➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Nguyễn Đức Vy - nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, cơn nóng bừng rồi lạnh toát là dấu hiệu cảnh báo sớm giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Nguyên nhân là do suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến thay đổi trong cơ quan trung khu điều nhiệt ở não bộ. Hầu hết chị em ngoài 40 đều trải qua các cơn bốc hỏa từ nhẹ đến nặng.
Cơn nóng bừng mặt, vã mồ hôi thậm chí xuất hiện vào ban đêm, trong phòng máy lạnh hoặc giữa mùa đông. Nếu không điều tiết, bốc hỏa trong nhiều năm có thể gây mất ngủ mạn tính, trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của bác sĩ Lê Lam Hương qua hàng trăm phụ nữ tại bệnh viện Y Huế cũng cho thấy, suy giảm estrogen khiến 100% phụ nữ thay đổi tính tình, 52% bốc hỏa và 57% rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, chị em còn hứng chịu nhiều rối loạn khác như nám da, kinh nguyệt thất thường, mệt mỏi, loãng xương, sợ sinh hoạt tình dục (77%), đau rát khi quan hệ (61%) và khô hạn (70%). Tuy nhiên, chị em có thể xoa dịu cơn bốc hỏa và các rối loạn khác bằng những cách dưới đây:
Giữ tinh thần tươi trẻ
Bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc bệnh viện Từ Dũ nhấn mạnh, tiền mãn kinh là quá trình tự nhiên, không thể cưỡng lại ở nữ giới. Thay vì khủng hoảng tinh thần khi cơn bốc hỏa ập đến, chị em cần kìm nén và giữ tinh thần thư thái. Bên cạnh đó, nên thẳng thắn trao đổi với bạn đời về thời kì khó khăn của mình, tìm sự cảm thông và cân đối việc sinh hoạt vợ chồng.
Ngoài ra, chị em cũng nên sống lạc quan khi ngoài 30 tuổi. Stress không chỉ khiến cơn bốc hỏa nặng nề hơn về sau này, mà còn khiến thời kỳ tiền mãn kinh đến sớm hơn.
Thay đổi lối sống
Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS) khuyến cáo, phụ nữ tuổi mãn kinh nên tránh ngủ trong phòng quá ấm, mặc áo bó sát hoặc vải không thấm hút mồ hôi, ăn đồ cay nóng, uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. Đây đều là những tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng phát hỏa ở chị em.
Chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen trong bữa ăn hàng ngày (các loại hạt, cây họ đậu, hạt lanh, sắn dây, thạch lựu...), mặc nhiều lớp áo thoáng khí, vải cotton, tập thiền, yoga, khí công, châm cứu hoặc massage...
Khi bốc hỏa, hãy thử hít sâu vào bụng, thở chậm qua mũi và miệng 5-7 lần mỗi phút. Nếu thường xuyên bốc hỏa và mất ngủ, không nên lạm dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Thay vào đó, nên tập thể dục trước khi đi ngủ 2-3 tiếng, nhâm nhi nước mát nếu vã mồ hôi ban đêm, sử dụng gối lạnh kê đầu.
Tránh béo phì
Các nghiên cứu cho thấy, chị em có thể phải chịu đựng 1-10 cơn bốc hỏa mỗi ngày, kéo dài trong 2-5 năm, thậm chí trong 10 năm. Nóng bừng có thể kéo dài một phút đến một tiếng, làm tăng nhiệt độ da lên tới 6 độ C. Đặc biệt, cơn phát hỏa thường nhiều và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ thừa cân, do estradiol và estrone (2 loại nội tiết estrogen) thấp hơn người bình thường. Ngoài ra, chất béo còn hoạt động như một chất cách điện, cản trở tản nhiệt.
Các chuyên gia khuyên rằng, chị em mãn kinh nên giảm cân nếu chỉ số khối cơ thể IBM cao. Một nghiên cứu nhỏ của Viện Lão khoa Quốc gia Mỹ, tiến hành trên 40 phụ nữ béo phì và bốc hỏa ít nhất 4 lần một ngày cho thấy, giảm 10% cân nặng giúp số cơn phát hỏa giảm đi đáng kể.
Bổ sung nội tiết tố nữ
Để khắc phục chứng bốc hỏa và các rối loạn tiền mãn kinh, bác sĩ Lê Quang Thanh tư vấn, chị em có thể dùng liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ theo 2 cách. Cách thứ nhất là bổ sung bằng thuốc nội tiết tổng hợp (hay còn gọi là liệu pháp nội tiết thay thế HRT). Bác sĩ Thanh lưu ý, liệu pháp HRT có tác dụng nhanh nhưng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm do hàm lượng nội tiết cao. Do đó, bắt buộc phải có chỉ định của y bác sĩ chuyên sản phụ khoa và theo dõi định kỳ kỹ lưỡng.
Cách thứ hai là bổ sung estrogen thảo dược. So với liệu pháp HRT, bổ sung estrogen thảo dược chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành (isoflavon), mặc dù tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và không cần chỉ định của bác sĩ chuyên sản phụ khoa.
Isoflavone là một loại estrogen thực vật, có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Chính sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu được các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone còn là chất chống oxy hóa, tham gia vào quá trình ngăn cản sự già hóa của cơ thể.
Nguyên nhân là do suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến thay đổi trong cơ quan trung khu điều nhiệt ở não bộ. Hầu hết chị em ngoài 40 đều trải qua các cơn bốc hỏa từ nhẹ đến nặng.
Cơn nóng bừng mặt, vã mồ hôi thậm chí xuất hiện vào ban đêm, trong phòng máy lạnh hoặc giữa mùa đông. Nếu không điều tiết, bốc hỏa trong nhiều năm có thể gây mất ngủ mạn tính, trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của bác sĩ Lê Lam Hương qua hàng trăm phụ nữ tại bệnh viện Y Huế cũng cho thấy, suy giảm estrogen khiến 100% phụ nữ thay đổi tính tình, 52% bốc hỏa và 57% rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, chị em còn hứng chịu nhiều rối loạn khác như nám da, kinh nguyệt thất thường, mệt mỏi, loãng xương, sợ sinh hoạt tình dục (77%), đau rát khi quan hệ (61%) và khô hạn (70%). Tuy nhiên, chị em có thể xoa dịu cơn bốc hỏa và các rối loạn khác bằng những cách dưới đây:
Giữ tinh thần tươi trẻ
Bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc bệnh viện Từ Dũ nhấn mạnh, tiền mãn kinh là quá trình tự nhiên, không thể cưỡng lại ở nữ giới. Thay vì khủng hoảng tinh thần khi cơn bốc hỏa ập đến, chị em cần kìm nén và giữ tinh thần thư thái. Bên cạnh đó, nên thẳng thắn trao đổi với bạn đời về thời kì khó khăn của mình, tìm sự cảm thông và cân đối việc sinh hoạt vợ chồng.
Ngoài ra, chị em cũng nên sống lạc quan khi ngoài 30 tuổi. Stress không chỉ khiến cơn bốc hỏa nặng nề hơn về sau này, mà còn khiến thời kỳ tiền mãn kinh đến sớm hơn.
Thay đổi lối sống
Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS) khuyến cáo, phụ nữ tuổi mãn kinh nên tránh ngủ trong phòng quá ấm, mặc áo bó sát hoặc vải không thấm hút mồ hôi, ăn đồ cay nóng, uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. Đây đều là những tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng phát hỏa ở chị em.
Chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen trong bữa ăn hàng ngày (các loại hạt, cây họ đậu, hạt lanh, sắn dây, thạch lựu...), mặc nhiều lớp áo thoáng khí, vải cotton, tập thiền, yoga, khí công, châm cứu hoặc massage...
Khi bốc hỏa, hãy thử hít sâu vào bụng, thở chậm qua mũi và miệng 5-7 lần mỗi phút. Nếu thường xuyên bốc hỏa và mất ngủ, không nên lạm dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Thay vào đó, nên tập thể dục trước khi đi ngủ 2-3 tiếng, nhâm nhi nước mát nếu vã mồ hôi ban đêm, sử dụng gối lạnh kê đầu.
Tránh béo phì
Các nghiên cứu cho thấy, chị em có thể phải chịu đựng 1-10 cơn bốc hỏa mỗi ngày, kéo dài trong 2-5 năm, thậm chí trong 10 năm. Nóng bừng có thể kéo dài một phút đến một tiếng, làm tăng nhiệt độ da lên tới 6 độ C. Đặc biệt, cơn phát hỏa thường nhiều và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ thừa cân, do estradiol và estrone (2 loại nội tiết estrogen) thấp hơn người bình thường. Ngoài ra, chất béo còn hoạt động như một chất cách điện, cản trở tản nhiệt.
Các chuyên gia khuyên rằng, chị em mãn kinh nên giảm cân nếu chỉ số khối cơ thể IBM cao. Một nghiên cứu nhỏ của Viện Lão khoa Quốc gia Mỹ, tiến hành trên 40 phụ nữ béo phì và bốc hỏa ít nhất 4 lần một ngày cho thấy, giảm 10% cân nặng giúp số cơn phát hỏa giảm đi đáng kể.
Bổ sung nội tiết tố nữ
Để khắc phục chứng bốc hỏa và các rối loạn tiền mãn kinh, bác sĩ Lê Quang Thanh tư vấn, chị em có thể dùng liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ theo 2 cách. Cách thứ nhất là bổ sung bằng thuốc nội tiết tổng hợp (hay còn gọi là liệu pháp nội tiết thay thế HRT). Bác sĩ Thanh lưu ý, liệu pháp HRT có tác dụng nhanh nhưng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm do hàm lượng nội tiết cao. Do đó, bắt buộc phải có chỉ định của y bác sĩ chuyên sản phụ khoa và theo dõi định kỳ kỹ lưỡng.
Cách thứ hai là bổ sung estrogen thảo dược. So với liệu pháp HRT, bổ sung estrogen thảo dược chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành (isoflavon), mặc dù tác dụng chậm hơn nhưng an toàn và không cần chỉ định của bác sĩ chuyên sản phụ khoa.
Isoflavone là một loại estrogen thực vật, có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Chính sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu được các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra, isoflavone còn là chất chống oxy hóa, tham gia vào quá trình ngăn cản sự già hóa của cơ thể.