muoigentis
New member
“Mang thai” luôn là điều vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi chị em phụ nữ. Việc có chuẩn bị từ sớm sẽ tạo môi trường tốt nhất để thai nhi phát triển toàn diện, giúp giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu đỡ vất vả, trở lên nhẹ nhàng hơn. Vậy khi có ý định mang thai các chị em cần chuẩn bị những gì , cần làm những xét nghiệm trước khi mang thai nào ?
Trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì ?
“Sức khỏe tốt” yếu tố quan trọng nhất
Hãy đảm bảo bạn luôn duy trì một sức khỏe tốt trước khi có ý định mang thai. Trong thai kỳ, sức khỏe thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của người mẹ, nếu sức khỏe của người mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe bào thai.
Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng, nâng cao sức đề kháng là 3 yếu tố bạn cần chú ý để có một sức khỏe tốt:
- Nếu bạn có một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ bởi không những nâng cao sức khỏe việc tập thể dục thường xuyên khiến giảm căng thẳng giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như đi bộ, đạp xe, aerobic hoặc bơi lội… Tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ cũng là một ý tưởng không tồi.
- Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Ngược lại, người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân.
Để tính chỉ số BMI bạn lấy cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (mét). Thông thường, chỉ số BMI của phụ nữ nên nằm trong khoảng từ 19 đến 25 là tốt nhất để mang thai.
Khám tiền sản và kiểm tra di truyền
Khám tiền sản và kiểm tra di truyền rất quan trọng để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh (ảnh minh họa)
Để chuẩn bị cho việc mang thai bạn nên đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào (như hút thuốc, uống bia rượu)
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Kiểm tra di truyền trước khi mang thai là việc rất quan trọng nhưng nhiều người thường bỏ qua khiến trẻ phải mang những dị tật, bệnh di truyền từ cha mẹ từ khi mới sinh ra. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.
Ăn uống đa dạng, giảm lượng caffeine
Chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng sẽ làm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo thai kỳ diễn ra khỏe mạnh.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế uống rượu và cà phê.
Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Ăn nhiều cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.
Phụ nữ có ý định mang thai nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine, bởi hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản, gây ức chế thần kinh. Dùng dưới 200ml cà phê mỗi ngày sẽ tốt hơn cho giai đoạn này.
Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai
Ở phụ nữ khi có thai, các tuyến nội tiết đều có sự thay đổi: Tuyến yên (khi có thai to lên khoảng 35%, các hormon của tuyến yên ít thay đổi, chỉ có prolactin tăng gấp 10 lần so với khi chưa có thai), tuyến giáp (to lên do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hoá cơ bản tăng)… đặc biệt xuất hiện thêm hai tuyến nội tiết mới (rau thai, hoàng thể thai nghén) và có sự thay đổi về cơ bản hai loại nội tiết tố đó là HCG và các steroid. Hai hormon quan trọng nhất là estrogen và progesteron cũng tăng dần trong quá trình thai nghén đạt mức cao nhất vào tháng cuối của quá trình thai nghén.
Sự thay đổi các hormon và nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt...
Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ mọi thói quen cũng sẽ thay đổi rất nhiều so với trước kia: Mất ngủ, khó ăn, đi tiểu nhiều, tăng cân, đau ngực, dễ gặp các vấn đề tiêu hóa, ngứa toàn thân….tất cả các vấn đề này rất cần được gia đình và người thân thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc.
Bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất
Acid folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Thiếu acid folic quá nhiều làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, rối loạn tâm thần sau sinh ở mẹ bầu, gây hở hàm ếch, nứt đốt sống, vô sọ, bệnh tim mạch ở trẻ khi sinh ra.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ sẽ tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ từ 50%-70%. Theo các chuyên gia, acid folic còn giúp phòng các dị tật về môi, tim, ống tiểu và tay chân ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai là vô cùng cần thiết.
Acid Folic, vitamin, khoáng chất có thể bổ sung qua thực phẩm, các sản phẩm tổng hợp (ảnh minh họa)
Ngoài acid folic, các loại vitamin A, B đặc biệt là B1 và B9, vitamin C, D, E, Omega 3, 6 và các chất khoáng như kẽm, sắt, selen, iot, canxi sẽ giúp tăng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức khỏe của mẹ, hỗ trợ xây dựng màng tế bào, hệ thống thần kinh của thai nhi…
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng tăng lên nhiều lần, việc chỉ bổ sung các chất thông qua thực phẩm hàng ngày sẽ là không đủ nên các mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung thêm các sản phẩm cung cấp acid folic, vitamin và khoáng chất phù hợp trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu can thiệp trên diện rộng các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị việc bổ sung một tổ hợp các vitamin và khoáng chất sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với bổ sung đơn chất.
Trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì ?
“Sức khỏe tốt” yếu tố quan trọng nhất
Hãy đảm bảo bạn luôn duy trì một sức khỏe tốt trước khi có ý định mang thai. Trong thai kỳ, sức khỏe thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của người mẹ, nếu sức khỏe của người mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe bào thai.
Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tốt cân nặng, nâng cao sức đề kháng là 3 yếu tố bạn cần chú ý để có một sức khỏe tốt:
- Nếu bạn có một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ bởi không những nâng cao sức khỏe việc tập thể dục thường xuyên khiến giảm căng thẳng giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như đi bộ, đạp xe, aerobic hoặc bơi lội… Tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ cũng là một ý tưởng không tồi.
- Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Ngược lại, người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân.
Để tính chỉ số BMI bạn lấy cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (mét). Thông thường, chỉ số BMI của phụ nữ nên nằm trong khoảng từ 19 đến 25 là tốt nhất để mang thai.
Khám tiền sản và kiểm tra di truyền
Khám tiền sản và kiểm tra di truyền rất quan trọng để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh (ảnh minh họa)
Để chuẩn bị cho việc mang thai bạn nên đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào (như hút thuốc, uống bia rượu)
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Kiểm tra di truyền trước khi mang thai là việc rất quan trọng nhưng nhiều người thường bỏ qua khiến trẻ phải mang những dị tật, bệnh di truyền từ cha mẹ từ khi mới sinh ra. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.
Ăn uống đa dạng, giảm lượng caffeine
Chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng sẽ làm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo thai kỳ diễn ra khỏe mạnh.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế uống rượu và cà phê.
Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Ăn nhiều cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.
Phụ nữ có ý định mang thai nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine, bởi hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản, gây ức chế thần kinh. Dùng dưới 200ml cà phê mỗi ngày sẽ tốt hơn cho giai đoạn này.
Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai
Ở phụ nữ khi có thai, các tuyến nội tiết đều có sự thay đổi: Tuyến yên (khi có thai to lên khoảng 35%, các hormon của tuyến yên ít thay đổi, chỉ có prolactin tăng gấp 10 lần so với khi chưa có thai), tuyến giáp (to lên do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hoá cơ bản tăng)… đặc biệt xuất hiện thêm hai tuyến nội tiết mới (rau thai, hoàng thể thai nghén) và có sự thay đổi về cơ bản hai loại nội tiết tố đó là HCG và các steroid. Hai hormon quan trọng nhất là estrogen và progesteron cũng tăng dần trong quá trình thai nghén đạt mức cao nhất vào tháng cuối của quá trình thai nghén.
Sự thay đổi các hormon và nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt...
Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ mọi thói quen cũng sẽ thay đổi rất nhiều so với trước kia: Mất ngủ, khó ăn, đi tiểu nhiều, tăng cân, đau ngực, dễ gặp các vấn đề tiêu hóa, ngứa toàn thân….tất cả các vấn đề này rất cần được gia đình và người thân thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc.
Bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất
Acid folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Thiếu acid folic quá nhiều làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, rối loạn tâm thần sau sinh ở mẹ bầu, gây hở hàm ếch, nứt đốt sống, vô sọ, bệnh tim mạch ở trẻ khi sinh ra.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ sẽ tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ từ 50%-70%. Theo các chuyên gia, acid folic còn giúp phòng các dị tật về môi, tim, ống tiểu và tay chân ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai là vô cùng cần thiết.
Acid Folic, vitamin, khoáng chất có thể bổ sung qua thực phẩm, các sản phẩm tổng hợp (ảnh minh họa)
Ngoài acid folic, các loại vitamin A, B đặc biệt là B1 và B9, vitamin C, D, E, Omega 3, 6 và các chất khoáng như kẽm, sắt, selen, iot, canxi sẽ giúp tăng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức khỏe của mẹ, hỗ trợ xây dựng màng tế bào, hệ thống thần kinh của thai nhi…
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng tăng lên nhiều lần, việc chỉ bổ sung các chất thông qua thực phẩm hàng ngày sẽ là không đủ nên các mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung thêm các sản phẩm cung cấp acid folic, vitamin và khoáng chất phù hợp trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu can thiệp trên diện rộng các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị việc bổ sung một tổ hợp các vitamin và khoáng chất sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với bổ sung đơn chất.