Lần đầu mang thai là cột mốc đáng nhớ và đầy ý nghĩa với bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, hẳn Mẹ cũng còn bỡ ngỡ trong việc chăm sóc bản thân, dinh dưỡng thai kì, và rất nhiều thắc mắc khác. Sau đây là những chia sẻ hữu ích để Mẹ bầu có một thai kỳ thật khoẻ mạnh.
Những cột mốc nào là quan trọng trong giai đoạn thai kỳ?
- Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Vốn là thời điểm mang tính quyết định, lúc này phôi thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung nhưng Mẹ đã phần nào nhận ra dấu hiệu “bầu bí” của mình. Đồng thời, bầu ngực trở nên nhạy cảm, với nhiều người, đây sẽ là lúc ngực phát triển nhanh chóng. Vì thế Mẹ cần chuẩn bị cho mình những chiếc áo ngực không gọng để nâng đỡ cho vòng 1 từ sớm mà không chèn ép lên tuyến sữa.
- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Vùng ngực và bụng giờ đây đã bắt đầu phát triển rõ rệt, khiến việc vận động của mẹ trở nên khó khăn. Mẹ bầu lúc này nên chọn những sản phẩm chuyên dụng như đai nâng đỡ bụng, quần lót bầu... để nâng đỡ cơ thể, giảm bớt tình trạng khó chịu.
- Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Giai đoạn này, Mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh, bụng cao và nhô, ngực cũng căng ra nhiều. Những chiếc áo ngực chuyên dụng dành cho Mẹ bầu và sau sinh sẽ làm giảm cảm giác căng tức, bên cạnh việc nâng niu cho cho bầu ngực và giữ cho dáng ngực tròn đầy kể cả sau khi sinh hay cho bé bú.
Chế độ ăn như thế nào là hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng?
Trong giai đoạn mang thai, Mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện trong thai kỳ:
- Uống đủ nước: 2 lít đến 3 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nguồn chất lỏng do nước ối và lượng máu tăng. Nếu cảm thấy nhạt miệng, Mẹ có thể thay thế bằng nước trái cây tươi hoặc các loại sữa hạt.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E: Các loại hạt, rau lá xanh, dầu thực vật... nhiều vitamin E.
Vào giai đoạn giữa thai kỳ, cần chú trọng bổ sung canxi, sắt để thai nhi phát triển hoàn thiện về não, tứ chi, răng, xương…, kiêng đồ ngọt để tránh bị tiểu đường và gây ra bệnh tim mạch cho bé.
Cuối thai kỳ là giai đoạn tăng “thần tốc” về cân nặng, nên để thai nhi phát triển phổi, tim, dạ dày, ruột... ổn định thì lúc này Mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất, tinh bột đặc biệt là sắt và canxi.
Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ, Mẹ nên kiểm soát tình trạng cân nặng bằng cách kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, để cơ thể tăng vừa đều, không đột ngột mà khiến da rạn nhanh chóng.
Sau sinh mẹ nên quan tâm những điều gì?
Ngày đầu sau sinh, tử cung thường sẽ tiết nhiều sản dịch, Mẹ cần giữ vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương mau lành, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Một đến hai ngày sau sinh, ngực sẽ căng nhức vì sữa về. Lúc này, Mẹ cần sử dụng áo ngực dành cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn.
Những chiếc áo ngực có thể mở phần trước ngực sẽ thuận tiện hơn trong việc cho con bú.
Để giảm đau nhức vùng lưng, hông cũng như giúp về dáng dễ dàng, Mẹ hãy dùng đai bụng chuyên dụng cho Mẹ hay quần nịt bụng ngay từ tháng đầu sau sinh.
Những cột mốc nào là quan trọng trong giai đoạn thai kỳ?
- Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Vốn là thời điểm mang tính quyết định, lúc này phôi thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung nhưng Mẹ đã phần nào nhận ra dấu hiệu “bầu bí” của mình. Đồng thời, bầu ngực trở nên nhạy cảm, với nhiều người, đây sẽ là lúc ngực phát triển nhanh chóng. Vì thế Mẹ cần chuẩn bị cho mình những chiếc áo ngực không gọng để nâng đỡ cho vòng 1 từ sớm mà không chèn ép lên tuyến sữa.
Đầu tư chiếc áo ngực cotton để bầu ngực của bạn được phát triển dễ chịu, có thể dùng trong và sau thai kỳ.- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Vùng ngực và bụng giờ đây đã bắt đầu phát triển rõ rệt, khiến việc vận động của mẹ trở nên khó khăn. Mẹ bầu lúc này nên chọn những sản phẩm chuyên dụng như đai nâng đỡ bụng, quần lót bầu... để nâng đỡ cơ thể, giảm bớt tình trạng khó chịu.
Quần lót bầu chất lượng cao ngoài chức năng đặc trưng còn được trang bị lớp đáy cotton trắng giúp Mẹ dễ theo dõi tình trạng cơ thể.- Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Giai đoạn này, Mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh, bụng cao và nhô, ngực cũng căng ra nhiều. Những chiếc áo ngực chuyên dụng dành cho Mẹ bầu và sau sinh sẽ làm giảm cảm giác căng tức, bên cạnh việc nâng niu cho cho bầu ngực và giữ cho dáng ngực tròn đầy kể cả sau khi sinh hay cho bé bú.
Áo ngực bầu chuyên dụng sẽ giúp Mẹ giảm cảm giác căng tức bầu ngực.Chế độ ăn như thế nào là hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng?
Trong giai đoạn mang thai, Mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện trong thai kỳ:
- Uống đủ nước: 2 lít đến 3 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nguồn chất lỏng do nước ối và lượng máu tăng. Nếu cảm thấy nhạt miệng, Mẹ có thể thay thế bằng nước trái cây tươi hoặc các loại sữa hạt.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E: Các loại hạt, rau lá xanh, dầu thực vật... nhiều vitamin E.
Vào giai đoạn giữa thai kỳ, cần chú trọng bổ sung canxi, sắt để thai nhi phát triển hoàn thiện về não, tứ chi, răng, xương…, kiêng đồ ngọt để tránh bị tiểu đường và gây ra bệnh tim mạch cho bé.
Cuối thai kỳ là giai đoạn tăng “thần tốc” về cân nặng, nên để thai nhi phát triển phổi, tim, dạ dày, ruột... ổn định thì lúc này Mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất, tinh bột đặc biệt là sắt và canxi.
Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ, Mẹ nên kiểm soát tình trạng cân nặng bằng cách kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, để cơ thể tăng vừa đều, không đột ngột mà khiến da rạn nhanh chóng.
Sau sinh mẹ nên quan tâm những điều gì?
Ngày đầu sau sinh, tử cung thường sẽ tiết nhiều sản dịch, Mẹ cần giữ vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương mau lành, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Một đến hai ngày sau sinh, ngực sẽ căng nhức vì sữa về. Lúc này, Mẹ cần sử dụng áo ngực dành cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn.
Những chiếc áo ngực có thể mở phần trước ngực sẽ thuận tiện hơn trong việc cho con bú.
Để giảm đau nhức vùng lưng, hông cũng như giúp về dáng dễ dàng, Mẹ hãy dùng đai bụng chuyên dụng cho Mẹ hay quần nịt bụng ngay từ tháng đầu sau sinh.