Dinh dưỡng và màu sắc của rau có quan hệ như thế nào

nguyentu1087

New member
User ID
160070
Tham gia
16 Tháng mười một 2018
Bài viết
52
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Địa chỉ
Nam định
Đồng
0
Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, giá trị dinh dưỡng của rau củ tuân theo quy luật giảm dần từ màu đậm đến màu nhạt. Điều này có nghĩa là, rau có màu sắc càng đậm, hàm lượng vitamin và carotene chứa trong nó càng nhiều, còn rau có màu sắc càng nhạt, nhân tố dinh dưỡng hàm chứa trong nó tương đối ít. Dựa theo 4 loại màu sắc chủ yếu của rau, có thể phân chia các loại rau như sau
1. Rau màu trắng:
Như măng tre, súp lơ trắng, khoai tây, giao bạch. Thành phần chính của những thực phẩm này đều là đường và nước, chất dinh dưỡng tương đối ít.


2. Rau màu vàng:
Như bí ngô, giá trị dinh dưỡng cao hơn so với rau màu trắng. thành phần hóa học có trong các loại rau màu vàng, ở một khía cạnh nhất định có thể phòng ngừa bệnh tim và mờ mắt ở người già.


3. Rau màu đỏ:
Như cà chua, ớt đỏ, cà rốt, những loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với rau màu vàng và màu trắng. J3 carotene và sắc tố đỏ chứa trong loại rau này có thể tăng cường chức năng hoạt động của tế bào trong cơ thể nâng cao sức đầy kháng, cảm mạo của cơ thể.


4. Rau màu xanh:
Như rau chân vịt, hẹ, rau cải dầu, rau muống, rau cần. những thực phẩm này tương đối giàu vitamin, còn chứa carotene và các nguyên tố vi lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn so với loại rau màu đỏ.
Cà rốt

Dinh dưỡng và màu sắc của rau củ
Có nguồn gốc ở tây nam á, vị ngọt giàu dinh dưỡng. ăn cà rốt có tác dụng bổ gan, sáng mắt, lợi cho cơ hoành và ruột, kiện tỳ, tăng cường sức miễn dịch, giảm lượng đường và mỡ thừa trong cơ thể.
Màu sắc của rau ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn phản ánh giá trị của các bộ phận của cùng một loại rau. Như giá trị dinh dưỡng của khoai lang đỏ cao hơn so với khoai lang trắng rất nhiều; các loại vitamin chứa trong mộng nhĩ đen cao hơn so với trong mộng nhĩ trắng. Tiếp đến dù là cùng một loại rau, màu sắc của các bộ phận không giống nhau, giá trị dinh dưỡng cũng khác nhau tương đối lớn. Như các loại vitamin chứa trong bộ phận lá xanh của hành tây so với bộ phận có màu trắng cao hơn từ 4-10 lần, carotene trong lá xanh của rau cần so với thân cây cao hơn 6 lần.
Phân chia tính hàn nhiệt của rau như thế nào !
Rau sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của con người không chỉ chứa một lượng nguyên tố vi lượng, vitamin và cellulose nhất định mà còn phân ra tính hàn nhiệt.
Các loại rau thiên về tính hàn tương đối nhiều có công dụng thanh nhiệt trừ hỏa. như dưa chuột có thể thanh nhiệt, lợi tiểu. Cà tím có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu thũng. Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân chỉ khát lương huyết, hoạt huyết. bí đao có tác dụng thanh nhiệt khử độc, lợi tiểu tiêu thũng, hóa đàm chỉ khát. Củ cải trắng có thể thanh nhiệt, hành khí, hóa đàm, nhưng người đau dạ dày nên kiêng dùng đồng thời với nhân sâm và nhung hươu
Trong các loại rau cũng có một số rau có vị cay, tính ôn thiên về tính nhiệt, có tác dụng giúp tăng nhiệt tán hàn. Như củ hẹ thường dùng có thể phát tán phong hàn, thông mũi, trị cảm mạo phong hàn. Tỏi tây giúp ôn vị hành khí, giải độc sát trùng, giúp tăng tuần hoàn máu, khiến tay chân phát nhiệt, mặt ửng hồng. Tác dụng củ hành tây và tỏi tây tương tự nhau. Nhưng ăn quá nhiều có thể bị trướng bụng.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom