➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
PhuongMaikt
New member
Vài ngày trước, tôi thấy người ta bình luận nhiều về một chàng thạc sĩ lái xe ôm có gương mặt móm. Thực lòng tôi tất ít khi quan tâm hay bình phẩm đến những clip hầm hố trên mạng xã hội, tôi cho rằng người ta làm thế chỉ với mục đích câu like rất rẻ tiền.
Lướt xuống đọc những bình luận của cộng đồng mạng, tôi thấy người ta chê bai, tranh luận, lại cũng những người thương cảm giành cho anh chàng móm những lời động viên tích cực. Lúc này tôi mới ngược lại để xem chuyện gì đang diễn ra, quả thực anh chàng trong clip bị móm quá nặng.
Những ngày sau đó, tôi quên đi clhuyện này vì quá bận rộn với công việc. Tôi quan niệm, những người mắc khiếm khuyết như vậy thì tốt nhất là nên để cho họ có cuộc sống bình yên. Có hay ho gì mà đi bới móc cuộc sống của người khác. Thế nhưng, không phải ai cũng nghĩ như vậy, và xã hội ngoài kia giường như còn quá định kiến với những người khiếm khuyết.
Tôi còn nhớ, có một lần đi ăn tôi ngồi cạnh một cô bị sứt môi. Vóc dáng cô gái thanh mảnh, tóc chấm ngang lưng, thế nhưng khi nhìn đến gương mặt của cô thì cả đám phục vụ ở quán cứ chỉ trỏ rồi xú tai nhau nói xù xì chuyện gì đó. Cô gái cũng quàng quấy ăn vội đĩa cơm rồi gọi thanh toán để đi cho nhanh. Trong giây phút ấy, tôi thoáng thấy có chút gì bối rối trên gương mặt cô.
Câu chuyện chưa chấm dứt, khi cô gái sứt môi nọ vừa bước khỏi quán tôi đã thấy cả đám nhân viên tụm lại, người thì nói cô này dáng đẹp mà mặt xấu, người thì nói môi sứt thế ai thèm yêu, người lại bảo ăn cơm nhìn muốn rớt ra ngoài… Là người đứng ngoài cuộc, tôi nghe mà còn muốn phẫn nộ biết chừng nào.
Tôi không quan tâm bất kì ai từng gặp mình là người như thế nào, chức tước ra sao, trình độ học vấn đến đâu. Nhưng tôi nghĩ cách cư xử, lời nói và hành động lại có ảnh hưởng rất lớn. Khi ra đường, khi giao tiếp hay ở bất kì nơi công cộng nào cũng cần có hành động, lời nói ý nhị. Đặc biệt với những người có khuyết điểm hình thể, bản thân họ đủ biết mình thế nào rồi, không cần ai phải miệt thị hay chỉ trỏ thêm nữa. Những câu nói bâng quơ, những cái chỉ, những ánh mắt dèm xét đủ để khiến họ không thể hòa nhập với cộng đồng như một người bình thường. Đừng nói đến những ao ước lớn hơn.
Quay lại chuyện về chàng thạc sĩ xe ôm, sau khi được phẫu thuật hàm miễn phí, anh đã có một dung mạo đẹp chuẩn soái ca. Cư dân mạng lại được đà lên tiếng khen nức nở, họ như quay lại phản bội những lời nói miệt thị trước đây của mình. Họ khen bác sĩ và khen trình độ y học của nước nhà mà quên đi một điều rằng, chính bản thân mình là người tạo ra rào cản cho xã hội miệt thị người khiếm khuyết.
Tôi không có ý kiến phê phán hay bình phẩm ai, nhưng tôi hy vọng rằng mọi người hãy có một cách nhìn nhận nhân văn hơn, ý nhị hơn khi nghĩ về người khác. Đặc biệt là người có khiếm khuyết, như anh chàng thạc sĩ nọ, nếu không nỗ lực vươn lên trong học tập, thì làm sao anh học được tới thạc sĩ. Nếu không tự tìm đường đến ngôi sao may mắn cho mình, cứ ngồi một chỗ để chờ đợi thì ánh sáng bao giờ mới chiếu đến anh.
Và trong cuộc đời này, nếu còn những miệt thị cho người khiếm khuyết, thì những ai sinh ra không xinh trai đẹp gái, chẳng lẽ cứ phải chi trả hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng để “đập đi xây lại” mới chạm tay được đến thành công?
Lướt xuống đọc những bình luận của cộng đồng mạng, tôi thấy người ta chê bai, tranh luận, lại cũng những người thương cảm giành cho anh chàng móm những lời động viên tích cực. Lúc này tôi mới ngược lại để xem chuyện gì đang diễn ra, quả thực anh chàng trong clip bị móm quá nặng.
Những ngày sau đó, tôi quên đi clhuyện này vì quá bận rộn với công việc. Tôi quan niệm, những người mắc khiếm khuyết như vậy thì tốt nhất là nên để cho họ có cuộc sống bình yên. Có hay ho gì mà đi bới móc cuộc sống của người khác. Thế nhưng, không phải ai cũng nghĩ như vậy, và xã hội ngoài kia giường như còn quá định kiến với những người khiếm khuyết.
Tôi còn nhớ, có một lần đi ăn tôi ngồi cạnh một cô bị sứt môi. Vóc dáng cô gái thanh mảnh, tóc chấm ngang lưng, thế nhưng khi nhìn đến gương mặt của cô thì cả đám phục vụ ở quán cứ chỉ trỏ rồi xú tai nhau nói xù xì chuyện gì đó. Cô gái cũng quàng quấy ăn vội đĩa cơm rồi gọi thanh toán để đi cho nhanh. Trong giây phút ấy, tôi thoáng thấy có chút gì bối rối trên gương mặt cô.
Câu chuyện chưa chấm dứt, khi cô gái sứt môi nọ vừa bước khỏi quán tôi đã thấy cả đám nhân viên tụm lại, người thì nói cô này dáng đẹp mà mặt xấu, người thì nói môi sứt thế ai thèm yêu, người lại bảo ăn cơm nhìn muốn rớt ra ngoài… Là người đứng ngoài cuộc, tôi nghe mà còn muốn phẫn nộ biết chừng nào.
Tôi không quan tâm bất kì ai từng gặp mình là người như thế nào, chức tước ra sao, trình độ học vấn đến đâu. Nhưng tôi nghĩ cách cư xử, lời nói và hành động lại có ảnh hưởng rất lớn. Khi ra đường, khi giao tiếp hay ở bất kì nơi công cộng nào cũng cần có hành động, lời nói ý nhị. Đặc biệt với những người có khuyết điểm hình thể, bản thân họ đủ biết mình thế nào rồi, không cần ai phải miệt thị hay chỉ trỏ thêm nữa. Những câu nói bâng quơ, những cái chỉ, những ánh mắt dèm xét đủ để khiến họ không thể hòa nhập với cộng đồng như một người bình thường. Đừng nói đến những ao ước lớn hơn.
Quay lại chuyện về chàng thạc sĩ xe ôm, sau khi được phẫu thuật hàm miễn phí, anh đã có một dung mạo đẹp chuẩn soái ca. Cư dân mạng lại được đà lên tiếng khen nức nở, họ như quay lại phản bội những lời nói miệt thị trước đây của mình. Họ khen bác sĩ và khen trình độ y học của nước nhà mà quên đi một điều rằng, chính bản thân mình là người tạo ra rào cản cho xã hội miệt thị người khiếm khuyết.
Tôi không có ý kiến phê phán hay bình phẩm ai, nhưng tôi hy vọng rằng mọi người hãy có một cách nhìn nhận nhân văn hơn, ý nhị hơn khi nghĩ về người khác. Đặc biệt là người có khiếm khuyết, như anh chàng thạc sĩ nọ, nếu không nỗ lực vươn lên trong học tập, thì làm sao anh học được tới thạc sĩ. Nếu không tự tìm đường đến ngôi sao may mắn cho mình, cứ ngồi một chỗ để chờ đợi thì ánh sáng bao giờ mới chiếu đến anh.
Và trong cuộc đời này, nếu còn những miệt thị cho người khiếm khuyết, thì những ai sinh ra không xinh trai đẹp gái, chẳng lẽ cứ phải chi trả hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng để “đập đi xây lại” mới chạm tay được đến thành công?