SkinBoosterMilkOilSerum
New member
Đối với những tín đồ làm đẹp, những chị em đã và đang gặp các vấn đề về mụn, cũng như đang phải trải qua những tình trạng da xấu, thì khái niệm “purging” có lẽ không còn quá xa lạ, đặc biệt là khi mua sắm các loại mỹ phẩm liên quan đến điều trị mụn.
“Purging”, hay còn gọi là đẩy cồi mụn, không phải chỉ đơn giản là một tính từ bóng bẩy chỉ phục vụ cho mục đích quảng cáo, mà nó thật sự là một khái niệm được sử dụng hằng ngày. Vậy, purging là gì? Tại sao lại xảy ra tình trạng purging? Hãy để Skin Republic giúp bạn tìm hiểu những khái niệm tưởng chừng như mới lạ nhưng lại vô cùng quen thuộc trong bài viết sau đây.
Purging là gì?
Từ những thời điểm mà chúng ta sử dụng các dẫn xuất có tính tăng sinh và tăng thải mạnh, cũng như sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết acid, thì khái niệm purging mới bắt đầu xuất hiện trong từ điển của các tín đồ làm đẹp, cũng như đang dần trở nên phổ biến trong các cộng đồng chị em.
Purging, hay đẩy nhân mụn, là một quá trình thường thấy trong việc điều trị mụn, lấy nhân mụn ẩn và cải thiện tình trạng da. Quá trình này xuất hiện khi chúng ta kích thích tốc độ thay mới làn da bằng việc tăng đào thải, để da tự đẩy lớp sừng mới lên bề mặt tầng biểu bì. Việc kích thích này thường diễn ra khi chúng ta sử dụng một số hoạt chất có tác dụng làm sạch, tẩy tế bào chết hoặc tăng sinh, tăng cường chức năng.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng Purging?
Nguyên nhân chính khiến mụn thường xuất hiện trên da chúng ta là do sự tích tụ bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết ở dưới tầng da và lỗ chân lông. Những tích tụ này lớn dần, tích tụ và sản sinh vi khuẩn, trở thành những biến chứng không lường trước được. Việc kích thích các chức năng tổng quát giúp da tăng sinh lớp sừng mới, đồng thời đào thải lớp sừng cũ liên tục, khiến cho các nhân mụn bị đẩy dần lên bề mặt.
Các hoạt chất thường gây ra tình trạng này là dẫn xuất retinol và các loại acid tẩy tế bào chết sâu như acid salicylic thuộc nhóm BHA. Với retinol, đây là thành phần có tính chuyển hóa cao, kích thích và đẩy nhanh quá trình thay mới làn da. Acid Salicylic là thành phần có tính tiêu sừng mạnh, thường được dùng để làm sạch sâu làn da, phá hủy tế bào sừng cũ kỹ và ứ đọng để da được tái tạo và hoàn thiện. Ngoài ra, hiện tượng purging còn xuất hiện với các loại AHA như acid lactic, mandelic acid,.. nhưng tình trạng này ít thấy xảy ra.
Những sản phẩm sử dụng BHA để làm sạch lỗ chân lông và điều trị mụn như Red Peel Tingle Serum từ So'Natural cũng giúp đưa da vào tình trạng purging
Phân biệt Purging và Break Out
Thoạt đầu, purging trông như breakout. Việc bề mặt da xuất hiện các loại mụn, bã nhờn liên tục khiến cho chị em tưởng rằng làn da của mình đang bị kích ứng, sản sinh ra các loại mụn. Tuy nhiên, đối với tình trạng purging, các nhân mụn thường có xu hướng khô, cũng như nhanh chóng biến mất và không đau, không lây lan. Trái lại với purging, thì break out hay phản ứng với một vài chất hoặc cả sản phẩm sẽ khiến làn da bị đỏ ửng, xuất hiện những vùng mụn sưng và có xu hướng lớn dần lên.
Việc dễ nhất để phát hiện breakout là bạn phát hiện ra mụn ở những khu vực mới khi sử dụng sản phẩm. Khác với quá trình purging, sẽ tốn từ 4-6 tuần, breakout và các kích ứng da diễn ra rất nhanh, thậm chí là có thể trong thời gian ngắn như một đêm. Nếu bạn không chắc về tình trạng da của mình, nên tham vấn những người có kinh nghiệm, các chuyên gia và bác sĩ, bởi các loại mụn xuất hiện do breakout có thể phát triển và trở thành những khu vực da gây biến chứng xấu cho sức khỏe toàn diện.
Khi phát hiện tình trạng breakout, thì việc đầu tiên cần làm đó chính là ngay lập tức ngưng sử dụng sản phẩm đó, đồng thời quay về những phương pháp chăm sóc da truyền thống và không sử dụng quá nhiều hoạt chất, tốt nhất là nên có các thành phần tự nhiên, hoặc sử dụng các thành phần tự nhiên, hạn chế với các loại hóa chất để làn da có thời gian tự phục hồi.
Bạn nên làm gì trong thời kỳ Purging?
Trong thời kỳ purging, chị em nên tinh giảm liều lượng các hoạt chất tiêu sừng và chuyển hóa, cũng như nên duy trì một chế độ chăm sóc và làm sạch da nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng các hoạt chất có khả năng gây kích ứng và tính tẩy cao. Nên sử dụng những sản phẩm tẩy trang không chứa cồn, cũng như chú trọng vào công đoạn dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng.
Không được nặn mụn. Việc nặn mụn trong giai đoạn này chỉ kéo dài thời gian purging, và thậm chí để lại những vết sẹo xấu xí trên khuôn mặt. Trong giai đoạn này, da cần những sự bảo vệ nhất định, cũng như rất cần sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, hạn chế các tác động và tổn thương không cần thiết.
Kết quả có được sau thời kì purging là thực sự xứng đáng!
Purging là một quá trình tương đối khó chịu và đáng sợ, nhưng những kết quả mà nó mang lại quả thực là rất xứng đáng. Và nếu chị em cần thêm những tư vấn, những kiến thức về giai đoạn này, đừng ngại ngần quay lại chuyên mục blog beauty của Skin Republic để biết thêm về những thông tin, và kiến thức về chăm sóc da và làm đẹp.
“Purging”, hay còn gọi là đẩy cồi mụn, không phải chỉ đơn giản là một tính từ bóng bẩy chỉ phục vụ cho mục đích quảng cáo, mà nó thật sự là một khái niệm được sử dụng hằng ngày. Vậy, purging là gì? Tại sao lại xảy ra tình trạng purging? Hãy để Skin Republic giúp bạn tìm hiểu những khái niệm tưởng chừng như mới lạ nhưng lại vô cùng quen thuộc trong bài viết sau đây.
Từ những thời điểm mà chúng ta sử dụng các dẫn xuất có tính tăng sinh và tăng thải mạnh, cũng như sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết acid, thì khái niệm purging mới bắt đầu xuất hiện trong từ điển của các tín đồ làm đẹp, cũng như đang dần trở nên phổ biến trong các cộng đồng chị em.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng Purging?
Các hoạt chất thường gây ra tình trạng này là dẫn xuất retinol và các loại acid tẩy tế bào chết sâu như acid salicylic thuộc nhóm BHA. Với retinol, đây là thành phần có tính chuyển hóa cao, kích thích và đẩy nhanh quá trình thay mới làn da. Acid Salicylic là thành phần có tính tiêu sừng mạnh, thường được dùng để làm sạch sâu làn da, phá hủy tế bào sừng cũ kỹ và ứ đọng để da được tái tạo và hoàn thiện. Ngoài ra, hiện tượng purging còn xuất hiện với các loại AHA như acid lactic, mandelic acid,.. nhưng tình trạng này ít thấy xảy ra.
Phân biệt Purging và Break Out
Thoạt đầu, purging trông như breakout. Việc bề mặt da xuất hiện các loại mụn, bã nhờn liên tục khiến cho chị em tưởng rằng làn da của mình đang bị kích ứng, sản sinh ra các loại mụn. Tuy nhiên, đối với tình trạng purging, các nhân mụn thường có xu hướng khô, cũng như nhanh chóng biến mất và không đau, không lây lan. Trái lại với purging, thì break out hay phản ứng với một vài chất hoặc cả sản phẩm sẽ khiến làn da bị đỏ ửng, xuất hiện những vùng mụn sưng và có xu hướng lớn dần lên.
Khi phát hiện tình trạng breakout, thì việc đầu tiên cần làm đó chính là ngay lập tức ngưng sử dụng sản phẩm đó, đồng thời quay về những phương pháp chăm sóc da truyền thống và không sử dụng quá nhiều hoạt chất, tốt nhất là nên có các thành phần tự nhiên, hoặc sử dụng các thành phần tự nhiên, hạn chế với các loại hóa chất để làn da có thời gian tự phục hồi.
Trong thời kỳ purging, chị em nên tinh giảm liều lượng các hoạt chất tiêu sừng và chuyển hóa, cũng như nên duy trì một chế độ chăm sóc và làm sạch da nhẹ nhàng, hạn chế sử dụng các hoạt chất có khả năng gây kích ứng và tính tẩy cao. Nên sử dụng những sản phẩm tẩy trang không chứa cồn, cũng như chú trọng vào công đoạn dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng.
Không được nặn mụn. Việc nặn mụn trong giai đoạn này chỉ kéo dài thời gian purging, và thậm chí để lại những vết sẹo xấu xí trên khuôn mặt. Trong giai đoạn này, da cần những sự bảo vệ nhất định, cũng như rất cần sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, hạn chế các tác động và tổn thương không cần thiết.
Purging là một quá trình tương đối khó chịu và đáng sợ, nhưng những kết quả mà nó mang lại quả thực là rất xứng đáng. Và nếu chị em cần thêm những tư vấn, những kiến thức về giai đoạn này, đừng ngại ngần quay lại chuyên mục blog beauty của Skin Republic để biết thêm về những thông tin, và kiến thức về chăm sóc da và làm đẹp.