Những cách trị hăm tã hiệu quả cho trẻ

Bin096

New member
User ID
174648
Tham gia
27 Tháng bảy 2020
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Hăm tã là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè, mùa thời tiết oi bức. Khi bị hăm tã, bé thường có hiện tượng đỏ ở những vùng bẹn, cổ, mông,…và thường bị đau rát, quấy khóc, ngủ không ngon,… Hăm tả không nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Hăm tã là gì?



Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban. Tình trạng này thường gặp ở những bé trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng bởi đây là thời điểm mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bé bị hăm tã bằng mắt thường thông qua các triệu chứng sau:

- Vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi.

- Ở những trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.

- Bé hay bị đau lúc đi ngoài, quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến sút cân.


Cách trị hăm tã cho bé

1/ Trị hăm bằng phương pháp tự nhiên

Trị hăm bằng tinh dầu tràm


Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

Trị hăm bằng nha đam (lô hội)

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé.

Trị hăm bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

Trị hăm bằng nước lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chất Lyzozym có tính chất kháng khuẩn rất tốt. Rửa sạch lá chè và đun lên rồi để nguội và rửa cho bé. Tuy nhiên nên chọn lá chè đảm bảo, vì hiện nay nhiều lá chè bị phun thuốc trừ sâu.


2/ Trị hăm bằng kem

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kem có công dụng trị hăm tốt và được nhiều mẹ khuyên dùng, điển hình như Bepanthen, Baby Cream, Sudocrem,….Sau khi vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng vùng hăm, có thể bôi kem lên, massage đều một lúc cho da thẩm thấu kem hoàn toàn rồi sau đó bôi kem trị hăm tã lên. Để một lúc cho khô hẳn rồi mặc bỉm cho bé.
 

Metunlun

Member
User ID
90440
Tham gia
18 Tháng sáu 2015
Bài viết
237
Điểm tương tác
6
Đồng
0
Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban
 

tomandjerry4

New member
User ID
75435
Tham gia
22 Tháng mười hai 2014
Bài viết
244
Điểm tương tác
2
Đồng
0
Giờ thì có kem hăm nên khá là tiện, còn bình thường thì mình thấy cứ rửa cho bé bằng lá chè xanh, sài đất, mướp đắng...cũng giúp cải thiện bị hăm cho bé.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom