kieulinh0507
New member
Stress chính là một trong những vấn nạn đáng lo ngại trong thời đại ngày nay bởi nó dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, để không bị nhấn chìm trong đó chúng ta cần phải biết cách khống chế stress. Bài viết sẽ trình bày những thông tin cơ bản về “stress” và những cách giảm stress hiệu quả nhất.
Stress là gì?
Stress tức là căng thẳng thần kinh. Đây là một trong những phản ứng thông thường của cơ thể khi gặp phải những bất ổn về tinh thần.
Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra những hormone giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến làm tăng nhịp tim và tạo ra những phản ứng chống căng thẳng như thở gấp, tim đập nhanh, máu dồn lên não…
Những nguyên nhân của stress
Việc chẩn đoán được stress là điều không quá khó khăn, tuy nhiên để điều trị được nó người ta cần phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ. Một số nguyên nhân có thể là:
1. Cú sốc tâm lý trong quá khứ
Những nghiên cứu cũng như thực tế đã cho thấy rằng, những người trải qua biến cố hoặc chấn thương tâm lý trong quá khứ sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hơn. Thật vậy, những nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học đã chứng minh một đứa trẻ bị những cú sốc về tâm lý khi còn nhỏ thì những căng thẳng về mặt thể chất, hành vi và cảm xúc ảnh hưởng suốt cuộc đời chúng.
2. Chấn động khi mất đi điều quan trọng
Trong cuộc đời mỗi con người, đều có những thứ nhất định mà chúng ta coi là quan trọng, nó đóng vai trò quyết định về mặt cảm xúc, tinh thần. Vì vậy, khi mất đi, có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái stress.
3. Vấn đề tài chính
Tiền bạc luôn là vấn đề khiến con người đau đầu. Người ta làm tất cả vì tiền, học tập, cố gắng cũng để có cuộc sống giàu sang. Nếu không có tiền, bạn không mua được thứ mình muốn, con bạn đói, bản thân không được ăn ngon mặc đẹp,…
4. Vấn đề sức khỏe
Những người bệnh khi có vấn đề về sức khoẻ thì nhiều khả năng sẽ cảm thấy stress. Các cảm giác lo lắng, những suy nghĩ về bệnh tình, chi phí chữa bệnh,… sẽ luôn bủa vây lấy bạn nếu bạn không đủ mạnh mẽ.
5. Mối quan hệ cá nhân
Các mối quan hệ trong cuộc sống cũng là một trong những yếu tố quan trọng điều tiết cảm xúc. Mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình cảm,… nếu gặp trục trặc có thể khiến bạn bị tổn thương và có những suy nghĩ tiêu cực.
6. Áp lực trong công việc
Môi trường công việc là nơi mà ai cũng phải trải qua. Bạn sẽ dễ gặp phải stress nhất là khi làm những công việc mà mình không đam mê. Sự nhàm chán, sự lặp đi lặp lại, sếp khó tính, đồng nghiệp nói xấu, công việc vượt quá khả năng,… đều là những nguyên nhân gây ra stress.
7. Áp lực học hành
Mỗi người sẽ có ít nhất 12 năm đi học. Tuy nhiên việc học không phải bao giờ cũng mang lại niềm vui. Đống bài tập khổng lồ luôn khiến chúng ta không biết phải giải quyết từ đâu. Hay những áp lực điểm số, thành tích, danh hiệu,… luôn bắt ta phải chạy đua.
Biểu hiện của stress
Tuỳ theo trạng thái stress nặng hay nhẹ mà nó sẽ được biểu hiện bằng những cách khác nhau. Xét ở những khía cạnh khác nhau có thể thấy:
Về cảm xúc
Stress gây ra rất nhiều tác hại tới sức khoẻ và tinh thần con người. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Chính vì vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn cần phải kịp thời ngăn chặn và giải quyết nó. Các cách giảm stress hiệu quả có thể kể đến như:
#1. Luyện tập thể dục thể thao
Thể thao là một cách hữu hiệu giúp giảm stress hiệu quả. Bởi trong quá trình luyện tập, nó sẽ kích thích não bộ tiết ra các hormone endorphins và opiate giúp ta cảm thấy yêu đời, vui vẻ hơn.
Cùng với đó là việc được gặp gỡ nhiều người, cùng nhau giao lưu sẽ giúp cho bạn thêm lạc quan, thêm niềm tin vào cuộc sống.
#2. Thư giãn bằng âm nhạc, phim ảnh
Khi bạn cảm thấy stress, hãy tạm thời gạt mọi thứ sang một bên và xả stress bằng cách thả mình vào những bản nhạc mà bạn thích, hay xem một bộ phim nào đó, có thể là phim hài hoặc phim tình cảm bi đát, miễn là nó khiến bạn trút bỏ được cảm xúc. Khi đó, có thể bạn sẽ cảm thấy yêu đời và nhẹ nhàng hơn.
#3. Trút bỏ tâm sự với người khác
Những căng thẳng chất chứa trong lòng sẽ rất khó để tiêu tan đi nếu bạn không cho nó thoát ra khỏi đầu óc. Hãy trút bỏ những tâm sự đó cho người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
Có thể đối với những người sống nội tâm thì điều này thật khó, nhưng mong bạn hãy thử một lần thả lỏng bản thân mà xả mệt mỏi căng thẳng. Dù là người thân quen, bạn bè, hay người lạ, tôi tin là sẽ có ai đó luôn sẵn sàng lắng nghe bạn nói.
#4. Bổ sung dưỡng chất
Khi bị stress, việc ăn uống cũng sẽ phần nào đó giải quyết được vấn đề. Sẽ có một vài chất có tác dụng làm tăng năng lượng và làm dịu não bộ hoặc làm giảm căng thẳng. Một số các chất dinh dưỡng có thể kể đến như:
Nếu đã thử các cách trên và cảm thấy tình trạng stress ngày càng nặng thì bạn nên tìm tới phòng khám của các bác sĩ tâm lý. Họ là những người trải qua trường lớp và có nhiều kinh nghiệm. Hãy kể họ nghe các vấn đề của bạn, mọi vấn đề đó sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Sau đó, các bác sĩ tâm lý sẽ có liệu trình điều trị phù hợp tùy theo tình trạng bệnh tình của bạn và cho bạn những lời khuyên hợp lý.
#6. Tìm cho mình một không gian riêng tư
Những lúc cảm thấy mệt mỏi vì công việc, học tập hoặc bất cứ vấn đề gì, bạn hãy tìm cho mình một không gian riêng tư, nghe một bản nhạc, và bình tĩnh suy nghĩ về những vấn đề mà bạn đang trải qua. Cố gắng đừng nghĩ tới điều tiêu cực mà hãy nghĩ phương án giải quyết nó nhé.
Và nếu có điều kiện, bạn có thể xách vali lên rồi tìm về một nơi nào đó xa lạ, tránh xa thực tế cuộc sống bộn bề. Việc đi đây đi đó sẽ khiến bạn cảm thấy đất nước mình thật đẹp, và còn nhiều điều kì thú. Chắc chắn rằng tình trạng stress sẽ giảm đi đáng kể đấy.
Tóm lại
Stress tuy là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên bạn đừng để nó chi phối cuộc sống mình. Hãy xem áp lực là động lực và vượt qua nó, mọi thứ chắc chắn rồi sẽ ổn thôi. Việc giảm stress cũng là cách để chăm sóc làn da của mình đấy!
Với 6 cách giảm stress hiệu quả ở trên, hy vọng sẽ giúp được mọi người giảm bớt phần nào về stress.
Stress là gì?
Stress tức là căng thẳng thần kinh. Đây là một trong những phản ứng thông thường của cơ thể khi gặp phải những bất ổn về tinh thần.
Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra những hormone giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến làm tăng nhịp tim và tạo ra những phản ứng chống căng thẳng như thở gấp, tim đập nhanh, máu dồn lên não…
Những nguyên nhân của stress
Việc chẩn đoán được stress là điều không quá khó khăn, tuy nhiên để điều trị được nó người ta cần phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ. Một số nguyên nhân có thể là:
1. Cú sốc tâm lý trong quá khứ
Những nghiên cứu cũng như thực tế đã cho thấy rằng, những người trải qua biến cố hoặc chấn thương tâm lý trong quá khứ sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hơn. Thật vậy, những nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học đã chứng minh một đứa trẻ bị những cú sốc về tâm lý khi còn nhỏ thì những căng thẳng về mặt thể chất, hành vi và cảm xúc ảnh hưởng suốt cuộc đời chúng.
2. Chấn động khi mất đi điều quan trọng
Trong cuộc đời mỗi con người, đều có những thứ nhất định mà chúng ta coi là quan trọng, nó đóng vai trò quyết định về mặt cảm xúc, tinh thần. Vì vậy, khi mất đi, có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái stress.
3. Vấn đề tài chính
Tiền bạc luôn là vấn đề khiến con người đau đầu. Người ta làm tất cả vì tiền, học tập, cố gắng cũng để có cuộc sống giàu sang. Nếu không có tiền, bạn không mua được thứ mình muốn, con bạn đói, bản thân không được ăn ngon mặc đẹp,…
4. Vấn đề sức khỏe
Những người bệnh khi có vấn đề về sức khoẻ thì nhiều khả năng sẽ cảm thấy stress. Các cảm giác lo lắng, những suy nghĩ về bệnh tình, chi phí chữa bệnh,… sẽ luôn bủa vây lấy bạn nếu bạn không đủ mạnh mẽ.
5. Mối quan hệ cá nhân
Các mối quan hệ trong cuộc sống cũng là một trong những yếu tố quan trọng điều tiết cảm xúc. Mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình cảm,… nếu gặp trục trặc có thể khiến bạn bị tổn thương và có những suy nghĩ tiêu cực.
6. Áp lực trong công việc
Môi trường công việc là nơi mà ai cũng phải trải qua. Bạn sẽ dễ gặp phải stress nhất là khi làm những công việc mà mình không đam mê. Sự nhàm chán, sự lặp đi lặp lại, sếp khó tính, đồng nghiệp nói xấu, công việc vượt quá khả năng,… đều là những nguyên nhân gây ra stress.
7. Áp lực học hành
Mỗi người sẽ có ít nhất 12 năm đi học. Tuy nhiên việc học không phải bao giờ cũng mang lại niềm vui. Đống bài tập khổng lồ luôn khiến chúng ta không biết phải giải quyết từ đâu. Hay những áp lực điểm số, thành tích, danh hiệu,… luôn bắt ta phải chạy đua.
Biểu hiện của stress
Tuỳ theo trạng thái stress nặng hay nhẹ mà nó sẽ được biểu hiện bằng những cách khác nhau. Xét ở những khía cạnh khác nhau có thể thấy:
Về cảm xúc
- Ủ rũ, dễ bị kích động
- Cảm giác choáng ngợp, bị mất kiểm soát và dễ bị quá tải với công việc
- Luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, dễ bị cảm động
- Cảm giác cô đơn, chán nản và luôn đánh giá thấp bản thân
- Luôn bi quan và nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái ủ rũ
- Nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi vùng vai gáy
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Các vấn đề về tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày,…
- Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
- Nghiến răng khi ngủ
- Mất ngủ, lờ đờ do thiếu ngủ
- Đau ngực, nhịp tim nhanh không kiểm soát
- Chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon miệng
- Tăng cường sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
- Các hành vi lặp lại như cắn móng tay, cắn môi, bứt tóc,…
- Hay giật mình và hoảng sợ
- Trì hoãn và không dám đối diện với mọi thứ
- Muốn từ bỏ và có ý nghĩ thôi thúc từ bỏ
Stress gây ra rất nhiều tác hại tới sức khoẻ và tinh thần con người. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Chính vì vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn cần phải kịp thời ngăn chặn và giải quyết nó. Các cách giảm stress hiệu quả có thể kể đến như:
#1. Luyện tập thể dục thể thao
Thể thao là một cách hữu hiệu giúp giảm stress hiệu quả. Bởi trong quá trình luyện tập, nó sẽ kích thích não bộ tiết ra các hormone endorphins và opiate giúp ta cảm thấy yêu đời, vui vẻ hơn.
Cùng với đó là việc được gặp gỡ nhiều người, cùng nhau giao lưu sẽ giúp cho bạn thêm lạc quan, thêm niềm tin vào cuộc sống.
#2. Thư giãn bằng âm nhạc, phim ảnh
Khi bạn cảm thấy stress, hãy tạm thời gạt mọi thứ sang một bên và xả stress bằng cách thả mình vào những bản nhạc mà bạn thích, hay xem một bộ phim nào đó, có thể là phim hài hoặc phim tình cảm bi đát, miễn là nó khiến bạn trút bỏ được cảm xúc. Khi đó, có thể bạn sẽ cảm thấy yêu đời và nhẹ nhàng hơn.
#3. Trút bỏ tâm sự với người khác
Những căng thẳng chất chứa trong lòng sẽ rất khó để tiêu tan đi nếu bạn không cho nó thoát ra khỏi đầu óc. Hãy trút bỏ những tâm sự đó cho người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
Có thể đối với những người sống nội tâm thì điều này thật khó, nhưng mong bạn hãy thử một lần thả lỏng bản thân mà xả mệt mỏi căng thẳng. Dù là người thân quen, bạn bè, hay người lạ, tôi tin là sẽ có ai đó luôn sẵn sàng lắng nghe bạn nói.
#4. Bổ sung dưỡng chất
Khi bị stress, việc ăn uống cũng sẽ phần nào đó giải quyết được vấn đề. Sẽ có một vài chất có tác dụng làm tăng năng lượng và làm dịu não bộ hoặc làm giảm căng thẳng. Một số các chất dinh dưỡng có thể kể đến như:
- Carbohydrate phức hợp: loại carbohydrate này thúc đẩy não bộ tiết ra serotonin- chất làm dịu não bộ và làm tăng lượng đường trong máu. Những thực phẩm có chứa chất này là bánh mì, mì ống, ngũ cốc.
- Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại quả chua như cam, quýt,… có tác dụng hạn chế nồng độ hormone stress
- Magie: Theo nhiều nghiên cứu gần đây, việc bị sụt giảm nồng độ magie có thể khiến bạn đau đầu, mệt mỏi, vì vậy hãy bổ sung thêm magie bằng việc ăn các loại thực phẩm như rau chân vịt, đậu nành, cá hồi nhé
- Omega 3: Để kiểm soát stress tốt hơn, các loại cá béo tự nhiên có thể giúp bạn. Axit béo omega-3 có trong cá hồi và cá ngừ có thể ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ hormone stress và giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tim, trầm cảm và hội chứng tiền mãn kinh. Để có thể cung cấp omega-3 ổn định, bạn nên ăn 85g cá béo ít nhất hai lần một tuần.
Nếu đã thử các cách trên và cảm thấy tình trạng stress ngày càng nặng thì bạn nên tìm tới phòng khám của các bác sĩ tâm lý. Họ là những người trải qua trường lớp và có nhiều kinh nghiệm. Hãy kể họ nghe các vấn đề của bạn, mọi vấn đề đó sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Sau đó, các bác sĩ tâm lý sẽ có liệu trình điều trị phù hợp tùy theo tình trạng bệnh tình của bạn và cho bạn những lời khuyên hợp lý.
#6. Tìm cho mình một không gian riêng tư
Những lúc cảm thấy mệt mỏi vì công việc, học tập hoặc bất cứ vấn đề gì, bạn hãy tìm cho mình một không gian riêng tư, nghe một bản nhạc, và bình tĩnh suy nghĩ về những vấn đề mà bạn đang trải qua. Cố gắng đừng nghĩ tới điều tiêu cực mà hãy nghĩ phương án giải quyết nó nhé.
Và nếu có điều kiện, bạn có thể xách vali lên rồi tìm về một nơi nào đó xa lạ, tránh xa thực tế cuộc sống bộn bề. Việc đi đây đi đó sẽ khiến bạn cảm thấy đất nước mình thật đẹp, và còn nhiều điều kì thú. Chắc chắn rằng tình trạng stress sẽ giảm đi đáng kể đấy.
Tóm lại
Stress tuy là một vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên bạn đừng để nó chi phối cuộc sống mình. Hãy xem áp lực là động lực và vượt qua nó, mọi thứ chắc chắn rồi sẽ ổn thôi. Việc giảm stress cũng là cách để chăm sóc làn da của mình đấy!
Với 6 cách giảm stress hiệu quả ở trên, hy vọng sẽ giúp được mọi người giảm bớt phần nào về stress.