[TD="class: c24, width: 60"]
*
Đừng tưởng chỉ các nàng mới cần cẩn thận khi chăm sóc vùng bikini của mình. Với các chàng, không khéo “giữ gìn” cũng có thể khiến “ cậu nhỏ ” gặp tai nạn như chơi. Một trong những tai nạn đó có liên quan đến dây thắng của “cậu nhỏ” đấy các chàng ạ!
Này nhé các chàng, dây thắng (còn gọi là dây cương hay dây phanh) là một nếp da nhỏ, thường có hình dáng như một sợi dây ngắn, nằm ở mặt dưới của “cậu nhỏ”. Phần da này sẽ nối bao quy đầu với quy đầu, chạy từ mặt bụng của miệng niệu đạo đến rãnh quy đầu. Chính vì nằm ở vị trí “đầu sóng ngọn gió” vô cùng nhạy cảm nên dây thắng rất dễ bị tổn thương, thậm chí… “đứt cái rẹt” nếu các chàng không cẩn thận!
Chết rồi, tớ bị “đứt”!
Bác sĩ Nguyễn Hồ Vĩnh Phước (Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM) kể lại trường hợp một bạn trai tên V. (19 tuổi, Q. Bình Thạnh) được anh trai đưa đến bệnh viện trong tình trạng phần đầu “cậu nhỏ” bị… lở loét. Qua khám thực tế, các bác sĩ nhận thấy dây cương của anh chàng đã bị… “đứt” và đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Gặng hỏi mãi, V. mới lí nhí bảo: “Cách đây khoảng hơn 1 tuần, trong lúc “một mình”, em lỡ quá mạnh tay nên đã làm đứt phần này và chảy máu khá nhiều”.
Té ra, sau khi lỡ “thô bạo” với “cậu nhỏ”, vì xấu hổ nên V. đã giấu người thân, không chịu đến gặp bác sĩ mà nghe theo lời “rỉ tai” của các chiến hữu, tự chữa bằng cách đắp, bôi thuốc linh tinh rồi… băng chặt “cậu nhỏ” lại. Hậu quả là vết thương không lành mà còn gây lở loét, nhiễm trùng. Thấy tình hình nghiêm trọng, V. mới lí nhí với anh trai, thế là 2 anh em… dẫn nhau đến Bệnh viện Bình dân TP.HCM.
Bác sĩ Phước cho biết, thông thường, khi dương vật cương, phần da quy đầu tuột ra sau nên phần dây thắng sẽ căng. Do đó, nếu không cẩn thận bảo vệ thì có thể dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như anh chàng V.
Nam giới luôn lo lắng nhưng không phải lúc nào cũng hiểu rõ "cậu em" (Ảnh minh họa)
Chuyện dây thắng bị đứt không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là các chàng trai tác động lực quá mạnh lên đầu “cậu nhỏ”, hoặc thường gặp nhất là trong lần quan hệ đầu tiên, các chàng thường chưa có kinh nghiệm, không kiểm soát được bản thân nên có những động tác quá mạnh, bôi trơn chưa tốt, gây* “áp bức” cậu nhỏ thái quá, dẫn đến rách, đứt dây thắng. Ngoài ra, dây thắng cũng có thể bị đứt do “tai nạn” bất ngờ, như bị một vật cứng, nhọn nào đó làm tổn thương…
Làm gì khi lỡ… đứt thắng?
Dây thắng bị đứt sẽ gây chảy máu nên thường khiến các chàng khiếp vía. Thêm nữa, do xấu hổ, các chàng thường…* giấu nhẹm đi. Thật ra, chuyện này cũng không ghê gớm lắm đâu.
Theo bác sĩ Phước, khi dây thắng không may bị đứt, các chàng nên dùng gạc y tế dán nhẹ vào chỗ đứt sẽ giúp tự cầm máu vì các mạch máu ở đây khá nhỏ. Sau đó nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị.
Một số anh chàng do ngại đến bệnh viện nên tự chữa trị tại nhà, có thể vết thương sẽ tự lành sau mấy ngày nếu chăm sóc đúng. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp này cũng không được khuyến khích đâu các chàng nhé, vì khi dây thắng bị đứt, thường sẽ tạo mô sẹo làm co rúm mặt dưới dương vật, dễ khiến dây thắng bị đứt thêm lần nữa.
Ngoài ra, dây thắng đứt sẽ gây tổn thương cơ quan bài tiết, dễ bị nhiễm nước tiểu, thêm nữa, “vùng kín” cũng thường… bị bít kín, không thông thoáng, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sưng tấy, mưng mủ, chảy dịch… ở “cậu nhỏ”. Vì vậy, khi xảy ra “sự cố”, cách tốt nhất vẫn là đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Thực tế, có nhiều chàng trai lầm tưởng khi dây thắng bị đứt thì có thể “nối” lại như cũ được. Tuy nhiên, bác sĩ Phước khẳng định rằng dây thắng bị đứt rồi thì sẽ không thể nối lại được. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ “giải phóng” luôn bao quy đầu, tức làm phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu hoàn toàn để phòng ngừa những tổn thương sau này có thể xảy ra. Nếu phát hiện hẹp bao quy đầu, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ như đã nói. Điều này có nghĩa dây thắng bị đứt thì sẽ bị cắt bỏ luôn.
Đứt dây hãm của "cậu bé" khiến nam giới hoảng sợ (Ảnh minh họa)
Sau khi “cắt”, chàng nên lưu ý gì?
Trong trường hợp dây thắng bị đứt, kèm theo hẹp bao quy đầu hoặc có những bất thường ở bao quy đầu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật này thường kéo dài 15 – 30 phút, chỉ là tiểu phẫu thôi nên sau khi xong, các chàng nhà ta có thể về nhà nghỉ ngơi liền.
Để đảm bảo vết thương lành tốt, trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật, các chàng nên tránh để nước tiểu dây dính vào vùng có vết thương vì như thế dễ gây viêm tấy. Đồng thời, các chàng nên giữ vùng sinh dục luôn khô, thoáng, không liều lĩnh quan hệ hay một mình “tự xử” trong tuần đầu tiên này. Khi vết thương đã lành hẳn thì có thể quan hệ tình dục nhưng cũng nên dùng “áo mưa” trong những lần đầu tiên để tránh gây tổn thương đến “cậu nhỏ”.
Bên cạnh đó, sau khi về nhà, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên nhanh chóng đến bệnh viện, không được tự ý bôi thuốc hay dùng biện pháp nào khác ngoài chỉ dẫn của bác sĩ. Cần tái khám sau 1 tuần phẫu thuật.
Về vấn đề vệ sinh “cậu nhỏ” hàng ngày, bác sĩ Phước khuyến cáo các chàng nhà ta rằng: Mặt dưới của “cậu nhỏ” là nếp da có chứa rãnh, thường bị các anh chàng bỏ sót khi vệ sinh. Trong khi đây là nơi các chất tiết thường ứ đọng và nước tiểu cũng thường chảy xuống, tạo thành chất bã, dễ gây nhiễm trùng. Vì vậy, các chàng nên chú ý vệ sinh, chăm sóc kỹ vùng này. Với những chàng có bao quy đầu trùm lên đỉnh quy đầu lúc xìu, mỗi khi vệ sinh “cậu nhỏ”, cần tuột bao quy đầu ra và vệ sinh kỹ vùng bên trong bao quy đầu, nhất là các rãnh nằm 2 bên dây thắng.
Những hiểu lầm về dây thắng Tớ nghĩ chàng trai nào cũng có dây thắng?
Sai rồi bạn ạ! Với một số bạn nam, dây thắng có thể “hòa lẫn” với mặt bụng của dương vật. Những chàng có lỗ tiểu thấp cũng vậy, thường mặt bụng của dương vật không có dây thắng.
Không tự tin về "cậu em" khiến nam giới ngương ngùng nhập cuộc (Ảnh minh họa)
Dây thắng giúp “cậu nhỏ” cương cứng tốt hơn?
Có lẽ do được gọi là “dây thắng” nên các chàng dễ hiểu lầm tác dụng của nó là giúp “cậu nhỏ” cương cứng. Thật ra, quá trình “thức dậy” của “cậu nhỏ” là do não điều khiển. Tín hiệu khởi phát có thể do hoàn cảnh bên ngoài tác động như những hình ảnh gợi cảm, cảm giác mơn trớn hoặc cũng có thể từ sự tưởng tượng của các chàng.
Những “thông điệp” từ não bộ sẽ lan truyền qua cột sống, sau đó kích thích máu dồn đến “cậu nhỏ”, làm “cậu nhỏ” cương cứng lên. Vì vậy, dây thắng không có tác dụng gì trong việc này. Thêm nữa, nếu không có dây thắng, “cậu nhỏ” vẫn “vùng dậy” bình thường khi cần.
Dây thắng có tác dụng giúp “cậu nhỏ” không bị cong quẹo* khi “tấn công”?
Không đúng đâu nhé! Dây thắng chỉ là nếp da dính ngoài bao quy đầu nên không thể ảnh hưởng tới chiều dài của “cậu nhỏ”. Nó cũng chẳng giúp “cậu nhỏ” thẳng hay cong được. Bạn nên biết rằng, “cậu nhỏ” cong hay thẳng là do cấu trúc bên trong của hai thể hang.
Tớ nghĩ dây thắng ngắn có thể phẫu thuật… kéo dài ra?
Không phải dây thắng của các chàng đều có chiều dài như nhau. Ở một số chàng trai, dây thắng có thể ngắn và thường kèm theo hẹp bao quy đầu. Dây thắng ngắn thường gây khó chịu, vướng víu, khổ sở cho chủ nhân, nhất là kèm theo hẹp bao quy đầu.
Tuy nhiên, dây thắng ngắn không thể phẫu thuật kéo dài ra được. Chỉ có cách là các chàng đến bệnh viện, bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành phẫu thuật như đã nói ở trên nhé.