Chỉ có khoảng 10% các trường top trên tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng hoặc xét tuyển riêng. 90% các trường đại học còn lại có thể sẽ “vỡ trận” vì thí sinh ảo, hoặc không có thí sinh đăng ký năm 2020.
Thí sinh chen nhau làm thủ tục kỳ dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2016
Chỉ có 10% trường đại học hình thành nhóm tổ chức kỳ thi riêng
Ngày 22/4, Thủ tướng đã chấp thuận phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020.
Với học sinh, kỳ thi xét tốt nghiệp sẽ không phải lo lắng nhiều vì học đến đâu, thi đến đó, không có tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, phụ huynh, học sinh hoang mang và lo nhất hiện nay là vấn đề tuyển sinh vào đại học. Các trường sẽ tổ chức thi và tuyển sinh như thế nào? trắc nghiêm, tự luận, hay cả kết hợp?, nhóm trường nào thi chung đề?, hồ sơ đăng ký xét tuyển thế nào?, chọn lựa đợt thi nào?... khi phương án thi của Bộ GD&ĐT công bố quá muộn, các trường không xoay sở kịp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc tổ chức tuyển sinh đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp năm nay do các trường tự chủ thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học, gắn với lộ trình đổi mới giáo dục đại học trong những năm qua.
Thực tế công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây chỉ có khoảng 10% các trường top trên hình thành nhóm có tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng hoặc sử dụng các chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; còn lại các trường kết hợp xét tuyển qua học bạ và căn cứ kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đầu vào…
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, các trường có thể chủ động thi tuyển theo nhiều đợt, bằng nhiều hình thức nên sẽ hạn chế được tình trạng thí sinh và gia đình tập trung về các thành phố lớn, gây lãng phí, căng thẳng xã hội.
Các sinh viên tình nguyện ĐH QGHN đang tư vấn tới phụ huynh và thí sinh tìm điểm thi, phòng trọ trong đợt thi đánh giá năng lực trước đây.
Sẽ “vỡ trận” vì thí sinh ảo
Người có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, với số lượng trên 60% trường đại học tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia mới là đáng lo cho kỳ tuyển sinh năm nay, quá gấp gáp, chưa kịp chuẩn bị phương án tuyển sinh riêng cho mình.
Ông Lập cho rằng, chắc chắn nguyện vọng các em đăng ký thi và xét tuyển sẽ hạn chế, nếu như nhiều trường tổ chức thi riêng, chưa nói đến việc các em phải thi nhiều trường, tập trung đông người ở Hà Nội, TP. HCM trong khi dịch bệnh chưa kết thúc.
Như vậy, năm nay sẽ nảy sinh các vấn đề ở các trường chỉ toàn dựa vào kết quả thi THPT sẽ khó chọn được thí sinh khá giỏi vì ngưỡng kiến thức tốt nghiệp chỉ ở một mức độ. Chưa nói độ tin tưởng về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương.
Còn 10% các trường top trên sẽ tổ chức ra đề, thi riêng và các trường top giữa, top dưới có thể liên kết cùng để sử dụng kết quả của các trường này xét tuyển. Việc này, các trường đại học phải chuẩn bị rất kỹ vì hệ thống tuyển sinh chung trong cả nước trước đây đã bị phá vỡ.
Theo ông Lập, các trường nên hợp tác để tạo thành những nhóm trường lớn cùng nhau tổ chức kỳ thi và lấy kết quả để xét. Việc hợp tác tạo thành nhóm trường, khác với việc một trường tổ chức thi, còn các trường khác tự do lấy kết quả để xét, mục đích tránh “ảo” tối đa.
"Nếu tổ chức nhiều đợt thi, nhiều trường tổ chức thi sẽ dẫn đến các thí thi và các trường đều vất vả, tốn kém tiền bạc. Còn các trường top giữa có thể "vỡ trận" vì xét ảo, hoặc không có thí sinh đăng ký. Các trường top dưới đã khó khăn lại còn khó khăn hơn vì các thí sinh đều mong muốn có nhiều cơ hội để vào các trường tốt" - ông Lập cảnh báo.
90% các trường đại học, cao đẳng đang lúng túng về phương án tuyển sinh trong năm 2020
Kiến nghị Bộ Giáo dục cho sử dụng cơ sở dữ liệu về quá trình học của học sinh 03 năm THPT
Hội quản lý đào tạo Hà Nội gồm 56 trường đại học, đại học, học viện vừa họp và có kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về những khó khăn trong tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, Hội đã kiến nghị Bộ trưởng sớm ban hành văn bản quy định về tuyển sinh đại học năm 2020 để đảm bảo các trường chủ động thông báo cho thí sinh, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống về thời gian, hình thức, quy chế giám sát, kiểm tra…
Đặc biệt, Hội quản lý đề nghị Bộ GDĐT có ý kiến chỉ đạo về ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với các trường thuộc khối sức khỏe, sư phạm để các trường có phương án tuyển sinh.
Được biết, trong 10% các trường top trên có điều kiện, có kinh nghiệm sẽ tổ chức riêng năm nay là ĐH QG Hà Nội, ĐH QG TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Trường ĐH Mỹ Thuật thì 90% các trường đại học còn lại đều lựa chọn phương kết quả kỳ thi THPT làm cơ sở đế xét tuyển năm 2020.
Do đó, Hội Quản lý đào tạo Hà Nội kiến nghị: "Bộ GD&ĐT cho sử dụng cơ sở dữ liệu về quá trình học của học sinh 03 năm THPT, sử dụng chung cơ sở dữ liệu chung về kết quả kỳ thi, tổ chức cho học sinh đăng ký xét tuyển chung.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT hỗ trợ các Trường trong công tác lọc ảo chung toàn hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ đã được Bộ đầu tư xây dựng và áp dụng thành công nhiều năm qua".
GS.TS Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, các trường nhỏ hơn và chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng thì có thể hợp tác và lấy điểm thi đầu vào của các trường tổ chức thi làm căn cứ xét tuyển đại học.
GS Đức cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét và cũng cần có quy định rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước, không nên để thả nổi cho các trường chọn quá nhiều tổ hợp xét tuyển, môn xét tuyển mà thiếu các môn cơ bản như Toán và Ngữ văn, như hiện nay.
Thiết nghĩ, trước đây, các trường ĐH, CĐ đều dựa vào kỳ thi THPTQG để xét tuyển, bây giờ trả lại nhiệm vụ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH,CĐ bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ là tiền đề để các cơ sở xây dựng cho mình quy trình tuyển sinh đảm bảo tính công bằng, hiện đại.
Thí sinh chen nhau làm thủ tục kỳ dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2016
Chỉ có 10% trường đại học hình thành nhóm tổ chức kỳ thi riêng
Ngày 22/4, Thủ tướng đã chấp thuận phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020.
Với học sinh, kỳ thi xét tốt nghiệp sẽ không phải lo lắng nhiều vì học đến đâu, thi đến đó, không có tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, phụ huynh, học sinh hoang mang và lo nhất hiện nay là vấn đề tuyển sinh vào đại học. Các trường sẽ tổ chức thi và tuyển sinh như thế nào? trắc nghiêm, tự luận, hay cả kết hợp?, nhóm trường nào thi chung đề?, hồ sơ đăng ký xét tuyển thế nào?, chọn lựa đợt thi nào?... khi phương án thi của Bộ GD&ĐT công bố quá muộn, các trường không xoay sở kịp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc tổ chức tuyển sinh đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp năm nay do các trường tự chủ thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học, gắn với lộ trình đổi mới giáo dục đại học trong những năm qua.
Thực tế công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm gần đây chỉ có khoảng 10% các trường top trên hình thành nhóm có tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng hoặc sử dụng các chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; còn lại các trường kết hợp xét tuyển qua học bạ và căn cứ kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đầu vào…
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, các trường có thể chủ động thi tuyển theo nhiều đợt, bằng nhiều hình thức nên sẽ hạn chế được tình trạng thí sinh và gia đình tập trung về các thành phố lớn, gây lãng phí, căng thẳng xã hội.
Các sinh viên tình nguyện ĐH QGHN đang tư vấn tới phụ huynh và thí sinh tìm điểm thi, phòng trọ trong đợt thi đánh giá năng lực trước đây.
Sẽ “vỡ trận” vì thí sinh ảo
Người có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, với số lượng trên 60% trường đại học tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia mới là đáng lo cho kỳ tuyển sinh năm nay, quá gấp gáp, chưa kịp chuẩn bị phương án tuyển sinh riêng cho mình.
Ông Lập cho rằng, chắc chắn nguyện vọng các em đăng ký thi và xét tuyển sẽ hạn chế, nếu như nhiều trường tổ chức thi riêng, chưa nói đến việc các em phải thi nhiều trường, tập trung đông người ở Hà Nội, TP. HCM trong khi dịch bệnh chưa kết thúc.
Như vậy, năm nay sẽ nảy sinh các vấn đề ở các trường chỉ toàn dựa vào kết quả thi THPT sẽ khó chọn được thí sinh khá giỏi vì ngưỡng kiến thức tốt nghiệp chỉ ở một mức độ. Chưa nói độ tin tưởng về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các địa phương.
Còn 10% các trường top trên sẽ tổ chức ra đề, thi riêng và các trường top giữa, top dưới có thể liên kết cùng để sử dụng kết quả của các trường này xét tuyển. Việc này, các trường đại học phải chuẩn bị rất kỹ vì hệ thống tuyển sinh chung trong cả nước trước đây đã bị phá vỡ.
Theo ông Lập, các trường nên hợp tác để tạo thành những nhóm trường lớn cùng nhau tổ chức kỳ thi và lấy kết quả để xét. Việc hợp tác tạo thành nhóm trường, khác với việc một trường tổ chức thi, còn các trường khác tự do lấy kết quả để xét, mục đích tránh “ảo” tối đa.
"Nếu tổ chức nhiều đợt thi, nhiều trường tổ chức thi sẽ dẫn đến các thí thi và các trường đều vất vả, tốn kém tiền bạc. Còn các trường top giữa có thể "vỡ trận" vì xét ảo, hoặc không có thí sinh đăng ký. Các trường top dưới đã khó khăn lại còn khó khăn hơn vì các thí sinh đều mong muốn có nhiều cơ hội để vào các trường tốt" - ông Lập cảnh báo.
90% các trường đại học, cao đẳng đang lúng túng về phương án tuyển sinh trong năm 2020
Kiến nghị Bộ Giáo dục cho sử dụng cơ sở dữ liệu về quá trình học của học sinh 03 năm THPT
Hội quản lý đào tạo Hà Nội gồm 56 trường đại học, đại học, học viện vừa họp và có kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về những khó khăn trong tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, Hội đã kiến nghị Bộ trưởng sớm ban hành văn bản quy định về tuyển sinh đại học năm 2020 để đảm bảo các trường chủ động thông báo cho thí sinh, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống về thời gian, hình thức, quy chế giám sát, kiểm tra…
Đặc biệt, Hội quản lý đề nghị Bộ GDĐT có ý kiến chỉ đạo về ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với các trường thuộc khối sức khỏe, sư phạm để các trường có phương án tuyển sinh.
Được biết, trong 10% các trường top trên có điều kiện, có kinh nghiệm sẽ tổ chức riêng năm nay là ĐH QG Hà Nội, ĐH QG TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Trường ĐH Mỹ Thuật thì 90% các trường đại học còn lại đều lựa chọn phương kết quả kỳ thi THPT làm cơ sở đế xét tuyển năm 2020.
Do đó, Hội Quản lý đào tạo Hà Nội kiến nghị: "Bộ GD&ĐT cho sử dụng cơ sở dữ liệu về quá trình học của học sinh 03 năm THPT, sử dụng chung cơ sở dữ liệu chung về kết quả kỳ thi, tổ chức cho học sinh đăng ký xét tuyển chung.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT hỗ trợ các Trường trong công tác lọc ảo chung toàn hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ đã được Bộ đầu tư xây dựng và áp dụng thành công nhiều năm qua".
GS.TS Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, các trường nhỏ hơn và chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng thì có thể hợp tác và lấy điểm thi đầu vào của các trường tổ chức thi làm căn cứ xét tuyển đại học.
GS Đức cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét và cũng cần có quy định rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước, không nên để thả nổi cho các trường chọn quá nhiều tổ hợp xét tuyển, môn xét tuyển mà thiếu các môn cơ bản như Toán và Ngữ văn, như hiện nay.
Thiết nghĩ, trước đây, các trường ĐH, CĐ đều dựa vào kỳ thi THPTQG để xét tuyển, bây giờ trả lại nhiệm vụ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH,CĐ bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ là tiền đề để các cơ sở xây dựng cho mình quy trình tuyển sinh đảm bảo tính công bằng, hiện đại.