Khi bước vào tuổi lên 2, bé trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất. Các mẹ sẽ thấy con khát khao được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng “không” và “của con”, cùng với đó là những cơn ăn vạ không có hồi kết. Tâm trạng, hành động mang hơi hướng bạo lực như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ... là những chuyện thường ngày của bé trong lứa tuổi này. Làm thế nào để xử lý tình trạng này một cách hiệu quả?
Phớt lờ
Phần lớn, lỗi của cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con có hành động xấu. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ thường cố gắng dỗ dành, giải thích, răn đe ngay lập tức. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.
Không bỏ qua
Phớt lờ lúc bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời. Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã không nhận ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho mẹ, mẹ đã có thể biết con muốn gì rồi”.
Trị con ăn vạ, mẹ phải sắt đá
Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn. Nhưng cha mẹ đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Bản thân cha mẹ cũng không nên bực tức, la hét với con. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo.
nguồn st
Phớt lờ
Phần lớn, lỗi của cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con có hành động xấu. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ thường cố gắng dỗ dành, giải thích, răn đe ngay lập tức. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.
Không bỏ qua
Phớt lờ lúc bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời. Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã không nhận ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho mẹ, mẹ đã có thể biết con muốn gì rồi”.
Trị con ăn vạ, mẹ phải sắt đá
Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn. Nhưng cha mẹ đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Bản thân cha mẹ cũng không nên bực tức, la hét với con. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo.
nguồn st