư vấn miễn phí!
luattuean. vn
Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, người đi làm thủ tục khai sinh cho con cần lưu ý những điều sau:
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Nếu trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tiến hành khai sinh ở UBND cấp huyện.
Thời hạn làm giấy khai sinh sau khi sinh con
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha hoặc mẹ không thể đi, có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác.
Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên nếu quá thời hạn 60 ngày mà chưa làm giấy khai sinh cho con thì bị phạt cảnh cáo.
Lệ phí khai sinh cho trẻ
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí.
Làm giấy khai sinh mất mấy ngày
Sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký. Thông thường thủ tục đăng kí khai sinh lần đầu sẽ được giải quyết trong ngày.
Giấy khai sinh được cấp mấy bản
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Mất giấy khai sinh có được làm lại
Khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Trường hợp này công dân sẽ phải trả lệ phí đăng ký lại khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
Thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai khai sinh theo mẫu quy định
- Giấy chứng sinh bản gốc do Bệnh viện, Cơ sở ý tế nơi trẻ sinh ra cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh phải có văn bản xác nhận về việc sinh của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh
- Đồng thời, người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân như: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ.
Thông thường, việc đăng kí khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc ngươi mẹ.
- Nếu cả người cha và người mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước thì nộp tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.
- Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đăng kí tạm trú cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
- Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài (có yếu tố nước ngoài) thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.
Cần tư vấn thêm về thủ tục liên quan đến hôn nhân, hộ tịch, và các vấn đề pháp lý khác. Có thể gọi tới tổng đài 1900 4580 - Luật Tuệ An để được tư vấn miễn phí!
luattuean. vn