zozonguyen
New member
2.1. Chủ động lấy nhân mụn cồi đầu đen, đầu trắng với quy trình chặt chẽ, vô khuẩn.
Chủ động lấy nhân mụn cồi đầu đen, đầu trắng với quy trình chặt chẽ, vô khuẩn. Việc lấy nhân mụn ra khỏi da sớm giúp hạn chế viêm nhiễm, lây lan, hạn chế mụn phát triển nặng hơn nếu chăm sóc da không đúng cách. Tuy nhiên, nếu lấy nhân mụn sai cách như: lấy mụn đang viêm (có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau), dùng các dụng cụ không được tiệt trùng, dùng tay hoặc khi lấy nhân mụn dùng lực mạnh sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn và làm tăng nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ. Chữa trị sẹo rỗ thường mất nhiều thời gian, chi phí và hầu như rất khó để đạt được 100%.
Đa số bệnh nhân mụn đều thích lấy nhân mụn, tuy nhiên nên lưu ý rằng việc lấy nhân mụn không đúng cách sẽ dễ phản tác dụng, để lại sẹo xấu trên da.
2.2. Chiếu ánh sáng sinh học
Chiếu ánh sáng sinh học tùy bước sóng, với ánh sáng xanh giúp làm biến đổi porphyrin của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn, với ánh sáng đỏ giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng da, tác động sâu hơn ở lớp bì, kích thích các sợi mô liên kết tăng sinh qua đó ngăn ngừa sẹo do mụn để lại. Tùy tình trạng mụn có thể chiếu ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ hoặc kết hợp cả 2 loại ánh sáng này để đem lại hiệu quả điều trị.
Theo đánh giá của nhiều bác sĩ da liễu, chiếu ánh sáng xanh 5-7 ngày/ lần làm giảm mụn viêm, khô mụn viêm hiệu quả rõ rệt.
2.3. Đắp mặt nạ dưỡng da
Đắp mặt nạ dưỡng da, giảm viêm, làm sạch sâu các lỗ chân lông, tạo độ thông thoáng trên bề mặt cũng là một cách giúp “thư giãn” cho da mặt sau những tác động thường xuyên của khói bụi, ô nhiễm, bã nhờn, vi khuẩn bám dính. Người có cơ địa da nhờn nên sử dụng mặt nạ giảm nhờn, hút nhờn trong và sau điều trị.
2.4. Lăn kim
Lăn kim nông bằng máy giúp loại bỏ các tế bào sừng già, loại bỏ các nhân sừng gây bít tắc vùng phễu nang lông, tạo đường dẫn đưa các dưỡng chất vào sâu bên trong da, qua đó giúp kích thích tái tạo lớp tế bào da mới mịn mượt hơn và góp phần loại bỏ mụn cồi đầu đen và đầu trắng. Sau lăn kim bệnh nhân thường có cảm giác mụn nổi nhiều hơn, điều này không phải vì lăn kim làm nổi mụn, mà sau lăn kim, lớp sừng bong tróc, đẩy mụn ẩn dưới da trồi lên sớm, giúp (hỗ trợ) trị mụn hiệu quả.
2.5. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết 1- 2 tuần 1 lần giúp làm bong lớp tế bào chết, hạn chế tình trạng bít tắc. Người có cơ địa da dày sừng và da nhờn nên lưu ý về bước tẩy tế bào chết trong quy trình chăm sóc da. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên lạm dụng bước tẩy tế bào chết hoặc không nên sử dụng cùng lúc với nhiều loại thuốc thoa có tác dụng tẩy tế bào chết.
2.6. Chemical peel
Chemical peel là phương pháp sử dụng các sản phẩm hóa học như Glycolic acid, Mandelic acid, Trichloroacetic acid (TCA), salicylic acid, retinol,… để làm bong lớp tế bào chết trên da kết hợp giảm nhờn, hỗ trợ điều trị mụn và làm sáng da. Nếu chỉ bị mụn nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp peel, không cần thuốc uống, thuốc thoa.
2.7. Sử dụng sản phẩm trị mụn tại nhà như
Sử dụng sản phẩm trị mụn tại nhà như sữa rửa mặt làm sạch da và trị mụn, kem thoa mụn viêm, mụn đầu đen, kem dưỡng kiểm soát nhờn… Nên có sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ để chọn các sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có thành phần trị mụn và phù hợp với từng loại da, tình trạng da.
Chủ động lấy nhân mụn cồi đầu đen, đầu trắng với quy trình chặt chẽ, vô khuẩn. Việc lấy nhân mụn ra khỏi da sớm giúp hạn chế viêm nhiễm, lây lan, hạn chế mụn phát triển nặng hơn nếu chăm sóc da không đúng cách. Tuy nhiên, nếu lấy nhân mụn sai cách như: lấy mụn đang viêm (có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau), dùng các dụng cụ không được tiệt trùng, dùng tay hoặc khi lấy nhân mụn dùng lực mạnh sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn và làm tăng nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ. Chữa trị sẹo rỗ thường mất nhiều thời gian, chi phí và hầu như rất khó để đạt được 100%.
Đa số bệnh nhân mụn đều thích lấy nhân mụn, tuy nhiên nên lưu ý rằng việc lấy nhân mụn không đúng cách sẽ dễ phản tác dụng, để lại sẹo xấu trên da.
2.2. Chiếu ánh sáng sinh học
Chiếu ánh sáng sinh học tùy bước sóng, với ánh sáng xanh giúp làm biến đổi porphyrin của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn, với ánh sáng đỏ giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng da, tác động sâu hơn ở lớp bì, kích thích các sợi mô liên kết tăng sinh qua đó ngăn ngừa sẹo do mụn để lại. Tùy tình trạng mụn có thể chiếu ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ hoặc kết hợp cả 2 loại ánh sáng này để đem lại hiệu quả điều trị.
Theo đánh giá của nhiều bác sĩ da liễu, chiếu ánh sáng xanh 5-7 ngày/ lần làm giảm mụn viêm, khô mụn viêm hiệu quả rõ rệt.
2.3. Đắp mặt nạ dưỡng da
Đắp mặt nạ dưỡng da, giảm viêm, làm sạch sâu các lỗ chân lông, tạo độ thông thoáng trên bề mặt cũng là một cách giúp “thư giãn” cho da mặt sau những tác động thường xuyên của khói bụi, ô nhiễm, bã nhờn, vi khuẩn bám dính. Người có cơ địa da nhờn nên sử dụng mặt nạ giảm nhờn, hút nhờn trong và sau điều trị.
2.4. Lăn kim
Lăn kim nông bằng máy giúp loại bỏ các tế bào sừng già, loại bỏ các nhân sừng gây bít tắc vùng phễu nang lông, tạo đường dẫn đưa các dưỡng chất vào sâu bên trong da, qua đó giúp kích thích tái tạo lớp tế bào da mới mịn mượt hơn và góp phần loại bỏ mụn cồi đầu đen và đầu trắng. Sau lăn kim bệnh nhân thường có cảm giác mụn nổi nhiều hơn, điều này không phải vì lăn kim làm nổi mụn, mà sau lăn kim, lớp sừng bong tróc, đẩy mụn ẩn dưới da trồi lên sớm, giúp (hỗ trợ) trị mụn hiệu quả.
2.5. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết 1- 2 tuần 1 lần giúp làm bong lớp tế bào chết, hạn chế tình trạng bít tắc. Người có cơ địa da dày sừng và da nhờn nên lưu ý về bước tẩy tế bào chết trong quy trình chăm sóc da. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên lạm dụng bước tẩy tế bào chết hoặc không nên sử dụng cùng lúc với nhiều loại thuốc thoa có tác dụng tẩy tế bào chết.
2.6. Chemical peel
Chemical peel là phương pháp sử dụng các sản phẩm hóa học như Glycolic acid, Mandelic acid, Trichloroacetic acid (TCA), salicylic acid, retinol,… để làm bong lớp tế bào chết trên da kết hợp giảm nhờn, hỗ trợ điều trị mụn và làm sáng da. Nếu chỉ bị mụn nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp peel, không cần thuốc uống, thuốc thoa.
2.7. Sử dụng sản phẩm trị mụn tại nhà như
Sử dụng sản phẩm trị mụn tại nhà như sữa rửa mặt làm sạch da và trị mụn, kem thoa mụn viêm, mụn đầu đen, kem dưỡng kiểm soát nhờn… Nên có sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ để chọn các sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có thành phần trị mụn và phù hợp với từng loại da, tình trạng da.