Cần biết về H5N1
Virus cúm gia cầm H5N1 chết trong vòng một giờ nếu đun trên 60 độ C, do đó các chuyên gia y tế khuyên người dân ăn các sản phẩm từ chim yến đã qua xử lý nhiệt để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Theo giáo sư Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, trong điều kiện ẩm, nhiệt độ thấp, virus cúm H5N1 tồn tại nhiều ngày nhưng khi ra môi trường bên ngoài, nó thường chết khá nhanh. Nếu đun trên 60 độ C, virus sẽ chết trong vòng một giờ. Vì thế, sự tồn tại của virus này sẽ tùy thuộc từng loại sản phẩm chế biến từ chim yến. Nếu sử dụng sản phẩm lưu giữ trong điều kiện đông lạnh, ẩm thấp thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể cao hơn.
"Vì thế, người dân có thể sử dụng các sản phẩm chế biến từ chim yến đã được xử lý qua nhiệt kỹ", giáo sư Huấn khuyên.
Cục trưởng Thú y (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) Phạm Văn Đông hôm qua cũng cho biết kết quả xét nghiệm 45 mẫu tổ yến đều âm tính với virus H5N1.
Đầu tháng 4, lần đầu tiên Việt Nam phát hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn chim yến nuôi ở cơ sở Thanh Bình tại Ninh Thuận. Trước đó chủ yếu chỉ phát hiện trên đàn gia cầm, thủy cầm, chim cút.
Theo Cục trưởng Thú y Đông, ít nhất 10.000 con chim yến có mẫu dương tính với cúm H5N1 đã bị tiêu hủy. Khoảng 167 kg tổ yến được thu gom để xử lý nhiệt. Ngành thú y địa phương đã khoanh vùng, sử dụng vôi bột và các loại thuốc khử trùng khác để xử lý môi trường toàn bộ khu vực nuôi yến có dịch cúm.
Nếu đun trên 60 độ C, virus sẽ chết trong vòng một giờ. Vì thế, sự tồn tại của virus này sẽ tùy thuộc từng loại sản phẩm chế biến từ chim yến.
Theo bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Yến Việt - chủ cơ sở Thanh Bình, nơi đây là trung tâm bảo tồn chim yến của tỉnh Ninh Thuận quy mô lâu đời và lớn nhất Đông Nam Á. Đàn chim nuôi tại rạp Thanh Bình ước tính có giá trị khoảng 5 triệu USD, đem lại nguồn thu mỗi năm hơn 10 tỷ đồng.
Đại diện Công ty cổ phần Yến Việt cho biết, hiện tình hình chim chết đã chấm dứt và toàn bộ 10 mẫu chim lấy tại đây xét nghiệm từ ngày 16/4 đến nay đều cho kết quả âm tính với virus H5N1. Công ty phối hợp cùng Cơ quan Thú y vùng VI và Chi cục Thú y Ninh Thuận tiến hành tiêu độc, khử trùng cho cơ sở Thanh Bình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm vẫn đang lây lan trong đàn chim yến. Nguy cơ dịch lan sang các địa phương khác nằm trên đường chim đi kiếm ăn là rất lớn (chim mắc bệnh chết và rơi xuống địa bàn hoặc virus từ chất thải của chim).
Vì thế, Bộ đã có văn bản yêu cầu các địa phương phổ biến, tuyên truyền sâu rộng cho người dân trong khu vực về cách phòng chống dịch bệnh lây sang người và động vật khác. Các cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim. Trường hợp có gì khác thường phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý kịp thời. Cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ, đột xuất tại các cơ sở nuôi. Tất cả tổ yến được khai thác tại các cơ sở, địa phương đã công bố dịch phải được xử lý nhiệt trước khi đưa ra khỏi cơ sở nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Về phía doanh nghiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Yến Việt nhìn nhận phải xử lý đàn chim là một quyết định khó khăn của công ty. “ Đây là loài chim quý, mang lại thu nhập và công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân. Đã gắn bó với đàn chim hàng chục năm, mỗi ngày ngắm nhìn chúng bay đi kiếm ăn mỗi sáng sớm và đón chúng bay về mỗi ngày khi chạng vạng tối, đội ngũ chúng tôi không ai cầm được nước mắt khi đón nhận quyết định này” , bà Loan nói.
Theo bà, tổng lượng khai thác của nhà chim Thanh Bình chỉ chiếm dưới 10% doanh số nên sắp tới khi không còn lượng khai thác từ nhà chim này, công ty sẽ phải tăng cường thu mua từ các hộ nông dân.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về chim yến ở châu Á, đặc tính yến không ăn cùng nhau giống các loài gia cầm như gà, vịt mà bay lượn kiếm ăn riêng lẻ trên không, không đậu xuống đất, không tiếp xúc với nguồn nước, nguồn thức ăn trên mặt đất, nên có sức đề kháng rất cao. Tình trạng nhiễm H5N1 được giới hạn ở các con chim đã chết và rất khó lây lan sang yến còn sống.
Virus cúm gia cầm H5N1 chết trong vòng một giờ nếu đun trên 60 độ C, do đó các chuyên gia y tế khuyên người dân ăn các sản phẩm từ chim yến đã qua xử lý nhiệt để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Theo giáo sư Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, trong điều kiện ẩm, nhiệt độ thấp, virus cúm H5N1 tồn tại nhiều ngày nhưng khi ra môi trường bên ngoài, nó thường chết khá nhanh. Nếu đun trên 60 độ C, virus sẽ chết trong vòng một giờ. Vì thế, sự tồn tại của virus này sẽ tùy thuộc từng loại sản phẩm chế biến từ chim yến. Nếu sử dụng sản phẩm lưu giữ trong điều kiện đông lạnh, ẩm thấp thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể cao hơn.
"Vì thế, người dân có thể sử dụng các sản phẩm chế biến từ chim yến đã được xử lý qua nhiệt kỹ", giáo sư Huấn khuyên.
Cục trưởng Thú y (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) Phạm Văn Đông hôm qua cũng cho biết kết quả xét nghiệm 45 mẫu tổ yến đều âm tính với virus H5N1.
Đầu tháng 4, lần đầu tiên Việt Nam phát hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn chim yến nuôi ở cơ sở Thanh Bình tại Ninh Thuận. Trước đó chủ yếu chỉ phát hiện trên đàn gia cầm, thủy cầm, chim cút.
Theo Cục trưởng Thú y Đông, ít nhất 10.000 con chim yến có mẫu dương tính với cúm H5N1 đã bị tiêu hủy. Khoảng 167 kg tổ yến được thu gom để xử lý nhiệt. Ngành thú y địa phương đã khoanh vùng, sử dụng vôi bột và các loại thuốc khử trùng khác để xử lý môi trường toàn bộ khu vực nuôi yến có dịch cúm.
Nếu đun trên 60 độ C, virus sẽ chết trong vòng một giờ. Vì thế, sự tồn tại của virus này sẽ tùy thuộc từng loại sản phẩm chế biến từ chim yến.
Theo bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Yến Việt - chủ cơ sở Thanh Bình, nơi đây là trung tâm bảo tồn chim yến của tỉnh Ninh Thuận quy mô lâu đời và lớn nhất Đông Nam Á. Đàn chim nuôi tại rạp Thanh Bình ước tính có giá trị khoảng 5 triệu USD, đem lại nguồn thu mỗi năm hơn 10 tỷ đồng.
Đại diện Công ty cổ phần Yến Việt cho biết, hiện tình hình chim chết đã chấm dứt và toàn bộ 10 mẫu chim lấy tại đây xét nghiệm từ ngày 16/4 đến nay đều cho kết quả âm tính với virus H5N1. Công ty phối hợp cùng Cơ quan Thú y vùng VI và Chi cục Thú y Ninh Thuận tiến hành tiêu độc, khử trùng cho cơ sở Thanh Bình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm vẫn đang lây lan trong đàn chim yến. Nguy cơ dịch lan sang các địa phương khác nằm trên đường chim đi kiếm ăn là rất lớn (chim mắc bệnh chết và rơi xuống địa bàn hoặc virus từ chất thải của chim).
Vì thế, Bộ đã có văn bản yêu cầu các địa phương phổ biến, tuyên truyền sâu rộng cho người dân trong khu vực về cách phòng chống dịch bệnh lây sang người và động vật khác. Các cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim. Trường hợp có gì khác thường phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý kịp thời. Cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ, đột xuất tại các cơ sở nuôi. Tất cả tổ yến được khai thác tại các cơ sở, địa phương đã công bố dịch phải được xử lý nhiệt trước khi đưa ra khỏi cơ sở nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Về phía doanh nghiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Yến Việt nhìn nhận phải xử lý đàn chim là một quyết định khó khăn của công ty. “ Đây là loài chim quý, mang lại thu nhập và công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân. Đã gắn bó với đàn chim hàng chục năm, mỗi ngày ngắm nhìn chúng bay đi kiếm ăn mỗi sáng sớm và đón chúng bay về mỗi ngày khi chạng vạng tối, đội ngũ chúng tôi không ai cầm được nước mắt khi đón nhận quyết định này” , bà Loan nói.
Theo bà, tổng lượng khai thác của nhà chim Thanh Bình chỉ chiếm dưới 10% doanh số nên sắp tới khi không còn lượng khai thác từ nhà chim này, công ty sẽ phải tăng cường thu mua từ các hộ nông dân.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về chim yến ở châu Á, đặc tính yến không ăn cùng nhau giống các loài gia cầm như gà, vịt mà bay lượn kiếm ăn riêng lẻ trên không, không đậu xuống đất, không tiếp xúc với nguồn nước, nguồn thức ăn trên mặt đất, nên có sức đề kháng rất cao. Tình trạng nhiễm H5N1 được giới hạn ở các con chim đã chết và rất khó lây lan sang yến còn sống.
Theo Vne