Bún măng vịt được bán khá nhiều ở các quán ăn, nhà hàng với giá thành trung bình từ 25 – 50k/tô. Hầu hết các chị em đều cho rằng nấu bún măng vịt rất khó, từ khâu sơ chế vịt mất thời gian, khâu ngâm măng, nấu nước dùng... Tuy nhiên, vấn đề chính là các chị em không nắm được công thức chuẩn để nấu bún măng vịt, từ đó mặc định là khó nấu.
Nguyên liệu
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/3 đập dập, 1/3 thái chỉ, 1/3 để nguyên.
Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
Thịt vịt sau khi đã sơ chế sạch sẽ, bạn pha một ít rượu + muối + nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Tiếp đó, dùng tay lấy phần gừng tươi đập dập chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Bước này giúp khử sạch mùi hôi của vịt (thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử hết sẽ khiến thịt vịt và nước dùng hơi có mùi khó chịu khi ăn).
Bạn nấu sôi một nồi nước nhỏ, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng vuông vừa ăn.
Măng tươi rửa sạch, thái thành những sợi dài khoảng 5 – 7cm. Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi với chút muối, cho măng vào luộc khoảng 30 phút để măng ngon hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.
Tỏi khô 1 củ đập dập, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên.
Hành khô 2 củ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ; 2 củ còn lại bóc sạch vỏ rồi cắt đôi.
Các loại rau sống ăn kèm nhặt gốc, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 5cm, phần lá thái nhỏ.
Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
Luộc vịt (đồng thời là nấu nước dùng)
Bạn bắc một nồi nước lớn lên bếp (lượng nước đủ để ngập vịt) cùng với 1 muỗng muối trắng, gừng thái chỉ, hành tím bổ đôi và ½ phần đầu hành trắng, các gia vị này sẽ giúp vịt thơm ngon hơn khi luộc. Cho vịt vào nồi rồi mới bật bếp nấu, khi nước luộc sôi bạn hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, đồng thời mở vung nồi và vớt bọt thường xuyên. Lưu ý, bạn phải vớt hết bọt, váng mỡ vịt trong quá trình luộc thì nước dùng mới trong và thanh vị.
Luộc vịt trong khoảng 20 – 30 phút, dùng đầu đũa xiên vào đùi vịt, nếu nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín, bạn vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh khoảng 5 phút. Làm như vậy vịt sẽ không bị khô và thâm đen, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn rất nhiều. Nếu thấy vịt ra nước màu đỏ là còn sống, bạn luộc thêm chút nữa cho chín rồi làm như hướng dẫn trên.
Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, xếp ra đĩa.
Lưu ý, sau khi vớt vịt ra vẫn giữ lửa liu riu để giữ nóng nồi nước dùng.
Làm nước mắm gừng chấm thịt vịt
Bạn tranh thủ khoảng thời gian luộc vịt để làm nước mắm gừng:
Cho phần gừng còn lại, thêm 1 trái ớt đã bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và 1 muỗng đường vào cối giã thật nhuyễn, sau đó đổ ra chén. Thêm 4 muỗng nước mắm ngon vào chén cùng 1 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều là đã có ngay chén mắm gừng đậm đà để chấm thịt vịt. Lưu ý, lượng gia vị pha nước mắm bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị.
Nấu măng
Bắc một cái chảo lớn lên bếp với 3 muỗng dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho hành, tỏi băm vào phi thơm, thêm một muỗng ớt bột rồi cho măng vào xào. Nêm thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị. Măng đã luộc chín nên bạn chỉ cần xào sơ khoảng vài phút cho măng thấm dầu và gia vị là được.
Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước dùng vịt, đảo nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng và ½ phần đầu hành còn lại vào. Nấu sôi hỗn hợp nước dùng, nêm nếm lại một lần nữa là xong. Bạn vẫn tiếp tục nấu liu riu để giữ nóng nhé!
Trình bày thành phẩm
Xếp các loại rau sống ra đĩa, đặt cạnh đĩa vịt luộc và chén nước mắm gừng.
Cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước dùng chan lên (múc cả măng và tiết vịt, đầu hành), rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu rồi thưởng thức. Ăn kèm rau sống và nước mắm gừng đậm đà.
Nguyên liệu
- Vịt: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2 kg
- Măng tươi: 500g
- Gừng tươi: 1 nhánh
- Tiết vịt: 500g
- Chanh tươi: 1 trái
- Ớt sừng: 3 trái
- Bún tươi: 1kg
- Rau sống ăn kèm bún: rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, rau quế...
- Hành lá: 1 bó nhỏ
- Rau mùi: 2 bó nhỏ
- Hành khô: 4 củ
- Tỏi khô: 2 củ
- Rượu trắng
- Gia vị: bột ngọt, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn...
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/3 đập dập, 1/3 thái chỉ, 1/3 để nguyên.
Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
Thịt vịt sau khi đã sơ chế sạch sẽ, bạn pha một ít rượu + muối + nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Tiếp đó, dùng tay lấy phần gừng tươi đập dập chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Bước này giúp khử sạch mùi hôi của vịt (thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử hết sẽ khiến thịt vịt và nước dùng hơi có mùi khó chịu khi ăn).
Bạn nấu sôi một nồi nước nhỏ, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng vuông vừa ăn.
Măng tươi rửa sạch, thái thành những sợi dài khoảng 5 – 7cm. Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi với chút muối, cho măng vào luộc khoảng 30 phút để măng ngon hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.
Tỏi khô 1 củ đập dập, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên.
Hành khô 2 củ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ; 2 củ còn lại bóc sạch vỏ rồi cắt đôi.
Các loại rau sống ăn kèm nhặt gốc, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 5cm, phần lá thái nhỏ.
Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
Luộc vịt (đồng thời là nấu nước dùng)
Bạn bắc một nồi nước lớn lên bếp (lượng nước đủ để ngập vịt) cùng với 1 muỗng muối trắng, gừng thái chỉ, hành tím bổ đôi và ½ phần đầu hành trắng, các gia vị này sẽ giúp vịt thơm ngon hơn khi luộc. Cho vịt vào nồi rồi mới bật bếp nấu, khi nước luộc sôi bạn hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, đồng thời mở vung nồi và vớt bọt thường xuyên. Lưu ý, bạn phải vớt hết bọt, váng mỡ vịt trong quá trình luộc thì nước dùng mới trong và thanh vị.
Luộc vịt trong khoảng 20 – 30 phút, dùng đầu đũa xiên vào đùi vịt, nếu nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín, bạn vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh khoảng 5 phút. Làm như vậy vịt sẽ không bị khô và thâm đen, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn rất nhiều. Nếu thấy vịt ra nước màu đỏ là còn sống, bạn luộc thêm chút nữa cho chín rồi làm như hướng dẫn trên.
Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, xếp ra đĩa.
Lưu ý, sau khi vớt vịt ra vẫn giữ lửa liu riu để giữ nóng nồi nước dùng.
Làm nước mắm gừng chấm thịt vịt
Bạn tranh thủ khoảng thời gian luộc vịt để làm nước mắm gừng:
Cho phần gừng còn lại, thêm 1 trái ớt đã bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và 1 muỗng đường vào cối giã thật nhuyễn, sau đó đổ ra chén. Thêm 4 muỗng nước mắm ngon vào chén cùng 1 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều là đã có ngay chén mắm gừng đậm đà để chấm thịt vịt. Lưu ý, lượng gia vị pha nước mắm bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị.
Nấu măng
Bắc một cái chảo lớn lên bếp với 3 muỗng dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho hành, tỏi băm vào phi thơm, thêm một muỗng ớt bột rồi cho măng vào xào. Nêm thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị. Măng đã luộc chín nên bạn chỉ cần xào sơ khoảng vài phút cho măng thấm dầu và gia vị là được.
Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước dùng vịt, đảo nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng và ½ phần đầu hành còn lại vào. Nấu sôi hỗn hợp nước dùng, nêm nếm lại một lần nữa là xong. Bạn vẫn tiếp tục nấu liu riu để giữ nóng nhé!
Trình bày thành phẩm
Xếp các loại rau sống ra đĩa, đặt cạnh đĩa vịt luộc và chén nước mắm gừng.
Cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước dùng chan lên (múc cả măng và tiết vịt, đầu hành), rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu rồi thưởng thức. Ăn kèm rau sống và nước mắm gừng đậm đà.