Bụi siêu mịn không chỉ là tác nhân gây ra bất ổn khí hậu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và sức khỏe của con người.
Sự xuất hiện của bụi mịn pm 2.5 và pm 1.0 (những hạt bụi li ti, bay lơ lửng trong không khí). Khi lượng bụi này tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Nguy hiểm hơn, bụi mịn pm2.5 và bụi siêu mịn pm1.0 còn có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan ở người đã mắc phải bệnh gan trước đó.
Bụi mịn pm2.5 nếu kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều thì sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến cho tế bào cơ thể bị thiếu oxi và gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng, phổi...gây bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim ở người bệnh.
Ngoài ra, bụi siêu mịn pm1.0 còn có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ADN do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị cản trở và các tế bào bị hủy hoại, nếu tiếp xúc với bụi siêu mịn pm1.0 thường xuyên thì người bệnh có khả năng mắc phải bệnh lý về hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây bệnh về tâm lý và làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Trẻ em là những đối tượng dễ gặp phải những tác động tiêu cực của không khí ô nhiễm do hệ miễn dịch còn non yếu và chưa phát triển đầy đủ. Theo thống kê thì trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành.
Cách phòng tránh bụi mịn tối ưu nhất hiện nay là ĐEO KHẨU TRANG và nên trang bị MÁY LỌC KHÔNG KHÍ trong nhà hoặc phòng làm việc để giúp giảm bớt sự ô nhiễm. Đồng thời, trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy bổ sung một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau xanh và trái cây chứa vitamin A, C...để giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra.
Sự xuất hiện của bụi mịn pm 2.5 và pm 1.0 (những hạt bụi li ti, bay lơ lửng trong không khí). Khi lượng bụi này tăng lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Nguy hiểm hơn, bụi mịn pm2.5 và bụi siêu mịn pm1.0 còn có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan ở người đã mắc phải bệnh gan trước đó.
Bụi mịn pm2.5 nếu kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều thì sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến cho tế bào cơ thể bị thiếu oxi và gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng, phổi...gây bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim ở người bệnh.
Ngoài ra, bụi siêu mịn pm1.0 còn có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ADN do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị cản trở và các tế bào bị hủy hoại, nếu tiếp xúc với bụi siêu mịn pm1.0 thường xuyên thì người bệnh có khả năng mắc phải bệnh lý về hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây bệnh về tâm lý và làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Trẻ em là những đối tượng dễ gặp phải những tác động tiêu cực của không khí ô nhiễm do hệ miễn dịch còn non yếu và chưa phát triển đầy đủ. Theo thống kê thì trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành.
Cách phòng tránh bụi mịn tối ưu nhất hiện nay là ĐEO KHẨU TRANG và nên trang bị MÁY LỌC KHÔNG KHÍ trong nhà hoặc phòng làm việc để giúp giảm bớt sự ô nhiễm. Đồng thời, trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy bổ sung một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau xanh và trái cây chứa vitamin A, C...để giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra.