Bún Khương Huy
New member
Sáng 13/5/2020, Ban Truyền thông thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập và ra mắt lãnh đạo Ban tại Hà Nội. Cư sĩ Thiện Đức – Trưởng ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Phật giáo Việt Nam (Phatgiao.org.vn) được bổ nhiệm làm Trưởng ban.
Thành lập ban truyền thông – Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Sáng 13/5/2020, Ban Truyền thông – Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập. Ban Truyền thông có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho Hiệp hội Du lịch Việt Nam về công tác truyền thông. Cụ thể, thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông trên các kênh thông tin của Hiệp hội Du lịch Việt Nam gồm: Tạp chí Vietnam Traveller, hệ thống website của Hiệp hội (vista.net.vn, vita.vn), các trang mạng xã hội (Facebook,Youtube,…).
Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Truyền thông.
Theo quyết định của Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam – ông Vũ Thế Bình: Ban Truyền thông có chức năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng công nghệ vào hoạt động thông tin truyền thông và các hoạt động của Hiệp hội.
Theo quyết định, ông Trần Đình Dũng (Cư sĩ Thiện Đức) sẽ là trưởng Ban Truyền thông. Ông còn là Trưởng ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn). Các Phó trưởng ban gồm ông Steven Nguyễn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luxstay Việt Nam và nhà báo Phan Hồng Sơn – Tổng biên tập Tạp chí Vietnam Traveller.
“Năm 2019, ngành Du lịch phục vụ gần 103 triệu lượt khách. Trong đó có 13 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu đạt khoảng 700.000 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng hoạt động truyền thông cho ngành du lịch nói chung và cho Hiệp hội nói riêng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trong các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước”, Cư sĩ Thiện Đức cho biết.
“Chúng tôi sẽ phối hợp nhuần nhuyễn và tích cực với các cơ quan truyền thông đưa thông tin hữu ích về du lịch tới bạn đọc và chỉ đạo Tạp chí của Hiệp hội trở thành nơi cung cấp nguồn dữ liệu du lịch thiết thực, cũng như có tiếng nói bảo vệ Hội viên, đóng góp tiếng nói nhằm xây dựng các chính sách du lịch, truyền thông các giá trị tích cực, phụng sự quá trình phát triển vì ngành du lịch nước nhà”, Cư sĩ Thiện Đức chia sẻ.
Vài nét về Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (có tên tiếng Anh là Vietnam Tourism Association (VITA) được thành lập theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam. Là Hiệp hội đầu tiên hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt động với mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế – kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ; tạo bình ổn thị trường; nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên.
Ở thời điểm hiện tại, Hiệp hội Du lịch Việt Nam bao gồm 6 Hiệp hội thành viên và 50 chi hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có những trung tâm du lịch lớn như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa- Nha Trang… Tổng số hội viên gần 7.000 doanh nghiệp, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch như: Lữ hành, khách sạn, lưu trú, vận chuyển khách, hội chợ – quảng cáo, công nghệ thông tin du lịch, hàng lưu niệm (kể cả sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ).
Thành lập ban truyền thông – Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Sáng 13/5/2020, Ban Truyền thông – Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập. Ban Truyền thông có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho Hiệp hội Du lịch Việt Nam về công tác truyền thông. Cụ thể, thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông trên các kênh thông tin của Hiệp hội Du lịch Việt Nam gồm: Tạp chí Vietnam Traveller, hệ thống website của Hiệp hội (vista.net.vn, vita.vn), các trang mạng xã hội (Facebook,Youtube,…).
Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Truyền thông.
Theo quyết định của Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam – ông Vũ Thế Bình: Ban Truyền thông có chức năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng công nghệ vào hoạt động thông tin truyền thông và các hoạt động của Hiệp hội.
Theo quyết định, ông Trần Đình Dũng (Cư sĩ Thiện Đức) sẽ là trưởng Ban Truyền thông. Ông còn là Trưởng ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn). Các Phó trưởng ban gồm ông Steven Nguyễn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luxstay Việt Nam và nhà báo Phan Hồng Sơn – Tổng biên tập Tạp chí Vietnam Traveller.
“Năm 2019, ngành Du lịch phục vụ gần 103 triệu lượt khách. Trong đó có 13 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu đạt khoảng 700.000 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng hoạt động truyền thông cho ngành du lịch nói chung và cho Hiệp hội nói riêng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trong các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước”, Cư sĩ Thiện Đức cho biết.
“Chúng tôi sẽ phối hợp nhuần nhuyễn và tích cực với các cơ quan truyền thông đưa thông tin hữu ích về du lịch tới bạn đọc và chỉ đạo Tạp chí của Hiệp hội trở thành nơi cung cấp nguồn dữ liệu du lịch thiết thực, cũng như có tiếng nói bảo vệ Hội viên, đóng góp tiếng nói nhằm xây dựng các chính sách du lịch, truyền thông các giá trị tích cực, phụng sự quá trình phát triển vì ngành du lịch nước nhà”, Cư sĩ Thiện Đức chia sẻ.
Vài nét về Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (có tên tiếng Anh là Vietnam Tourism Association (VITA) được thành lập theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam. Là Hiệp hội đầu tiên hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội hoạt động với mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế – kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ; tạo bình ổn thị trường; nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên.
Ở thời điểm hiện tại, Hiệp hội Du lịch Việt Nam bao gồm 6 Hiệp hội thành viên và 50 chi hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có những trung tâm du lịch lớn như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa- Nha Trang… Tổng số hội viên gần 7.000 doanh nghiệp, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch như: Lữ hành, khách sạn, lưu trú, vận chuyển khách, hội chợ – quảng cáo, công nghệ thông tin du lịch, hàng lưu niệm (kể cả sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ).