1. ĐẠI CưƠNG
Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.
2.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
-Mặc dù một số trường hợp có nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều trường hợp không phát hiện được nguyên nhân.
-Côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin được cho là cơ chế gây bệnh.
-Sẩn ngứa cũng là biểu hiện của viêm da cơ địa.
-Sẩn ngứa cũng kèm theo một số bệnh như các khối u lympho Hodgkin hoặc bạch cầu cấp.
TTRối loạnBệnh lý 1Nội tiếtĐái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp 2ChuyểnViêm gan, xơ gan, ung thư gan, tắc mật, gút hóa 3ThậnSuy thận mạn tính 4MáuThiếu máu, thiếu máu thiếu sắt 5Ung thưCác ung thư biểu mô, đa u tủy, u lympho ác tính (đặc biệt u lympho Hodgkin, mycosis fungoides), bệnh bạch cầu mạn 6Bệnh kýBệnh giun đũa, giun móc sinh trùng 7Thần kinhSuy tủy, u đồi thị 8Yếu tố môiKích thích cơ học, tình trạng khô, thức ăn cay nóng trường
9Thuốc Cocain, morphin, bleomycin, và các thuốc gây tăng nhạy cảm
10Thức ănHải sản, rau, thịt lợn, rượu, bia, chocolate 11Thai nghén3 tháng cuối 12Tâm thầnStress, loạn thần nặng, rối loạn tâm thần khác 13Khô daKhô da người già
3.CHẨN ĐOÁN
a)Chẩn đoán xác định
– Lâm sàng
+Sẩn phù dạng mày đay.
+Sẩn huyết thanh.
+Mụn nước: xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.
+Sẩn cục: tổn thương sẩn chắc, màu đỏ nâu hoặc xám. Kích thước từ 1 đến 2
cm.
+Vết xước do cào gãi.
+Tổn thương rải rác, chủ yếu vùng da hở.
-Cận lâm sàng
+Xét nghiệm tìm nguyên nhân: công thức máu, sinh hóa máu phát hiện rối loạn chức năng các cơ quan.
+Sinh thiết da: ít được chỉ định. Tăng sinh lớp gai và xâm nhập tế bào viêm
ởphần nông của trung bì.
b)Phân loại thể, mức độ – Thể cấp tính
+Tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch.
+Thể cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Nhiễm trùng thứ phát xuất hiện do trẻ gãi, chà xát. Nguyên nhân hay gặp do viêm da cơ địa, quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc với thức ăn.
-Thể bán cấp
+Sẩn nổi cao, trên có mụn nước hoặc vết trợt hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều. Vị trí gặp ở mặt duỗi các chi hoặc thân mình. Tiến triển của bệnh dai dẳng và có thể mạn tính.
+Nguyên nhân của thể bán cấp đôi khi khó phát hiện. Các bệnh lý có thể gặp là viêm da cơ địa, đái đường, rối loạn chức năng gan, u lymho, bệnh bạch cầu, u lympho Hodgkin, các khối u nội tạng, gút, suy thận hoặc mang thai, stress tâm lý.
-Thể mạn tính: có thể được chia thành 2 dưới nhóm:
+Sẩn ngứa mạn tính đa dạng: xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, có xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa. Vị trí hay gặp ở thân mình và chân ở người lớn tuổi. Hay tái phát và tiến triển dai dẳng.
+Sẩn cục: lớn, phân bố riêng lẻ. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi tạo các vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặt sẩn. Gặp ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ lớn tuổi. Vị trí hay gặp ở chi. Tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm.
-Sẩn ngứa phụ nữ có thai: xuất hiện ở phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Vị trí ở chi hoặc thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh. Bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại với các lần mang thai sau.
c)Chẩn đoán phân biệt – Viêm da cơ địa
– Viêm da tiếp xúc
– Nhiễm herpes simplex virút – Hồng ban đa dạng
-Sẩn và mảng mày đay ngứa trên phụ nữ có thai: xuất hiện ở thời kỳ muộn của quá trình mang thai. Vị trí hay gặp là vùng quanh rốn.
4.ĐIỀU TRỊ
a)Nguyên tắc chung
-Tìm nguyên nhân để loại bỏ
-Điều trị tùy từng giai đoạn
-Hạn chế gãi, chà xát
b)Điều trị cụ thể
THuốc mỡ gỗ sồi GANIKderma
+Thế hệ 1: promethazin (viên 25 mg, 50 mg, siro 0,1%), clorpheniramin (viên 4 mg), hydroxyzin (viên 25 mg).
+Thế hệ 2: loratadin (viên 10 mg, siro 1%), cetirizin (viên 5 mg, 10 mg, siro
1%), levocetirizin (viên 5 mg, siro 0,5%), fexofenadin (viên 60 mg, 120 mg, 180 mg), desloratadin (viên 5 mg, siro 0,5%).
-Tránh côn trùng đốt: DEP, permethrin 5%, crotamiton 10%.
-Loại bỏ thức ăn gây quá mẫn.
-Kem chống nắng: áp dụng cho sẩn ngứa liên quan đến ánh nắng. Sử dụng kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB.
-Thuốc ức chế miễn dịch điều trị trong thời gian ngắn: cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa như corticosteroid đường toàn thân, methotrexat, cyclosporin và azathioprin.
-Quang trị liệu và quang hóa trị liệu.
5.TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
-Bệnh lý lành tính.
-Chà xát nhiều gây dày sừng, sẩn chắc tiến triển mạn tính.
6.PHÒNG BỆNH
-Tránh các yếu tố kích thích như thức ăn, thuốc.
-Sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên.
-Tránh chà xát lên các tổn thương.
-Hạn chế ra nắng, mặc quần áo bảo vệ đối với sẩn ngứa do ánh sáng.