nguyễn trần bảo quyên
New member
Có bao giờ cha mẹ tự hỏi: Cách nuôi dạy của chúng ta đối với con trẻ có đúng hay không hay Cha mẹ Việt đang biến con thành “Gà công nghiệp”?
Phải có đến trung bình trên 90% các bậc phụ huynh đều tự tin vào cách nuôi dạy con của bản thân, đều cho mình là đúng. Nhưng chính sự yêu thương, bao bọc con quá kỹ, quá tin tưởng và đặt niềm hy vọng vào con, làm cho việc nuôi dạy trẻ càng đi sai lệch với quỹ đạo ban đầu vốn có của nó.
Con phải cố gắng học thật giỏi như bạn x, y, z,…..
Học giỏi càng ngày càng được đưa ra làm chuẩn mực để đánh giá một đứa trẻ, gần như ai cũng mặc niệm rằng học giỏi thì mới ngoan, mà ngày nay ngay từ nhỏ trẻ không chỉ phải học giỏi mà còn phải biết “cầm kì thi họa” đúng như ông bà ta nói. Đừng lấy làm ngạc nhiên khi ngay cả đứa trẻ 3,4 tuổi cũng phải đi học từ sáng đến đêm, tôi vẫn nhớ ở thời điểm của tôi, 3-4 tuổi vẫn vắt mũi chưa sạch, chỉ đến trường vẽ linh tinh vài con vật rồi về nhà để bắn dây chun, nhảy lò cò, chơi đồ hàng,….
Chả phải lo nghĩ rằng bảng chữ cái kia đánh vần như thế nào, múa có dẻo không, có biết đánh đàn không,…Tự dưng, nhìn lại đám trẻ bây giờ, như cháu tôi mới 4 tuổi non, sáng 7h đã phải có mặt tại trường mầm non quốc tế đến tận 5h chiều, sau đó ăn tạm cái bánh mì, hoặc hộp sữa để đến lớp học tiếng anh, sau đó còn lớp học vẽ, lớp học múa, lớp học đàn,….. nhiều vô số kể. Chỉ biết rằng đến tầm 9h tối khi nó trở về nhà, người lúc nào cũng nhũn như “sợi bún”, chả thiết ăn uống gì, nhưng vẫn phải ngồi vào bàn học đến tầm 10 rưỡi mới đi ngủ.
Tôi có phàn nàn vấn đề cháu học quá nhiều với bố mẹ nó, thì nhận được câu trả lời “úi giời , học như thế ăn thua gì cô, thằng y, con z,.nhà abc… còn được giải piano toàn thành phố kia kìa, giờ ai còn như thời mình vào lớp 1 mới học bảng chữ cái, giờ vào lớp 1 đã phải đọc viết thành thạo, tiếng anh giao tiếp cơ bản… thì mới mong học giỏi được”. Chính vì sự kì vọng quá lớn như vậy, càng ngày trẻ con bị trầm cảm, tự kỷ càng tăng và ý thức của đứa trẻ mới 4 tuổi giống như một đứa 14 tuổi.
Luôn trong tình trạng sợ con bị tổn thương
Cha mẹ xót con, ông bà xót cháu, chỉ cần trẻ chạy nhảy ngã xước một tí da, chảy một ít máu là mặc nhiên cả gia đình sẽ loạn lên, sã cấm tiệt trẻ lần sau được chơi các trò chơi đó nữa. Có thể thấy rằng các sân chơi bên Nhật dành cho trẻ nhỏ luôn là đất, cát,… để cho trẻ tự do chạy nhảy, tuy nhiên ở Việt Nam, câu cửa miệng của cha mẹ là “ Chơi đất cát bẩn lắm, không được chơi”, vì thế dần hình thành suy nghĩ trong trẻ là chỉ nên chơi ở những chỗ trong nhà, có nền bê tông,…thì mới sạch sẽ. Tuy nhiên cha mẹ đâu biết rằng chính đất cát, nắng gió đó mới đem lại sự phát triển tốt cho trẻ, ngoài ra phát triển tư duy khám phá thế giới.
Tư tưởng chỉ cần con học giỏi, mọi việc đã có bố mẹ lo
Với tư tưởng đó nên trẻ nhỏ bây giờ đâu có biết làm gì, trẻ con ở Mỹ 3 tuổi đã đi cùng cha mẹ khám phá khắp thế giới, 4 tuổi đã tham gia các cuộc thi marathon dành cho thiếu nhi, 5 tuổi đã tự sắp xếp quần áo, tắm rửa, ăn cơm,… vì theo cách cha mẹ Mỹ dạy con “Con rồi cũng sẽ phải trưởng thành, vì vậy hãy tập cho con trưởng thành ngay từ bé để nó có thể đứng trước sóng gió mà không gục ngã”, 18 tuổi ở Mỹ con đã phải chuyển ra ở riêng, nhưng ở Việt Nam 18 tuổi mẹ vẫn phải mang cơm tận giường, ba vẫn phải chở đi học mỗi ngày,… Vì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, tư tưởng “ chỉ cần học giỏi” đã thấm sâu vào đầu bé.
Công nghệ đang chiếm qua nhiều thời gian của trẻ
Ở Mỹ, trẻ phải tự tập ăn một mình- múc bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không được dư thừa đồ ăn – đó là trách nhiệm của trẻ. Nhưng ở Việt Nam, trẻ không ăn là cha mẹ lại mở hoạt hình, trò chơi, mở Ipad, Iphone cho trẻ, con quấy không ăn, con khóc,… cha mẹ dỗ cũng không được được thì chỉ cần 1 cái Ipad là giải quyết tất cả mọi thứ.
Bọn trẻ thuộc làu tên các nhân vật hoạt hình như công chúa Elsa, Minion, Shrek…, nhưng về quê lại không phân biệt nổi con trâu với con bò, mạ non hay hành lá, rau muống với rau lang. Vậy nên, tình yêu thương không đặt đúng chỗ, đôi khi có thể sẽ làm cản trở cơ hội để trẻ được trải nghiệm và lớn lên. Mà ba mẹ vô tình quên mất rằng chính sự khó khăn đó đã là môi trường hun đúc nên ý chí và tinh thần vượt khó cho thế hệ của mình.
WORLDKIDS 1
Địa chỉ: 10/3 Nguyễn Thị Minh Khai, P.DaKao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:1 - (028) 3910 36 46Hotline:0909 89 77 22
WORLDKIDS 2
Địa chỉ: 616/36A Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:2 - (028) 3916 47 48Hotline:0909 164 160
WORLDKIDS 3 (WIS)
Địa chỉ: 616/36B Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:3 - (028) 3916 43 46Hotline:0909 940 160
WORLDKIDS 4
Địa chỉ: 730/18 Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:4 - (028) 3916 16 17 Hotline:0909 77 81 80
WORLDKIDS 5
Địa chỉ: 697 Lê Trọng Tấn, P.Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:5 Hotline:0909 33 90 84
Website: worldkids.edu.vn
Email: info@worldkids.edu.vn/info@wis.edu.vn
Hotline: 1900 63 64 17
Phải có đến trung bình trên 90% các bậc phụ huynh đều tự tin vào cách nuôi dạy con của bản thân, đều cho mình là đúng. Nhưng chính sự yêu thương, bao bọc con quá kỹ, quá tin tưởng và đặt niềm hy vọng vào con, làm cho việc nuôi dạy trẻ càng đi sai lệch với quỹ đạo ban đầu vốn có của nó.
Con phải cố gắng học thật giỏi như bạn x, y, z,…..
Học giỏi càng ngày càng được đưa ra làm chuẩn mực để đánh giá một đứa trẻ, gần như ai cũng mặc niệm rằng học giỏi thì mới ngoan, mà ngày nay ngay từ nhỏ trẻ không chỉ phải học giỏi mà còn phải biết “cầm kì thi họa” đúng như ông bà ta nói. Đừng lấy làm ngạc nhiên khi ngay cả đứa trẻ 3,4 tuổi cũng phải đi học từ sáng đến đêm, tôi vẫn nhớ ở thời điểm của tôi, 3-4 tuổi vẫn vắt mũi chưa sạch, chỉ đến trường vẽ linh tinh vài con vật rồi về nhà để bắn dây chun, nhảy lò cò, chơi đồ hàng,….
Chả phải lo nghĩ rằng bảng chữ cái kia đánh vần như thế nào, múa có dẻo không, có biết đánh đàn không,…Tự dưng, nhìn lại đám trẻ bây giờ, như cháu tôi mới 4 tuổi non, sáng 7h đã phải có mặt tại trường mầm non quốc tế đến tận 5h chiều, sau đó ăn tạm cái bánh mì, hoặc hộp sữa để đến lớp học tiếng anh, sau đó còn lớp học vẽ, lớp học múa, lớp học đàn,….. nhiều vô số kể. Chỉ biết rằng đến tầm 9h tối khi nó trở về nhà, người lúc nào cũng nhũn như “sợi bún”, chả thiết ăn uống gì, nhưng vẫn phải ngồi vào bàn học đến tầm 10 rưỡi mới đi ngủ.
Tôi có phàn nàn vấn đề cháu học quá nhiều với bố mẹ nó, thì nhận được câu trả lời “úi giời , học như thế ăn thua gì cô, thằng y, con z,.nhà abc… còn được giải piano toàn thành phố kia kìa, giờ ai còn như thời mình vào lớp 1 mới học bảng chữ cái, giờ vào lớp 1 đã phải đọc viết thành thạo, tiếng anh giao tiếp cơ bản… thì mới mong học giỏi được”. Chính vì sự kì vọng quá lớn như vậy, càng ngày trẻ con bị trầm cảm, tự kỷ càng tăng và ý thức của đứa trẻ mới 4 tuổi giống như một đứa 14 tuổi.
Luôn trong tình trạng sợ con bị tổn thương
Cha mẹ xót con, ông bà xót cháu, chỉ cần trẻ chạy nhảy ngã xước một tí da, chảy một ít máu là mặc nhiên cả gia đình sẽ loạn lên, sã cấm tiệt trẻ lần sau được chơi các trò chơi đó nữa. Có thể thấy rằng các sân chơi bên Nhật dành cho trẻ nhỏ luôn là đất, cát,… để cho trẻ tự do chạy nhảy, tuy nhiên ở Việt Nam, câu cửa miệng của cha mẹ là “ Chơi đất cát bẩn lắm, không được chơi”, vì thế dần hình thành suy nghĩ trong trẻ là chỉ nên chơi ở những chỗ trong nhà, có nền bê tông,…thì mới sạch sẽ. Tuy nhiên cha mẹ đâu biết rằng chính đất cát, nắng gió đó mới đem lại sự phát triển tốt cho trẻ, ngoài ra phát triển tư duy khám phá thế giới.
Tư tưởng chỉ cần con học giỏi, mọi việc đã có bố mẹ lo
Với tư tưởng đó nên trẻ nhỏ bây giờ đâu có biết làm gì, trẻ con ở Mỹ 3 tuổi đã đi cùng cha mẹ khám phá khắp thế giới, 4 tuổi đã tham gia các cuộc thi marathon dành cho thiếu nhi, 5 tuổi đã tự sắp xếp quần áo, tắm rửa, ăn cơm,… vì theo cách cha mẹ Mỹ dạy con “Con rồi cũng sẽ phải trưởng thành, vì vậy hãy tập cho con trưởng thành ngay từ bé để nó có thể đứng trước sóng gió mà không gục ngã”, 18 tuổi ở Mỹ con đã phải chuyển ra ở riêng, nhưng ở Việt Nam 18 tuổi mẹ vẫn phải mang cơm tận giường, ba vẫn phải chở đi học mỗi ngày,… Vì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, tư tưởng “ chỉ cần học giỏi” đã thấm sâu vào đầu bé.
Công nghệ đang chiếm qua nhiều thời gian của trẻ
Ở Mỹ, trẻ phải tự tập ăn một mình- múc bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không được dư thừa đồ ăn – đó là trách nhiệm của trẻ. Nhưng ở Việt Nam, trẻ không ăn là cha mẹ lại mở hoạt hình, trò chơi, mở Ipad, Iphone cho trẻ, con quấy không ăn, con khóc,… cha mẹ dỗ cũng không được được thì chỉ cần 1 cái Ipad là giải quyết tất cả mọi thứ.
Bọn trẻ thuộc làu tên các nhân vật hoạt hình như công chúa Elsa, Minion, Shrek…, nhưng về quê lại không phân biệt nổi con trâu với con bò, mạ non hay hành lá, rau muống với rau lang. Vậy nên, tình yêu thương không đặt đúng chỗ, đôi khi có thể sẽ làm cản trở cơ hội để trẻ được trải nghiệm và lớn lên. Mà ba mẹ vô tình quên mất rằng chính sự khó khăn đó đã là môi trường hun đúc nên ý chí và tinh thần vượt khó cho thế hệ của mình.
WORLDKIDS 1
Địa chỉ: 10/3 Nguyễn Thị Minh Khai, P.DaKao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:1 - (028) 3910 36 46Hotline:0909 89 77 22
WORLDKIDS 2
Địa chỉ: 616/36A Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:2 - (028) 3916 47 48Hotline:0909 164 160
WORLDKIDS 3 (WIS)
Địa chỉ: 616/36B Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:3 - (028) 3916 43 46Hotline:0909 940 160
WORLDKIDS 4
Địa chỉ: 730/18 Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:4 - (028) 3916 16 17 Hotline:0909 77 81 80
WORLDKIDS 5
Địa chỉ: 697 Lê Trọng Tấn, P.Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 73 00 55 99 ext:5 Hotline:0909 33 90 84
Website: worldkids.edu.vn
Email: info@worldkids.edu.vn/info@wis.edu.vn
Hotline: 1900 63 64 17