➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
phuongnguyen102099
New member
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh gút. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thông tin người bị bệnh gút nên ăn uống như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này.
- Gút thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa và đang có tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng axit uric trong máu, lâu dần các axit này sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat natri sắc nhọn tại các khớp, xương, mô mềm, tổ chức dưới da.
- Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút
- - Ăn nhiều thực phẩm chứa purin:
- Purin là một loại protein có nhiều trong thức ăn hàng ngày. Axit uric chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Các loại thực phẩm như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, dọc mùng, măng tây, nấm... chữa hàm lượng purin cao, sẽ làm tăng axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- - Uống nhiều bia, rượu:
- Bia là đồ uống chứa nhiều purin nhất, rượu lại ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bài tiết của gan, thận. Do đó, khi người bệnh uống quá nhiều bia, rượu trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây tăng axit uric máu, dẫn tới bệnh gút.
- - Béo phì, rối loạn lipid máu, cao huyết áp:
- Đây vừa là các yếu tố nguy cơ, vừa là các bệnh lý đi kèm với bệnh gút. Nếu không được kiểm soát tốt, các yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh, khiến quá trình điều trị bệnh gút trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
- Qua đây, người bệnh cũng phần nào trả lời được câu hỏi người bị gút kiêng ăn gì. Để hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như giảm nồng độ axit uric máu, người bệnh gút cần loại bỏ những thực phẩm sau ra khỏi bữa ăn hàng ngày:
- - Về thực phẩm:
- Các loại hải sản như sò, cá trích, cá mòi, cá cơm... chứa lượng purin khá cao, vì thế người bệnh nên hạn chế tối đa. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại cá sông, tôm, ốc vừa an toàn, vừa bổ sung lượng protein cần thiết mỗi ngày.
- Các loại thịt có màu đỏ: bê, dê, ngựa, trâu, bò… thuộc top thực phẩm có hàm lượng purin cao, người bệnh gút cần tránh xa.
- Nội tạng động vật và các chế phẩm: lòng, tim, cật, phổi, óc, gan, pa tê, xúc xích, lạp xưởng... cũng là những món ăn không tốt cho người bệnh gút.
- Các loại trứng đang trong giai đoạn phát triển thành phôi như: trứng vịt lộn, cút lộn… cũng là thực phẩm người bệnh gút cần kiêng.
- Một số loại rau như: nấm, giá, dọc mùng, măng tây, măng trúc… làm tăng tổng hợp axit uric.
- Hạn chế sử dụng các loại đạm thực vật như đậu, chế phẩm từ đậu nành.
- Các thức ăn giàu chất béo như: mỡ, da động vật, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào… cần hạn chế sử dụng.
- Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng cho gan, thận, đồng thời giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Về đồ uống:
- Bia, rượu là đồ uống hàng đầu mà người bệnh gút cần tránh xa nếu không muốn cơn gút cấp tái phát.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng các loại nước ngọt có ga, nước trái cây... chứa nhiều đường – nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gút.
- Ngoài ra, người bệnh gút nên giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng bởi hoạt động gan phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của bạn. Trong khi đó, gan là trung tâm chuyển hóa , tổng hợp axit uric từ thức ăn.
- Bên cạnh việc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh gút cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, với các môn nhẹ nhàng như: đi bộ, dưỡng sinh, yoga, đạp xe... Điều này giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ khí huyết lưu thông, từ đó giúp giảm tình trạng ứ đọng tại các ổ khớp gây sưng đau.
- Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề người bị gút kiêng ăn gì, giúp người bệnh bổ sung vào cẩm nang trị gút, xây dựng chế độ ăn hợp lý, nhằm cải thiện tình trạng bệnh của mình.