Nguyên nhân bị bệnh cảm lạnh là gì?

PhuongNam06

New member
User ID
159523
Tham gia
25 Tháng mười 2018
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới với hàng tỷ người mắc phải mỗi năm, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội. Hầu như không gây các biến chứng nặng nề, không có tỷ lệ tử vong nhưng cảm lạnh lại mang đến những triệu chứng rất khó chịu. Do đó, các bạn sẽ cần nắm rõ về nguyên nhân bị bệnh cảm lạnh là gì để bảo vệ cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

benh-cam-lanh-la-gi-nhung-trieu-chung-cua-benh-cam-lanh.jpg

Cảm lạnh là bệnh như thế nào?

Cảm lạnh, hay cảm lạnh thông thường (tiếng Anh: common cold) là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra do virus. Bệnh gây ảnh hưởng chủ yếu đến mũi và các bộ phận thuộc đường hô hấp trên (như khoang mũi, cổ họng, xoang và thanh quản). Cảm lạnh đã tồn tại trong suốt lịch sử hàng ngàn năm của loài người. Trung bình mỗi năm, người lớn bị cảm lạnh từ 2 - 3 lần. Con số này tăng lên từ 6 - 8 lần ở trẻ em. Do đó, cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.

benh-cam-lanh-la-gi.jpg

Các nguyên nhân gây ra cảm lạnh

1. Virus

Virus là nguyên nhân chính và trực tiếp gây ra cảm lạnh. Hiện nay, trên thế giới có hơn 200 chủng virus khác nhau có liên quan đến việc gây ra bệnh cảm lạnh thông thường. Trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất (chiếm từ 70% - 80% số trường hợp gây bệnh). Tiếp theo là các chủng: coronavirus (chiếm khoảng 15% số trường hợp), orthomyxoviridae (chiếm khoảng 10% - 15% số trường hợp), adenovirus (chiếm khoảng 5% số trường hợp),….Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bị cảm lạnh do nhiều loại virus gây ra cùng lúc.

nguyen-nhan-dan-den-cam-lanh.jpg

2. Lây nhiễm

Virus có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường (với rhinovirus là hơn 18 giờ đồng hồ). Do đó, chúng sẽ lây lan từ người sang người qua những con đường sau:

Trực tiếp: Khi một người bị cảm lạnh, người đó thường sẽ tiết ra các giọt chất nhầy. Chẳng hạn như khi người bệnh hắt hơi sẽ tạo ra khoảng 40.000 giọt chất nhầy lan tỏa trong khu vực có bán kính 2m xung quanh người bệnh nhân. Việc hít hay nuốt phải các giọt chất nhầy này sẽ có thể bị cảm lạnh.

Gián tiếp: Một bộ phận trên cơ thể như tay, chân,…tiếp xúc với các giọt chất nhầy. Sau đó những bộ phận này sẽ tiếp xúc với mũi, miệng,…hoặc các bộ phận bị nhiễm trùng.

3. Thời tiết

Thời tiết trở lạnh mặc dù chưa xác định rõ ràng nhưng cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh cảm lạnh. Cụ thể là do các yếu tố sau đây:

- Nhiệt độ xuống thấp khiến cho khả năng hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm.

- Thời tiết hanh khô khiến các giọt chất nhày tồn tại lâu hơn và có bao phủ rộng hơn.

- Độ ẩm thấp làm tăng tốc độ lan truyền của virus.

- Trời lạnh khiến mọi người ở nhà thường xuyên hơn, từ đó tăng khả năng tiếp xúc với người bệnh.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, vẫn còn một số nguyên nhân khác như: thiếu ngủ, suy dinh dưỡng, một số nguyên nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch,…có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về vấn đề nguyên nhân bị bệnh cảm lạnh là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức để từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những triệu chứng của bệnh cảm lạnh tại bài viết:

https://24hthongtin.com/nhung-trieu-chung-cua-benh-cam-lanh-la-gi.html
 

stopinmymind

New member
User ID
75881
Tham gia
29 Tháng mười hai 2014
Bài viết
232
Điểm tương tác
3
Đồng
0
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới với hàng tỷ người mắc phải mỗi năm, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội
 

nhoxquy03

Member
User ID
75924
Tham gia
30 Tháng mười hai 2014
Bài viết
351
Điểm tương tác
6
Đồng
0
Cảm lạnh, hay cảm lạnh thông thường là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra do virus
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom