[TD="class: c24, width: 60"]
*
Theo Tiến sĩ Sandra Pertot, chuyên gia trị liệu tình dục và tâm lý học lâm sàng tại Úc thì ham muốn tình dục ở người có thể chia làm 10 loại.
Cảm xúc
Ở kiểu ham muốn này, người ta tìm kiếm sự gắn bó về cảm xúc nhiều hơn là nhu cầu thể xác trong quá trình “quan hệ”.
“Chuyện ấy” đóng vai trò như một cây cầu cảm xúc giữa hai phía, hay nói cách khác, nó là hiện thân vật chất cho mối quan hệ tình cảm của 2 đối tượng.
Đối với loại ham muốn này, người nào bị từ chối “chuyện ấy” thẳng thừng sẽ thấy bị tổn thương nặng.
Phụ thuộc
Người có kiểu ham muốn phụ thuộc cần “chuyện ấy” để cảm thấy mình được yêu, được dỗ dành và giải tỏa căng thẳng.
Họ học sử dụng tình dục và thủ dâm như một cách cố hữu để giải quyết sự buồn chán và bất lực.
"Chuyện ấy" đóng vai trò là cảm xúc gắn bó vợ chồng (Ảnh minh họa)
Căng thẳng
Khát khao được “yêu” luôn dâng trào trong những người có “ham muốn” này, tuy nhiên, họ luôn né tránh “chuyện ấy” vì lo lắng rằng mình không thể thỏa mãn được đối tác.
Đàn ông thường bị ám ảnh bởi kích cỡ "cậu nhỏ".
Theo Tiến sĩ Sandra Pertot, sự tự ti này có thể bắt nguồn từ một quãng thời gian khó khăn trong cuộc sống như bệnh tật. Ở đàn ông thường là ám ảnh về kích thước “cậu nhỏ”, xuất tinh sớm…
Tự thỏa mãn
Với kiểu ham muốn này, chủ thể không quan tâm nhiều đến việc thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa hai phía. Họ cho rằng chỉ cần “tự sướng” là đủ.
Theo Tiến sĩ Pertot, đối tượng này đang bị xao nhãng bởi những nhu cầu khác trong cuộc sống như công việc.
Nhục dục
Ham muốn nhục dục khiến người ta chỉ cảm thấy sự gần gũi, gắn kết về mặt cảm xúc với những đối tác cũng đam mê “chuyện ấy”.
Với họ, “yêu” là yếu tố quan trọng nhất để duy trì một mối quan hệ và họ luôn muốn có cảm giác “được thèm khát”.
Những người này thường ít chú ý hơn tới nhu cầu của đối phương, đòi hỏi nhiều chiêu trò phong phú khi “quan hệ”.
Một số người lại lãnh cảm với tình dục (Ảnh minh họa)
Nghiện
Người nghiện tình dục cảm thấy rất khó để cưỡng lại “chuyện ấy”. Họ tìm tới nhiều đối tượng để thỏa mãn, thay vì chung thủy với một mối quan hệ.
Tình dục ở đây như một liều thuốc bổ để giảm bớt sự tự ti hoặc nâng cao sự tự tin.
Đối phó
Ở kiểu “ham muốn” này, người ta đồng ý “quan hệ” chỉ để làm thỏa mãn đối tác.
Khoái cảm tình dục đến từ việc thỏa mãn đối tác.
Không phải họ không còn ham muốn mà chỉ đơn thuần là khoái cảm “yêu” của họ chủ yếu đến từ việc tạo khoái cảm cho đối phương, thay vì thỏa mãn bản thân.
Chỉ huy
Người có kiểu ham muốn này thích được “yêu” bất cứ lúc nào mình muốn. Ham muốn này xuất hiện nhiều hơn ở những người đã gắn bó với nhau trong một mối quan hệ lâu dài.
Họ thường đặt áp lực quá lớn vào đối phương, mặc định rằng “chuyện yêu” của những người khác luôn nóng bỏng và của mình cũng phải được như vậy.
Ép buộc
Người có ham muốn “ép buộc” cảm thấy khó phấn khích và không có tâm trạng thưởng thức “chuyện ấy” trừ phi rơi vào một tình huống cụ thể hoặc hứng thú với một đồ vật cụ thể, một bộ phận cụ thể trên cơ thể của đối phương.
Đôi khi có người chấp nhận "yêu" chỉ là một hình thức đối phó làm vừa lòng bạn đời (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng ái vật nhưng nhìn chung nó hình thành từ rất sớm.
Lãnh đạm
Trong trường hợp này có thể hiểu cách khác là bị giảm ham muốn. Chủ thể không cảm thấy khó chịu nếu không được “yêu” lần nữa.
Theo Tiến sĩ Pertot, nguyên nhân có thể do trước đó người này đã có ham muốn “căng thẳng” hoặc bị giảm ham muốn tự nhiên từ trước đó.
Để tăng ham muốn, nên tập trung vào các lý do tích cực cho chuyện “yêu”. Ngoài ra, một số người còn có các loại ham muốn hỗn hợp, phổ biến nhất là nhục dục – cảm xúc.