giangle1906
New member
Suốt quá trình mang thai, phụ nữ thường phải tiến hành 10 đến 12 lần kiểm tra sản khoa và họ luôn hy vọng người đàn ông luôn bên cạnh mình. Trong đó, có 5 thời điểm mà người chồng cần có mặt để hỗ trợ các vấn đề và cổ vũ tinh thần cho vợ.
Thời điểm 1. Sơ chẩn sản khoa
Thời gian: Khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ
Trong đợt kiểm tra đầu tiên của thai kỳ sẽ cần làm rất nhiều thứ, bao gồm việc bác sĩ sẽ hỏi tỉ mỉ về tiểu sử bệnh của thai phụ, sau đó tiến hành loạt các kiểm tra xét nghiệm chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu, còn phải đo điện tâm đồ v.v…
Thông thường đợt sơ chẩn này sẽ tốn ít nhất nửa ngày và thai phụ phải đi nhiều nơi trong bệnh viện, chưa kể việc lấy số thứ tự, xếp hàng, thanh toán phí v.v… Vì vậy, hoạt động quá nhiều đối với bà bầu vừa bất tiện lại có thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
Những lúc này, sự có mặt của chồng thật sự rất cần thiết. Một mặt, chàng có thể thay vợ làm mọi thủ tục kiểm tra để vợ có thể ít di chuyển và nghỉ ngơi. Mặt khác, sự chăm sóc và gần gũi của chồng sẽ giúp thai phụ cảm thấy ấm áp, yên tâm với các lần kiểm tra.
Thời điểm 2. Kiểm tra dị tật thai nhi
Thời gian: Khoảng tuần thứ 20 đến 24 của thai kỳ
Lần kiểm tra này chủ yếu là để bác sĩ xác định xem thai nhi có nguy cơ bị khiếm khuyết hay không. Do tỷ lệ dị tật thai nhi chỉ khoảng 1% nhưng không dễ để phát hiện nên bác sĩ sẽ phải trao đổi với thai phụ các khả năng có thể xảy ra và tiến hành lựa chọn cách kiểm tra hay xử lý phù hợp nhất. Có người còn phải tiến hành thâm nhập bằng cách kích thích xuyên qua màng nước ối trong cơ thể người mẹ.
Chính vì sự phức tạp và tầm quan trọng của đợt kiểm tra này mà không ít thai phụ rất căng thẳng và lúng túng, sợ hãi. Lúc này, sự tận tụy và an ủi của người chồng bên cạnh vô cùng quan trọng. Ngoài ra, sự phối hợp của chồng trong việc tìm hiểu giải pháp tối ưu cũng khiến vợ an tâm hơn.
Thời điểm 3. Xét nghiệm tiểu đường cho thai phụ
Thời gian: Khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ
Kiểm tra tiểu đường (OGTT) cần phải tiến hành lấy máu lúc bụng đói, sau đó bà bầu sẽ được yêu cần uống nước đường và chờ thêm 1 đến 2 tiếng rồi lấy máu lần 2. Cho dù sức khỏe của mẹ tốt thế nào thì cả một quá trình tiến hành xét nghiệm lẫn chờ đợi đều khiến cơ thể khó tránh khỏi mệt mỏi, uể oải.
Chưa kể trong quá trình lấy máu lúc bụng đói có thể khiến thai phụ chóng mặt, bồn chồn thậm chí là nôn ói. Vì vậy, người chồng tốt nhất là nên sắp xếp thời gian ở bên cạnh vợ trong đợt kiểm tra này, vừa trấn an tinh thần cho vợ, vừa xử lý kịp thời những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
Thời điểm 4. Kế hoạch dự sinh
Thời gian: Khoảng tuần thứ 36 đến 37 của thai kỳ
Đợt kiểm tra này, bác sĩ sẽ hội chẩn tổng quá một lần nữa về sức khỏe của mẹ và bé, độ lớn nhỏ của thai nhi và tiên lượng cách thức lẫn thời gian sinh nở. Thông thường, nhiều vấn đề quan trọng trong kỳ sinh sẽ được lựa chọn và quyết định trong lần kiểm tra này.
Do đó, sự có mặt người người nhà, đặc biệt là chồng rất cần thiết để tham gia vào những quyết định, bao gồm: sinh thường hay sinh mổ, có cần tiêm thuốc giảm đau sau sinh hay không, có yêu cầu mổ thẩm mỹ không, có cần người chồng bên cạnh khi vợ sinh hay không v.v…
Thời điểm 5. Thời khắc sinh nở
Đây có thể nói là thời khắc thiêng liêng và quan trọng nhất trong cuộc đời người phụ nữ, và nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nguy hiểm. Vì vậy, khi vợ đang chiến đấu trong phòng sinh vì một thiên thần bé nhỏ, người chồng nếu vắng mặt thì thật sự đáng tiếc và đáng trách.
Trong suốt quá trình của ca sinh nở, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu có sự đồng ý và chữ ký của người nhà sản phụ, nhất là người chồng. Do đó, dù bất cứ lý do gì, chồng cũng nên có mặt trong thời khắc quan trọng này, vừa là sự động viên tinh thần cực lớn để vợ vượt cạn, vừa lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc khi chào đón đứa con bé bỏng của mình.
Thời điểm 1. Sơ chẩn sản khoa
Thời gian: Khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ
Trong đợt kiểm tra đầu tiên của thai kỳ sẽ cần làm rất nhiều thứ, bao gồm việc bác sĩ sẽ hỏi tỉ mỉ về tiểu sử bệnh của thai phụ, sau đó tiến hành loạt các kiểm tra xét nghiệm chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu, còn phải đo điện tâm đồ v.v…
Thông thường đợt sơ chẩn này sẽ tốn ít nhất nửa ngày và thai phụ phải đi nhiều nơi trong bệnh viện, chưa kể việc lấy số thứ tự, xếp hàng, thanh toán phí v.v… Vì vậy, hoạt động quá nhiều đối với bà bầu vừa bất tiện lại có thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
Những lúc này, sự có mặt của chồng thật sự rất cần thiết. Một mặt, chàng có thể thay vợ làm mọi thủ tục kiểm tra để vợ có thể ít di chuyển và nghỉ ngơi. Mặt khác, sự chăm sóc và gần gũi của chồng sẽ giúp thai phụ cảm thấy ấm áp, yên tâm với các lần kiểm tra.
Thời điểm 2. Kiểm tra dị tật thai nhi
Thời gian: Khoảng tuần thứ 20 đến 24 của thai kỳ
Lần kiểm tra này chủ yếu là để bác sĩ xác định xem thai nhi có nguy cơ bị khiếm khuyết hay không. Do tỷ lệ dị tật thai nhi chỉ khoảng 1% nhưng không dễ để phát hiện nên bác sĩ sẽ phải trao đổi với thai phụ các khả năng có thể xảy ra và tiến hành lựa chọn cách kiểm tra hay xử lý phù hợp nhất. Có người còn phải tiến hành thâm nhập bằng cách kích thích xuyên qua màng nước ối trong cơ thể người mẹ.
Chính vì sự phức tạp và tầm quan trọng của đợt kiểm tra này mà không ít thai phụ rất căng thẳng và lúng túng, sợ hãi. Lúc này, sự tận tụy và an ủi của người chồng bên cạnh vô cùng quan trọng. Ngoài ra, sự phối hợp của chồng trong việc tìm hiểu giải pháp tối ưu cũng khiến vợ an tâm hơn.
Thời điểm 3. Xét nghiệm tiểu đường cho thai phụ
Thời gian: Khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ
Kiểm tra tiểu đường (OGTT) cần phải tiến hành lấy máu lúc bụng đói, sau đó bà bầu sẽ được yêu cần uống nước đường và chờ thêm 1 đến 2 tiếng rồi lấy máu lần 2. Cho dù sức khỏe của mẹ tốt thế nào thì cả một quá trình tiến hành xét nghiệm lẫn chờ đợi đều khiến cơ thể khó tránh khỏi mệt mỏi, uể oải.
Chưa kể trong quá trình lấy máu lúc bụng đói có thể khiến thai phụ chóng mặt, bồn chồn thậm chí là nôn ói. Vì vậy, người chồng tốt nhất là nên sắp xếp thời gian ở bên cạnh vợ trong đợt kiểm tra này, vừa trấn an tinh thần cho vợ, vừa xử lý kịp thời những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
Thời điểm 4. Kế hoạch dự sinh
Thời gian: Khoảng tuần thứ 36 đến 37 của thai kỳ
Đợt kiểm tra này, bác sĩ sẽ hội chẩn tổng quá một lần nữa về sức khỏe của mẹ và bé, độ lớn nhỏ của thai nhi và tiên lượng cách thức lẫn thời gian sinh nở. Thông thường, nhiều vấn đề quan trọng trong kỳ sinh sẽ được lựa chọn và quyết định trong lần kiểm tra này.
Do đó, sự có mặt người người nhà, đặc biệt là chồng rất cần thiết để tham gia vào những quyết định, bao gồm: sinh thường hay sinh mổ, có cần tiêm thuốc giảm đau sau sinh hay không, có yêu cầu mổ thẩm mỹ không, có cần người chồng bên cạnh khi vợ sinh hay không v.v…
Thời điểm 5. Thời khắc sinh nở
Đây có thể nói là thời khắc thiêng liêng và quan trọng nhất trong cuộc đời người phụ nữ, và nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nguy hiểm. Vì vậy, khi vợ đang chiến đấu trong phòng sinh vì một thiên thần bé nhỏ, người chồng nếu vắng mặt thì thật sự đáng tiếc và đáng trách.
Trong suốt quá trình của ca sinh nở, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu có sự đồng ý và chữ ký của người nhà sản phụ, nhất là người chồng. Do đó, dù bất cứ lý do gì, chồng cũng nên có mặt trong thời khắc quan trọng này, vừa là sự động viên tinh thần cực lớn để vợ vượt cạn, vừa lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc khi chào đón đứa con bé bỏng của mình.