Chiếu miễn phí phim 'Chết ở Venice' tại Hà Nội

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
Chương trình Từ sách lên màn ảnh tháng 8 trình chiếu bộ phim Death in Venice (Chết ở Venice) của đạo diễn Luchino Visconti. Tác phẩm này từng được đề cử Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 1971 và đề cử Thiết kế phục trang đẹp nhất tại Oscar 1972. Sau buổi chiếu, khán giả tham dự sẽ giao lưu với hai vị khách mời là nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyễn Trương Quý.

Chết ở Venice (1911) là một tiểu thuyết ngắn của cố nhà văn Đức, Thomas Mann, kể về chuyến thăm thú Venice của nhà văn Gustav von Aschenbach - người gắn với những biệt danh như “người nghệ nhân cần cù”, “cây bút chín chắn và tinh xảo”, “kỷ luật tự tu dưỡng rèn luyện”... Trong chuyến đi đó, ông đã say mê, cuồng vọng trước vẻ đẹp hình thể của một cậu bé Ba Lan tên là Tadzio.
Venice_(4).jpg



[TD="class: Image"]Nam diễn viên Thụy Điển, Bjorn Andresen, vào vai Tadzio trong phim. Ảnh: Warner Bros.


Cậu bé này làm Aschenbach “liên tưởng đến những tác phẩm điêu khắc Hy Lạp thời kỳ hoàng kim nhất”. Kể từ giây phút nhìn thấy Tadzio, người nghệ sĩ tiên phong bị đẩy vào cuộc biện luận nội tâm phức tạp, căng thẳng, vừa đau đớn vừa hạnh phúc với một định đề về cái đẹp và đạo đức. Một trận dịch bí ẩn tràn xuống Venice khiến Aschenbach chết lặng như người lữ khách vô danh trên hành trình “nguy hiểm đầy cám dỗ”, “tội lỗi và lầm lạc”...
Dù phần lớn sự nghiệp văn học của Thomas Mann được nhắc nhiều bởi những tiểu thuyết vĩ đại như Gia đình Buddenbrook (1901), Ngọn núi thần (1924) thì Chết ở Venice vẫn xứng đáng là kiệt tác của văn học thế giới thế kỷ 20. Tác phẩm này được dựng thành phim điện ảnh vào năm 1971.
Venice_(3).jpg



[TD="class: Image"]Tiểu thuyết "Chết ở Venice" đã được xuất bản tại Việt Nam với lời giới thiệu của nhà toán học Ngô Bảo Châu. Ảnh: Warner Bros.


Trên màn ảnh rộng, những thay đổi về lai lịch nhân vật, sự thêm bớt các chi tiết đẩy diễn biến câu chuyện theo hướng mổ xẻ tâm lý trong hy vọng và tuyệt vọng. Đặc biệt, những khung cảnh tráng lệ được đuổi theo liên tiếp trong những cú máy dài đã làm bật nổi cuộc tìm kiếm cái đẹp và nỗi cô đơn, dằn vặt khổ tâm của người nghệ sĩ.
Âm nhạc cũng là một điểm nhấn cho bộ phim khi đạo diễn sử dụng một phần di sản âm nhạc của Gustav Mahler như cách để ám chỉ cuộc đời nhạc sĩ thiên tài người Áo này. Chính nhờ âm nhạc , khán giả sẽ thấy bộ phim mang tính cách của sự quyết liệt và phơi bày tất cả tình cảm trìu mến, thiết tha, sức chịu đựng tận cùng của con người để được viên mãn trong những gì mình theo đuổi, dù phải chết.
Venice.jpg



[TD="class: Image"]Nam diễn viên người Anh, Dirk Bogarde, vào vai nhà văn Gustav von Aschenbach (phải) trong phim điện ảnh "Death in Venice". Ảnh: Warner Bros.


Ngoài đề cử Cành Cọ Vàng và Oscar, Death in Venice còn giành 4 giải Bafta (Oscar của Anh) năm 1972 dành cho Thiết kế mỹ thuật xuất sắc, Quay phim đẹp nhất, Thiết kế phục trang xuất sắcNhạc phim hay nhất .
Chương trình Từ sách lên màn ảnh với phim Death in Venice (1971) do Trung tâm hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (51, Trần Hưng Đạo, Hà Nội) tổ chức. Chương trình chỉ mang tính chất học tập, mở cửa tự do và phi lợi nhuận.
Nguyên Minh
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom