Hôn nhân đồng tính: Đồng tình hay phản đối?

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Đám cưới đồng tính ngày một nhiều

Ở Việt Nam hiện nay, hai từ “Đồng tính” không còn quá xa lạ với mọi người. Thời kì đầu khi xã hội biết tới sự tồn tại của những người mang giới tính thứ ba, họ đã có một cái nhìn kì thị, phân biệt. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại cách nhìn nhận của mọi người đã thay đổi tích cực hơn.
Bản thân những người đồng tính đã không còn ngần ngại, che giấu con người thật của mình. Họ sống tự tin và dám thể hiện mình hơn. Hàng loạt những đám cưới đồng tính diễn ra một cách công khai giống như hồi chuông lớn khẳng định sự tồn tại mạnh mẽ của cộng đồng những người mang giới tính thứ ba.
Đám cưới đồng tính đầu tiên được biết tới ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 7/4/1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa hai người nam. Tiệc cưới diễn ra ở một khách sạn với 100 khách mời nhưng phần lớn bị người dân phản đối.
Gần một năm sau, vào ngày 7/3/1998 một đám cưới giữa hai người đồng tính nữ diễn ra tại Vĩnh Long nhưng giấy xin phép kết hôn của họ không được chính quyền sở tại chấp nhận. Mặc dù thời điểm đó, báo chí có đưa tin về vấn đề này tuy nhiên chủ yếu là dưới góc độ kịch liệt phản đối.
1344216007-quangminhthuylinh.jpg

Cặp đôi đồng tính nữ ở Hà Nội:*Thùy Linh - Quang Minh
Cho tới những năm gần đây, hàng loạt đám cưới đồng tính được tổ chức một cách rầm rộ, công khai cộng với sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông mà người ta biết tới rộng rãi hơn. Trong đó có những đám cưới rình rang gây xôn xao dư luận.
Cuối năm 2010, đám cưới của đôi bạn trẻ Quang Minh – Thùy Linh (19 tuổi, đang là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội) đã diễn ra. Trên mạng đã xuất hiện một đoạn clip 10 phút về đám cưới của cặp đôi này. Trong đó, không chỉ có lời phát biểu của "cô dâu", "chú rể" mà quan điểm cá nhân của những người tham dự lễ cưới cũng được ghi lại. Khi ấy, cư dân mạng đã thực sự bất ngờ khi chứng kiến đám cưới này. Khi tìm hiểu về cặp đôi này, người ta mới biết đó thực sự là một tình yêu sét đánh. Quang Minh và Thùy Linh mới chỉ gặp và yêu nhau 1 tháng nhưng đã quyết định đi tới hôn nhân. Trong lễ cưới, "chú rể" Quang Minh không ngần ngại trao cho cô dâu Thùy Linh những nụ hôn ngọt ngào và những cái ôm thật chặt.*Nhìn đôi uyên ương cùng giới này, không ít cặp đôi bình thường khác cũng phải ngưỡng mộ vì sự hạnh phúc của họ.
Tình yêu đồng tính cũng mạnh mẽ và quyết liệt như tất cả chuyện tình của các cặp đôi bình thường khác, để có được nữa, đôi bạn trẻ ở Cà Mau đã* phải dùng đến cả cái chết để mong gia đình chấp nhận. Đầu năm 2012, một đám giữa cô dâu Nguyễn Vạn N (20 tuổi) và Nguyễn Thị N (21 tuổi) được diễn ra nhưng chính quyền địa phương đã ngăn cấm đám cưới này vì vi phạm luật hôn nhân gia đình. Hai cô gái đã "vờ" chấp nhận chia tay. Nhưng về quê, khi hai gia đình khuyên can, đôi trẻ đã thề sẽ tự tử nếu không được chung sống cùng nhau. Trước sự bảo vệ tình yêu đầy quyết liệt của hai con, gia đình đôi bên đã đồng ý và tổ chức một bữa cơm nho nhỏ với sự có mặt của người thân trong gia đình để chứng kiến sự thành hôn của Nguyễn Vạn N và Nguyễn Thị N.
Đám cưới của cặp đôi đồng tính nam ở Kiên Giang cũng khiến dân tình được dịp trầm trồ. Cuối tháng 5/2012, cộng đồng sửng sốt trước một đám cưới rầm rộ được diễn ra của cặp đôi chú rể Hoàng Bảo Quốc và "cô dâu" Trương Văn Hên. Trong đám cưới, "cô dâu" e lệ và và hạnh phúc bên người yêu đồng giới của mình. Để có được giây phúc mãn nguyện này, đôi bạn trẻ đã phải trải qua rất nhiều sự phản đối, ngăn cấm cuối cùng mới thuyết phục được gia đình đôi bên vun vào cho hạnh phúc lứa đôi của họ.
1344216128-namhatien.jpg

Đám cưới đồng tính nam ở Kiên Giang: Chú rể Bảo Quốc và "cô dâu"*Trần Văn Hên
Gần đây nhất, cuối tháng 7 vừa qua, một đôi uyên ương là công nhân ở Bình Dương đã kết tóc xe duyên cùng nhau. Cô dâu là Kim Phượng còn "chú rể" là Lê Thị Phương. Đám cưới diễn ra với 150 khách mời, trong đó có bố "chú rể" và anh trai cô dâu tham dự. Mặc dù cô dâu đã từng có chồng và ly hôn trước khi tới với tình yêu đích thực của đời mình.
Hôn nhân đồng tính: Đồng tình hay phản đối?
Trong những năm gần đây, với sự giúp sức của truyền thông, cộng đồng người đồng tính đã có nhiều cơ hội để hòa nhập với mọi người. Không chỉ báo chí đưa tin, các hình thức nghệ thuật khác cũng lấy thế giới của những người đồng tính là đề tài, đối tượng phản ánh. Chính điều này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức khiến xã hội thay đổi cách nhìn của người dân về người đồng tính.
Với lợi thế ngôn ngữ có thể truyền tải được tất cả những diễn biến tinh tế trong tâm hồn con người, văn học là thể loại đầu tiên phản ánh về những người đồng tính. Hàng loạt các tác phẩm như: . Một thế giới không có đàn bà, Les - Vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Thành phố không lạc loài (Phạm Thành Trung)… đã góp phần không nhỏ giúp mọi người hiểu và đồng cảm hơn với những người thuộc giới tính thứ ba khi mà dưới ngòi bút của các tác giả, sự yêu thương, tình cảm và suy nghĩ của những người đồng tính được thể hiện ra một cách đầy trân trọng.
Không chỉ văn học mà kịch sân khấu cũng đã mạnh dạn thử sức với mảng đề tài nhạy cảm này. Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật như: Chuyện hai chàng (Đạo diễn Ngọc Hùng), Đỏ - cam – vàng – lục – lam – tím (Tác giả Thanh Nga, đạo diễn Ngọc Hùng; Mẹ kế tôi là đàn ông (Tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Hoàng Duẩn). Khai thác dưới góc độ hài hước, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc, các vợ kịch đã để lại trong lòng công chúng hình ảnh về những người đồng tính dí dỏm nhưng cũng có một nội tâm vô cùng phong phú.
Đặc biệt, thể loại phim điện ảnh là môn nghệ thuật khai thác mạnh mẽ, táo bạo và sâu sắc nhất về đề tài người đồng tính. Nó không chỉ là mảng đề tài hút khách, mời gọi được đông đảo khán giả tới rạp xem phim mà còn làm cho công chúng thấy được hình ảnh người đồng tính không hề lập dị, bệnh hoạn mà rất đỗi thân thương, đời thường. Một số bộ phim tiêu biểu cho chủ đề này là: Gái nhảyTrai nhảy (Đạo diễn Lê Hoàng); Những cô gái chân dài (Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng); Hồn Trương Ba da hàng thịtNhững nụ hôn rực rỡ (Nguyễn Quang Dũng); Để mai tính (Charlie Nguyễn) và gần đây nhất là bộ phim Hotboy nổi loạn và câu chuyện về cô gái điếm, thằng cười và con vịt (Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng).
Với tầm ảnh hưởng lớn của điện ảnh và tâm huyết của những người làm phim, điện ảnh Việt Nam đã mang tới cuộc sống hình ảnh về những người đồng tính có trái tim, tình cảm và tình yêu thương mọi người rất đỗi lớn lao. Nó đã góp phần đập tan đi những ác cảm vốn có của mọi người khi nhắc tới hai từ "Đồng tính".
1344216413-dongtinh1.jpg

Sự phản ánh sâu rộng của điện ảnh với chủ đề người đồng tính đã phần nào thay đổi cách nhìn của người dân (Cảnh trong phim Để mai tính - Đạo diễn Charlie Nguyễn)
Có thể nói, cùng với sự trợ giúp của truyền thông và thực tế hàng loạt các đám cưới đồng tính diễn ra trong xã hội đã tác động tới những nhà làm luật. Mới đây, Bộ Tư pháp quyết định điều chỉnh lại luật Hôn nhân và gia đình, trong đó xem xét tới vấn đề hôn nhân đồng tính. Trước thông tin này, tổ chức ICS – Một tổ chức về quyền lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới lớn nhất Việt Nam đã hỏi ý kiến 5.000 người đồng tính về vấn đề hôn nhân. Kết quả là có 71,1% muốn kết hôn với người đồng giới, 24,7% muốn chung sống có đăng ký, chỉ 4,2% chấp nhận chung sống không đăng ký.
Dù bộ luật có thay đổi như thế nào thì nó cũng là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới những người đồng giới. Họ đã trở thành một đối tượng được cả xã hội tính đến và xem xét quyền lợi chứ không phải là thành phần bị xã hội loại ra khỏi cộng đồng chung. Còn chưa có kết luận chính xác rằng, hôn nhân đồng tính ở Việt Nam có được pháp luật công nhận hay không nhưng có một điều rõ ràng là cộng đồng những người mang giới tính thứ ba đã được xã hội quan tâm, quyền lợi của họ đã được tính tới.


[TD="class: c36"] Quan hệ người đồng tính trong các văn bản Luật của Việt Nam trước đây
Bộ luật Hồng Đức (Nhà Lê 1428 – 1787) và Gia Long (nhà Nguyễn 1802 – 1945) có các hình phạt đối với tội hiếp dâm, cưỡng dâm, ngoại tình và loạn luân những người khác giới nhưng không hề nhắc đến tình dục đồng giới. Tuy nhiên, hai bộ luật này cũng có những điều khoản quy định, nếu hiếp dâm và ngoại tình xảy ra giữa hai người đàn ông mà cả hai hoặc một trong hai đã có vợ thì cũng bị trừng phạt tương tự như trường hợp sự việc đó xảy ra giữa hai người khác giới. Việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ , thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp.
Trong giai đoạn nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, hành vi kê gian (giao hợp hậu môn) và đồng dâm nam cũng không hề bị cấm. Chính quyền thực dân pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các nước thuộc địa. Cho tới năm 2000, không có một văn bản luật pháp nào của Việt Nam chính thức đề cập đến tình dục đồng giới.
Như vậy có thể thấy, dù người đồng tính không được gọi một cách đích danh, nhưng trong các văn bản luật thời kì đầu của nước ta những chi tiết liên quan tới quan hệ của người đồng tính cũng đã được xác định.

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom