RONG KINH KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ BẠN NGHĨ

User ID
170396
Tham gia
24 Tháng mười hai 2019
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Tuổi
60
Đồng
0
Rong kinh kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Trong bài viết hôm nay bác sĩ Chánh sẽ giải đáp các thắc mắc cho chị em về hiện tượng rong kinh và cách chữa.
rong-kinh-mobile.jpg

Rong kinh là gì?
Rong kinh được hiểu đơn giản là hiện tượng chảy máu kéo dài khi chị em đến chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt kéo dài), lượng máu thoát ra ngoài thường nhiều hơn so với chu kỳ kinh bình thường.
Khi bị rong kinh kéo dài, chị em có nguy cơ cao phải đối mặt với một số vấn đề như thiếu máu, mệt mỏi, choáng váng, suy nhược, ngất xỉu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
Thông thường, ở một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh là từ 3 – 5 ngày và lượng máu kinh mất đi dao động trong khoảng 20 – 80ml tùy vào cơ địa của từng người.
Máu kinh bình thường cũng sẽ có màu đỏ sẫm, có một vài mảnh vụn nhỏ của niêm mạc âm đạo, tử cung và máu thường không đông, đôi khi mới có một vài cục máu đông nhỏ nhưng không nhiều.
Đối với những trường hợp có thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml/chu kỳ thì có thể người đó đã bị rong kinh.
Theo nghiên cứu, có khoảng 9 – 14% trường hợp nữ giới gặp phải hiện tượng rong kinh. Có đến 90% các trường hợp bị rong kinh gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì và ở những phụ nữ tiền mãn kinh từ 40 – 50 tuổi.

Rong kinh được chia thành 2 loại:
Rong kinh cơ năng: Hầu hết bắt nguồn từ rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì và ở những phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn nội tiết tố.
Rong kinh thực thể: Thường bắt nguồn từ các tổn thương ở tử cung, cổ tử cung hoặc do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang… Đôi khi rong kinh thực thể cũng do thai ngoài tử cung, các bệnh lý toàn thân như bướu giáp, rối loạn đông máu…
Ngoài ra, rong kinh cũng gặp ở những chị em đã từng sinh con nhiều lần, mắc bệnh thừa cân, béo phì, viêm gan mạn tính, hút thuốc lá, suy giáp, đái tháo đường…
Dấu hiệu rong kinh thường gặp
Các triệu chứng, biểu hiện của hiện tượng rong kinh thường bao gồm:
➤ Có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
➤ Lượng máu kinh thoát ra nhiều khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục, mỗi lần thay cần thay cùng lúc 2 cái băng.
➤ Máu kinh ra nhiều, đặc biệt là phải thay băng vệ sinh nhiều lần vào ban đêm.
➤ Chu kỳ kinh nguyệt bất thường trong 2 kỳ kinh liên tiếp.
➤ Máu kinh xuất hiện từng cục máu đông lớn, máu có thể vón cục.
➤ Thường xuyên bị đau bụng dưới dữ dội mỗi khi đến kỳ kinh và gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
➤ Hiện tượng rong kinh kéo dài khiến chị em có biểu hiện thở dốc, mệt mỏi, phờ phạc, thậm chí là ngất xỉu.
Rong kinh kéo dài không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày mà có còn là nguyên nhân khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, các vi khuẩn dễ tấn công vào vùng kín gây bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Khi nhận thấy các biểu hiện của rong kinh, chị em nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
maxresdefault.jpg

Cách chữa rong kinh kéo dài
Chữa rong kinh bằng bất cứ cách nào cũng cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ, tình trạng bệnh. Sau khi tiến hành thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Sử dụng phương pháp nội khoa
Trường hợp rong kinh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị hoặc đặt vòng nội tiết nhằm giúp điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt, giúp hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rong kinh kéo dài phần lớn là thuốc bổ sung sắt, thuốc bổ sung hormone để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và bổ sung lại lượng máu đã mất.
Việc sử dụng thuốc chữa rong kinh kéo dài cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chị em không tự ý mua thuốc về chữa bởi sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng phương pháp ngoại khoa
Đối với các trường hợp rong kinh kéo dài nghiêm trọng, sử dụng thuốc khó mang lại hiệu quả thì các bác sĩ sẽ xem xét cụ thể rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc kết hợp với phương pháp ngoại khoa.
Hầu hết các trường hợp điều trị rong kinh kéo dài bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, đa nang buồng trứng… phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà chị em gặp phải.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị rong kinh kéo dài, chị em cũng cần chú ý một số vấn đề về thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
Tuân thủ việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung các loại thức ăn giàu chất sắt như sò, gà tây, thịt bò, hàu, ốc, cá biển, các loại thịt có màu đỏ, hải sản, hoa quả tươi, ngũ cốc… để bổ sung lại lượng máu đã mất khi bị rong kinh.
Uống đầy đủ nước mỗi ngày, có thể sử dụng thêm nước súp, nước ép rau củ quả, sinh tố…
Tránh sử dụng các loại thức ăn lạnh, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như bia, rượu…
Nghỉ ngơi hợp lý tại nhà.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, chú ý thay băng vệ sinh đúng cách trong thời gian có kinh nguyệt.
Khi nhận thấy có biểu hiện bất thường thì nên đi thăm khám ngay.
Rong kinh là một biểu hiện mà rất nhiều chị em gặp phải khi đến kỳ kinh nguyệt. Để phòng tránh hiện tượng này thì chị em cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Nếu nhận thấy mình có biểu hiện rong kinh thì chị em nên đi thăm khám, chữa trị càng tốt.
—–
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ
Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565
—✯✯✯✯✯—
GIỜ LÀM VIỆC
Thứ 2 – Thứ 7
Buổi sáng: 7h30h -11h
Buổi chiều: 13h30-19h
Chủ nhật
Buổi sáng: 7h30 -11h
Buổi chiều nghỉ
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom