Stress khi mang thai nên làm gì để không ảnh hưởng thai

muoigentis

New member
User ID
173098
Tham gia
19 Tháng tư 2020
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ chịu những tác động tâm lý bất kì nguy cơ stress sẽ rất dễ xảy ra. Mang thai bị stress tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng và sức khỏe của trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm. Thời kì mang thai, người mẹ cần đảm bảo có được một quá trình mang thai thuận lợi, tâm lý ổn định và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhờ vậy trẻ mới có cơ hội được phát triển toàn diện và khỏe mạnh cũng như đảm bảo tâm lý ổn định cho thai phụ, ngăn chặn nguy cơ trầm cảm sau sinh. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn nhé !
Bị stress khi mang thai nên làm gì để không ảnh hưởng thai
1. Nguyên nhân khiến mẹ mang thai bị stress
Ở thời kì mang thai, do cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, các mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy bực dọc, khó chịu. Bên cạnh đó, với những vấn đề cá nhân tác động, người mẹ rất dễ có nguy cơ bị stress khi mang thai. Dẫn đến những tác động nguy hại cho sự phát triển của thai nhi.
Những nguyên nhân cụ thể sau đây có thể là những yếu tố khiến mang thai bị stress, ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ trong giai đoạn phát triển thai nhi:
– Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do quá trình mang thai.
– Lo lắng cho tình trạng phát triển của thai nhi.
– Những vấn đề tâm lý gia đình, người chồng không quan tâm, xung đột gia đình…
– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ngủ ít hoặc thức khuya nhiều.
2. Những tác động khi mang thai bị stress
Trong quá trình hình thành từ phôi thai, khi cơ thể người mẹ có những tác động không an toàn như sử dụng thuốc tây, uống rượu bia, hút thuốc lá, va chạm, stress… Sự phát triển của thai nhi ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về mặt phát triển não bộ, cũng như tác động.

Những tác động nguy hiểm nhất đến sự hình thành của thai nhi, cản trở thai nhi phát triển có thể kể đến:
– Khả năng sấy thai cao.
– Thai chậm phát triển trong tử cung và có những dấu hiệu bất thường gây sinh khó.
– Huyết áp tăng nhanh ở mẹ và có nguy cơ bị tiền sản giật khi sinh.
– Tăng nhịp tim, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong trong quá trình sinh khó.
– Người mẹ có thể tiếp tục phát triển bệnh thành trầm cảm giai đoạn sau sinh, hậu sản.
Từ đó, tạo nên những ảnh hưởng trong quá trình sinh và phát triển của thai nhi về sau do mẹ bị stress khi mang thai:
– Nguy cơ sinh non cao.
– Thai nhi sinh ra nhẹ cân, kéo theo những tình trạng cơ thể không được khỏe mạnh, sức đề kháng thấp, tâm sinh lý không được phát triển toàn diện.
– Trẻ sinh ra bị căng thẳng, mất ngủ ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời.
– Trẻ bị rối loạn hành vi, nguy cơ mắc các chứng bệnh tự kỉ, tăng động… do những tác động căng thẳng quá mức của người mẹ.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khiến trẻ không thông minh hoặc có những biến chứng tâm lý về sau khi trưởng thành.
3. Bị stress giai đoạn mang thai nên làm gì?
Stress đôi khi xuất hiện bất ngờ và không báo trước khiến thai phụ không kịp ứng phó và dễ dàng bị tác động. Cập nhật những phương pháp sau đây sẽ giúp các bà bầu có thể dễ dàng loại bỏ nguy cơ stress khi mang thai, có được tâm lý vui vẻ trong suốt quá trình nuôi dưỡng thai nhi.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hoạt động, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày sẽ giúp các bà mẹ có được tinh thần thoải mái, vui tươi và có thể giữ ổn định tâm lý. Thức khuya sẽ khiến các bà bầu có những bất thường trong cảm xúc, dẫn đến những tác động nguy hiểm.
– Có chế độ ăn uống an toàn, giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi trong bụng mẹ. Cũng như đảm bảo thực phẩm người mẹ hấp thu an toàn cho trẻ nhỏ. Một số món ăn cũng có thể là yếu tố tác động khiến nguy cơ stress ở mẹ tăng cao khi mang thai.
– Luyện tập thể dục đều đặn với những bài tập an toàn như yoga, thiền cho bà bầu… để tăng cường sức khỏe, duy trì tâm lý ổn định.
– Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ đối với người thân và bạn bè. Đôi khi những vấn đề tâm lý khi không được giải tỏa chính là yếu tố khiến phụ nữ mang thai bị stress nhiều nhất.
– Tận dụng thời gian để trang bị kiến thức chăm sóc, dinh dưỡng thai nhỉ… đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
– Tư vấn những lời khuyên của bác sĩ khi có những vấn đề bất ổn về tâm lý. Đừng để những rào cản cảm xúc cản trở quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
Mang thai bị stress là một trong những nỗi lo lớn nhất mà phụ nữ mang thai quan tâm. Luôn giữ vững tâm lý, tinh thần luôn vui vẻ, ổn định, tránh tác động đến thai nhi. Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện bất ổn về tâm lý, nên tìm đến bác sĩ chuyên gia để có thể đảm bảo không bị stress khi mang thai. Thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người thân để giải tỏa tâm trạng, tham gia các hoạt động cộng đồng, giải trí nhiều hơn để hạn chế những bất ổn về mặt tâm lý trong giai đoạn mang thai.
ĐỌc thêm : xét nghiệm chọc ối khi mang thai là gì ?
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom