Chữa hen suyễn theo cổ truyền

nguyentu1087

New member
User ID
160070
Tham gia
16 Tháng mười một 2018
Bài viết
52
Điểm tương tác
0
Tuổi
37
Địa chỉ
Nam định
Đồng
0
I. Quan niệm về hen suyễn theo y học cổ truyền
Dựa trên các biểu hiện về triệu chứng học, cơn khó thở của hen phế quản cũng được miêu tả trong các chứng hen suyễn, háo suyễn của Y học cổ truyền
Sách Y học chính truyền nói: “Suyễn là nói về hơi thở, thở gấp gáp, khi nặng thì há miệng so vai. Hen nói về âm thanh phát ra từ cổ họng, có tiếng cò cưa phát ra khi thở”.
Nhưng thông thường hay gọi chung là chứng hen suyễn hoặc chứng háo suyễn.
Trong chứng suyễn có suyễn thực do có tà khí xâm nhập và suyễn hư do có nguyên khí hư suy mà sinh ra bệnh.
Chứng hen: khi hít thở khí ra vào sinh ra tiếng khò khè, cò cưa hoặc rít. Trong hen có hen hàn do có dương khí hư suy lại cảm phải ngoại tà và hen nhiệt do có đàm nhiệt tắc trở.
Chứng hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng suyễn, nhưng chứng suyễn khi phát ra có thể không kèm theo chứng hen.
chữa hen suyễn theo cổ truyền
1. Nguyên nhân và bệnh sinh hen suyễn theo y học cổ truyền
*** Nguyên nhân :
− Cảm nhiễm ngoại tà thường là phong, hàn tà.
− Ăn uống lạnh.
− Ăn quá nhiều chất chua, mặn, ngọt, uống nhiều rượu, tích nhiệt, thương âm, hoá đờm thành chất ứ đọng sinh bệnh.
− Lao nhọc thái quá.
− Mắc bệnh đã lâu mà tà còn ẩn phục trong phế lạc hoặc sinh nhiều đờm nhiệt gây tắc trở:
+ Nếu vì thường ăn uống đồ sống lạnh, hàn ngưng đọng tụ sẵn bên trong lại cảm nhiễm phong hàn tà thì sẽ sinh ra chứng hen hàn.
+ Nếu vì đàm nhiệt tích ở bên trong, lại cảm phải phong tà mà phát bệnh thì gọi là hen nhiệt.
+ Nếu tà khí xâm nhập, bên trong lại sẵn có hàn đàm ngưng đọng uất lại, khí nghịch lên, bệnh đến gấp rút, há miệng so vai để thở gọi là thực suyễn. Như vậy thực suyễn chủ yếu là do đàm, thường gặp phải phong hàn hoặc táo nhiệt trái mùa xâm nhập kích thích gây bệnh.
+ Nếu nguyên khí đã hư sẵn, thêm đàm ẩm ngưng đọng, làm thận không nạp khí sinh ra hư suyễn mà không cần phải có tà khí lục dâm mới phát. Như vậy hư suyễn chủ yếu do hư, vận động lao động một chút là suyễn tăng.
*** Bệnh sinh :
Theo Trần Tu Viên đời Thanh viết trong Y học thực tại trị luận về chứng hen:
− Hàn tà xâm nhập nằm sẵn ở phế du.
− Đờm ẩm được kết tụ sinh ra ở phế.
Trong ngoài cùng ứng, khi có điều kiện phong hàn thử thấp táo hỏa làm tổn thương là phát cơn ngay.
Ngoài lục dâm, nếu uống rượu, ăn đồ lạnh, lao động vất vả, nhập phòng quá nhiều … cũng có thể phát cơn được.
Khi phát cơn thì khí lạnh ở phế du, cùng với đàm ẩm tại phế, cùng dựa vào nhau, ngăn lấp các cửa ngõ thông điều phế khí không để cho thở hít, ráng sức thở hít thì phát ra tiếng khò khè.
Theo Nội kinh, mọi xung ngược lên đều thuộc về hỏa, hơi thở ngắn gấp mà luôn luôn không đủ hơi thở gọi là suyễn. Suyễn thở cấp bức ấy là do khí bị hỏa uất mà đờm ẩm nhầy dính ở phế vị.
Hàn tà xâm phạm, đàm ẩm ứ đọng bên trong quyết lạnh ở thái âm, khí bị uất, hàn tà cũng làm bí bế phế khiếu, khí của 2 kinh thủ dương minh và thái dương là phần biểu của phế, ngược lên hung cách mà sinh ra thực suyễn.
Người có tinh huyết hư kém, âm hư, hư hỏa bốc, khí hỏa không trở về nguồn đưa ngược lên. Thông thường thì phế phát khí ra, thận nạp khí vào, nhưng vì thận hư, không thực hiện được chức năng bế tàng do đó lôi long hỏa bốc lên dẫn đến phế bị thương làm cho thở ra hít vào gấp rút; hỏa không bị thủy ức chế, dương không bị âm liễm nạp lại, do đó nguy cơ âm vong dương thoát chết trong chốc lát.
Dù là hen hay suyễn bệnh lâu ngày cũng tổn thương phế - tỳ - thận sinh ra phế âm hư, phế khí hư, tỳ khí hư, tỳ dương hư, thận âm hư và thận dương hư.
2. Chẩn đoán bệnh hen suyễn theo y học cổ truyền
*** Chứng hen :
Chủ chứng của hen là khó thở, khi thở có tiếng cò cưa (rít, khò khè), khi có cơn khó thở đến không nằm được, phải ngồi để thở. Trong lâm sàng chia làm 2 loại:
a. Hen hàn
− Người lạnh, sắc mặt trắng bệch
− Ngực đầy tức
− Đờm trong loãng, có bọt, dễ khạc
− Không khát, thích uống nước nóng
− Đại tiện phân nhão nát
− Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng trắng trơn
− Mạch trầm khẩn.
b. Hen nhiệt
− Buồn bực khó chịu
− Rêu lưỡi thường vàng đục
− Đại tiện táo
− Mạch hoạt sác
− Nếu do âm hư hỏa vượng thì chất lưỡi đỏ sẫm
− Nếu có kiêm ngoại cảm thì lạnh, đau mình, phát sốt, khát nước; biểu hiện chứng lạnh bên ngoài, nóng bên trong.
*** Chứng suyễn
Chủ chứng của suyễn là thở gấp
a. Thực suyễn:
• Phong hàn:
− Ngực đầy tức
− Ho, đờm nhiều và loãng
− Phát sốt
− Đau đầu
− ớn lạnh, đổ mồ hôi
− Không khát nước
− Rêu lưỡi trắng nhờn
− Mạch phù hoạt
• Táo nhiệt
− Phiền nóng
− Ho, đau ngực
− Khát nước, họng đau
− Đàm nhiều, đặc, khó khạc
− Chất lưỡi đỏ, rêu mỏng
− Mạch sác
b. Hư suyễn
• Phế hư:
− Thở ngắn hơi kèm theo ho
− Tiếng nói yếu
− Tinh Thần uể oải
− Lưỡi nhạt
Ngoài ra còn có chứng: tân dịch khô ráo, người nóng, họng vướng tắc, tự đổ mồ hôi, sắc mặt đỏ từng lúc, lưỡi đỏ, mạch vi nhược.
• Thận hư:
− Nếu thận âm hư suyễn:
+ Ho, khó thở
+ Đau họng
+ Mặt đỏ, vật vã
+ Lòng bàn tay chân nóng + Mạch tế sác.
− Nếu thận dương hư suyễn:
+ ớn lạnh
+ Vận động là suyễn xuất hiện và tăng lên
+ Sưng mu bàn chân
+ Tay chân lạnh
+ Mạch vi hoặc trầm nhược.
− Triệu chứng báo nguy:
+ Khí nghịch lên, thở gấp vật vã
+ Chân lạnh, đổ mồ hôi đầu
+ Đại tiện lỏng
+ Mạch phù đại mà không có lực.

3. Nguyên tắc và Mục tiêu điều trị theo y học cổ truyền.
Điều trị hen phế quản thường có 3 mục tiêu:
− Điều trị tận gốc làm cho bệnh khỏi hoàn toàn: nếu phát hiện được các nguyên nhân gây bệnh có thể điều trị tận gốc, tuy nhiên việc làm này rất khó vì hen phế quản thường do nhiều nguyên nhân phối hợp, rất ít khi chỉ độc nhất một nguyên nhân, do vậy bệnh có thể tạm khỏi một thời gian dài rồi lại tái phát.
− Điều trị triệu chứng kéo dài:
+ Giãn phế quản: dạng thuốc khí dung.
+ Các thuốc tác động lên trên các hiện tượng viêm nhiễm và bài tiết.
+ Các phương pháp tập luyện như luyện thở; tập vật lý như: bơi lội, tắm nước suối nóng v.v.
− Điều trị cắt cơn hoặc cấp cứu cơn hen phế quản.
− Ngoài ra cần chú ý:
+ Điều trị biến chứng
+ Điều trị dự phòng lên cơn hen:
▪ Đặc hiệu: loại bỏ dị ứng nguyên, giải mẫn cảm.
▪ Không đặc hiệu: cromoglycat disodique, dipropionat.
− Biện pháp bổ sung: vận động liệu pháp, tâm lý trợ giúp, chống nhiễm trùng, liệu pháp khí hậu và nước suối.
− Phòng bệnh: hen phế quản là loại bệnh lý có yếu tố thể tạng nên việc phòng bệnh thường rất khó khăn, tuy nhiên để hạn chế có thể chữa sớm các bệnh lý đường mũi họng, tập thể dục thường xuyên, giữ môi trường sống trong sạch ít bụi bặm, thoáng mát.
4. Chữa hen suyễn theo cổ truyền.

Hen hàn :
− Phép trị: ôn phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn.
Hen nhiệt :
Phép trị: thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, bình suyễn
Phong hàn:
− Phép trị: lợi phế, khai khiếu, giáng khí, định suyễn.
Táo nhiệt:
− Phép trị: thanh kim, giáng hỏa.
Phế âm hư:
− Phép trị: tư âm, bổ phế, định suyễn.
Phế khí hư:
− Phép trị: bổ phế, cố biểu, ích khí, định suyễn.
Tỳ hư:
− Phép trị: kiện tỳ, ích khí.
Thận dương hư:
− Phép trị: ôn thận nạp khí
Thận âm hư:
− Pháp trị: tư âm, bổ thận.

Dựa theo nguyên tắc điều trị bệnh như trên Công ty cổ phần dược phẩm PQA đã ứng dụng từ bài Thanh Xạ Can Ma Hoàng kết hơp với bí quyết gia truyền 17 đời dòng họ Vũ Duy, áp dụng công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn thế giới GMP- WHO cho ra đời dòng sản phẩm Siro
PQA Cốm ho hen , sản phẩm ra đời đáp ứng đúng theo nguyên tắc đẩy lùi bệnh của đông y, chuyên biệt đẩy lùi hen phế quản, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, COPD theo nguyên nhân sinh ra bệnh.

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom