giangle1906
New member
Chảy máu từ âm đạo, bất thường nhau thai, sinh non, thai nhi tử vong trong bụng mẹ hoặc tử vong sau khi sinh... Đây đều là hậu quả của việc mẹ bầu bị suy dinh dưỡng thai kỳ.
Trong thời gian mang thai dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển thai nhi. Nếu trong thai kỳ mẹ ăn uống không đủ chất, dẫn đến việc bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển thể lực và sức khỏe sau này của thai nhi. Để bảo đảm thai kỳ suông sẻ, con chào đời khỏe mạnh các mẹ cần lưu ý nếu cơ thể có 1 trong 4 dấu hiệu sau thì nên cân nhắc đến chế độ dinh dưỡng vì rất có thể các mẹ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng thai kỳ.
4 dấu hiệu cảnh báo mẹ suy dinh dưỡng thai kỳ
1. Môi khô, đau, loét miệng do nổi nhiệt: Nếu trong thai kỳ mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu này chứng tỏ mẹ đang thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, axit folic và kẽm. Trong đó axit folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Để bổ sung axit folic trong thai kỳ các mẹ chú ý bổ dung các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Ngoài ra, bơ, nước ép trái cây, hoa quả cũng rất giàu axit folic.
2. Thị lực kém, da nhợt nhạt tái xanh: Khi thiếu máu thiếu sắt thai phụ thường có biểu hiện mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, hay bị chóng mặt, niêm mạc mắt nhợt nhạt… và tăng nguy cơ tai biến rủi ro khi sinh.
- Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu… Ngoài ra ra còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
3. Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút: Nếu trong thai kỳ mẹ bầu cảm thấy đau nhức cơ ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm thì đừng chần chừ đi khám ngay nhé vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi trầm trọng đấy.
4. Mẹ bầu nhẹ cân, hay bồn chồn, lo lắng trong thai kỳ: Trong thai kỳ, nếu mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, quá nhẹ cân chứng tỏ bầu ăn thiếu chất sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Ngược lại nếu mẹ bầu ăn quá dư thừa chất béo sẽ dễ dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu.
Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ là gì?
Suy dinh dưỡng thai kỳ là hiện tượng cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khi mang thai. Theo các chuyên gia nếu phụ nữ mang thai bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, nếu bà mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt. Ngược lại nếu bà mẹ mang thai thiếu ăn hoặc ăn uống không cân đối sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thai kỳ
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thai kỳ thường bắt nguồn do chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ chất của các mẹ trong thai kỳ hoặc do mẹ gặp sự trở ngại trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa. Nhiều mẹ bầu khi mang thai lo sợ bị tăng cân nhiều, sau sinh sẽ khó giảm cân nên đã ăn uống kiêng khem quá mức, không đủ chất gây thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi.
Các mẹ cần hiểu rằng, khi mang thai lượng thức ăn mà mẹ bầu dung nạp vào cơ thể mỗi ngày không chỉ dùng để nuôi cơ thể người mẹ mà còn được chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng gửi đi để nuôi bào thai trong bụng. Cụ thể, protein, sắt và các chất dinh dưỡng khác nhau sẽ được phân phối cho em bé. Thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào lượng protein mà các mẹ ăn mỗi ngày.
Phòng tránh thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai
Để bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi đồng thời giảm nguy cơ béo phì trong thai kỳ các mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein, carbohydrate và vitamin.Và đừng quên ăn các loại thực phẩm cung cấp canxi giúp tăng cường sự phát triển xương của thai nhi.
Nếu mẹ sợ béo phì, các mẹ có thể thay đổi cách chế biến món ăn, chọn những món ăn ít dầu mỡ, thay thế bằng các món hấp, luộc và đừng quên luôn luôn bổ sung thêm rau, củ, quả trong bữa ăn hàng ngày.
Trong thời gian mang thai dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển thai nhi. Nếu trong thai kỳ mẹ ăn uống không đủ chất, dẫn đến việc bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển thể lực và sức khỏe sau này của thai nhi. Để bảo đảm thai kỳ suông sẻ, con chào đời khỏe mạnh các mẹ cần lưu ý nếu cơ thể có 1 trong 4 dấu hiệu sau thì nên cân nhắc đến chế độ dinh dưỡng vì rất có thể các mẹ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng thai kỳ.
4 dấu hiệu cảnh báo mẹ suy dinh dưỡng thai kỳ
1. Môi khô, đau, loét miệng do nổi nhiệt: Nếu trong thai kỳ mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu này chứng tỏ mẹ đang thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, axit folic và kẽm. Trong đó axit folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Để bổ sung axit folic trong thai kỳ các mẹ chú ý bổ dung các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Ngoài ra, bơ, nước ép trái cây, hoa quả cũng rất giàu axit folic.
2. Thị lực kém, da nhợt nhạt tái xanh: Khi thiếu máu thiếu sắt thai phụ thường có biểu hiện mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, hay bị chóng mặt, niêm mạc mắt nhợt nhạt… và tăng nguy cơ tai biến rủi ro khi sinh.
- Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu… Ngoài ra ra còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
3. Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút: Nếu trong thai kỳ mẹ bầu cảm thấy đau nhức cơ ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm thì đừng chần chừ đi khám ngay nhé vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi trầm trọng đấy.
4. Mẹ bầu nhẹ cân, hay bồn chồn, lo lắng trong thai kỳ: Trong thai kỳ, nếu mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, quá nhẹ cân chứng tỏ bầu ăn thiếu chất sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Ngược lại nếu mẹ bầu ăn quá dư thừa chất béo sẽ dễ dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí, thai chết lưu.
Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ là gì?
Suy dinh dưỡng thai kỳ là hiện tượng cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khi mang thai. Theo các chuyên gia nếu phụ nữ mang thai bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, nếu bà mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt. Ngược lại nếu bà mẹ mang thai thiếu ăn hoặc ăn uống không cân đối sẽ tăng nguy cơ sinh con non tháng, nhẹ cân.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thai kỳ
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thai kỳ thường bắt nguồn do chế độ ăn uống nghèo nàn không đủ chất của các mẹ trong thai kỳ hoặc do mẹ gặp sự trở ngại trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa. Nhiều mẹ bầu khi mang thai lo sợ bị tăng cân nhiều, sau sinh sẽ khó giảm cân nên đã ăn uống kiêng khem quá mức, không đủ chất gây thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi.
Các mẹ cần hiểu rằng, khi mang thai lượng thức ăn mà mẹ bầu dung nạp vào cơ thể mỗi ngày không chỉ dùng để nuôi cơ thể người mẹ mà còn được chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng gửi đi để nuôi bào thai trong bụng. Cụ thể, protein, sắt và các chất dinh dưỡng khác nhau sẽ được phân phối cho em bé. Thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào lượng protein mà các mẹ ăn mỗi ngày.
Phòng tránh thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai
Để bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi đồng thời giảm nguy cơ béo phì trong thai kỳ các mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein, carbohydrate và vitamin.Và đừng quên ăn các loại thực phẩm cung cấp canxi giúp tăng cường sự phát triển xương của thai nhi.
Nếu mẹ sợ béo phì, các mẹ có thể thay đổi cách chế biến món ăn, chọn những món ăn ít dầu mỡ, thay thế bằng các món hấp, luộc và đừng quên luôn luôn bổ sung thêm rau, củ, quả trong bữa ăn hàng ngày.