Cách đi phỏng vấn thành công 100%

hoanmyclean

Công ty vệ sinh Hoàn Mỹ
User ID
167740
Tham gia
12 Tháng chín 2019
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
1. Bạn nên thừa nhận điểm yếu

Thông qua câu hỏi “Điểm yếu của anh chị là gì” giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn. Bạn không nên cười trừ hoặc đưa ra một lý do nào đó. Tốt hơn hết là đưa ra một nhược điểm nào đó vô thưởng, vô phạt và cách khắc phục. Tinh thần cầu tiến là điều nhà tuyển dụng mong đợi ở các ứng viên.

2. Mỉm cười tự tin khi phỏng vấn

Nụ cười rạng rỡ sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bạn không nên tỏ ra đăm chiêu sẽ làm cho không khí buổi phỏng vấn căng thẳng hơn. Nhà tuyển dụng cũng muốn chiêu mộ về cho mình những ứng viên thân thiện, hòa đồng, khả năng giao tiếp tốt. Chính vì vậy việc bạn luôn mỉm cười sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người dễ gần, hòa đồng, giao tiếp tốt.

3. Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty ứng tuyển

Để tránh nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu thái độ trân trọng, nhiệt thành với vị trí đang ứng tuyển. Bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về công việc, công ty, sản phẩm, dịch vụ, đối thủ cạnh tranh.

cach-di-phong-van-thanh-cong-1.png


4. Nhấn mạnh bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào

Bạn nên nhấn mạnh việc bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào? Để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí này. Bạn có thể chúng minh sự phù hợp thông qua năng lực làm việc hay tính cách cá nhân. Bạn nên dựa vào tiêu chí trong thông tin tuyển dụng để đưa các dẫn chứng chứng minh sự phù hợp của bạn.

Bên cạnh đó hãy nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn có những niềm tin và giá trị phù hợp với công ty. Chẳng hạn như kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc.

5. Không nên nói xấu công ty, sếp hay đồng nghiệp cũ

Bạn không nên nói xấu công ty hoặc sếp cũ, công ty cũ. Bởi không nhà tuyển dụng nào ưa một người hay nói xấu người khác. Cũng có thể những điều bạn nói cũng có thể sẽ tới tai sếp cũ/công ty cũ của bạn, phá hỏng mối quan hệ của bạn và họ.

6. Đàm phán lương thông minh

Đàm phán lương sẽ giúp bạn khẳng định lại năng lực của mình. Đừng vì ngại đàm phán mà dễ dãi nhận một mức lương đề xuất của nhà tuyển dụng. Điều đó chỉ chứng minh bạn chưa tin tưởng vào năng lực của mình. Vì thế, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng trả cho bạn mức lương xứng đáng với năng lực của bạn nhất.

7. Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng

Khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không” thì bạn nên hỏi những câu như:


  • Có điểm nào anh chị chưa hài lòng về tôi không?

  • Công ty có tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên không?

  • Chu kỳ đánh giá năng lực nhân viên của công ty diễn ra như thế nào?

8. Gửi thư cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Vì đã tạo điều kiện cho bạn tham gia cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, bày tỏ sự ấn tượng của bạn về buổi phỏng vấn và những chia sẻ của nhà tuyển dụng. Đồng thời xin phản hồi của nhà tuyển dụng về năng lực của bạn. Đôi khi lá thư cảm ơn sẽ giúp bạn cứu vớt được những lỗi nhỏ mà bạn mắc phải trong buổi tuyển dụng.

Trên đây là một số chia sẻ cách đi phỏng vấn thành công. Hy vọng sẽ giúp bạn có một cuộc phỏng vấn đạt được kết quả như mong đợi.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom