giangle1906
New member
Từ giai đoạn sau sinh đến 6 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ. Đến 6 tháng tuổi cơ thể bé cần bổ sung chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác, và đây là giai đoạn lý tưởng để mẹ cho bé ăn dặm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vẫn phải kết hợp cho bé uống sữa. Không nên đột ngột chuyển sang chế độ ăn dặm vì hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé chưa kịp thích nghi với nguồn dưỡng chất mới. Sau đây là những chú ý quan trọng khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể chuyển sang chế độ ăn dặm
- Trẻ bắt đầu lơ là, không thích bú sữa.
- Thường thức dậy vào nửa đêm để đòi ăn
- Bắt đầu nhìn chăm chú khi thấy người lớn ăn
Thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm
Trong 4 tuần đầu tiên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn bột hòa với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Có thể tập cho trẻ ăn những món nghiền đơn giản khác. Tập cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn nghiền giúp mẹ nhận biết trẻ không thể dung nạp loại thức ăn nào, trước khi kết hợp các thành phần thực phẩm rau củ, thịt cá lại với nhau trong cùng một món ăn.
Các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt…là những loại thức ăn thích hợp đối với trẻ vì hương vị tạo ngọt tự nhiên và ít xơ.
Táo và lê là hai loại trái cây tráng miệng rất tốt cho trẻ nhưng bạn phải nhớ chọn những quả chín mộng và có vị ngọt tự nhiên.
Chuối, đu đủ, bơ nghiền cung cấp nhiều dưỡng chất và rất tiện lợi vì mẹ không cần mất thời gian đun nấu.
Cẩm nang cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ
Vì khẩu phần ăn của trẻ rất ít, nên việc chế biến chỉ một khẩu phần ăn sẽ rất tốn thời gian. Tốt hơn hết mẹ nên chế biến sẵn trong 1 tuần rồi bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Khi cho trẻ ăn thì rã đông tự nhiên bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh trước.
Các thiết bị cần thiết
Mẹ nên mua những dụng cụ cần thiết cho việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ như máy xay, nồi ấp, khay trữ đông, bộ đồ ăn cho trẻ.
Loại muỗng cạn, chất liệu silicon mềm sẽ tốt hơn cho lợi của trẻ, vì lợi của trẻ còn mềm và khá non nớt, nhạy cảm. Bát nên mua loại có tay cầm. Trước khi ăn, mẹ cho trẻ đeo một cái yếm và chuẩn bị sẵn một chiếc khăn ẩm để kịp thời lau thức ăn vương vãi.
Tập cho trẻ làm quen với thức ăn dặm
Trong những lần đầu, bạn có thể thăm dò bằng cách cho trẻ nếm một hoặc hai muỗng thức ăn (tương đương 15ml). Dần dần tăng lượng thức ăn lên cho đến khi trẻ không chịu ăn nữa, sau đó cho trẻ tiếp tục bú phần sữa còn lại.
Nghệ thuật bón thức ăn cho trẻ
Cho dù trẻ có tỏ ra thích thú với món ăn đặc ngay từ lần đầu ăn thì mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Hãy tập cho trẻ cách học nuốt thức ăn và thư giãn khi ăn. Tránh tập ăn lúc trẻ quá mệt cần được ngủ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vẫn phải kết hợp cho bé uống sữa. Không nên đột ngột chuyển sang chế độ ăn dặm vì hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé chưa kịp thích nghi với nguồn dưỡng chất mới. Sau đây là những chú ý quan trọng khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể chuyển sang chế độ ăn dặm
- Trẻ bắt đầu lơ là, không thích bú sữa.
- Thường thức dậy vào nửa đêm để đòi ăn
- Bắt đầu nhìn chăm chú khi thấy người lớn ăn
Thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm
Trong 4 tuần đầu tiên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn bột hòa với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Có thể tập cho trẻ ăn những món nghiền đơn giản khác. Tập cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn nghiền giúp mẹ nhận biết trẻ không thể dung nạp loại thức ăn nào, trước khi kết hợp các thành phần thực phẩm rau củ, thịt cá lại với nhau trong cùng một món ăn.
Các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt…là những loại thức ăn thích hợp đối với trẻ vì hương vị tạo ngọt tự nhiên và ít xơ.
Táo và lê là hai loại trái cây tráng miệng rất tốt cho trẻ nhưng bạn phải nhớ chọn những quả chín mộng và có vị ngọt tự nhiên.
Chuối, đu đủ, bơ nghiền cung cấp nhiều dưỡng chất và rất tiện lợi vì mẹ không cần mất thời gian đun nấu.
Cẩm nang cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ
Vì khẩu phần ăn của trẻ rất ít, nên việc chế biến chỉ một khẩu phần ăn sẽ rất tốn thời gian. Tốt hơn hết mẹ nên chế biến sẵn trong 1 tuần rồi bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Khi cho trẻ ăn thì rã đông tự nhiên bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh trước.
Các thiết bị cần thiết
Mẹ nên mua những dụng cụ cần thiết cho việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho trẻ như máy xay, nồi ấp, khay trữ đông, bộ đồ ăn cho trẻ.
Loại muỗng cạn, chất liệu silicon mềm sẽ tốt hơn cho lợi của trẻ, vì lợi của trẻ còn mềm và khá non nớt, nhạy cảm. Bát nên mua loại có tay cầm. Trước khi ăn, mẹ cho trẻ đeo một cái yếm và chuẩn bị sẵn một chiếc khăn ẩm để kịp thời lau thức ăn vương vãi.
Tập cho trẻ làm quen với thức ăn dặm
Trong những lần đầu, bạn có thể thăm dò bằng cách cho trẻ nếm một hoặc hai muỗng thức ăn (tương đương 15ml). Dần dần tăng lượng thức ăn lên cho đến khi trẻ không chịu ăn nữa, sau đó cho trẻ tiếp tục bú phần sữa còn lại.
Nghệ thuật bón thức ăn cho trẻ
Cho dù trẻ có tỏ ra thích thú với món ăn đặc ngay từ lần đầu ăn thì mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Hãy tập cho trẻ cách học nuốt thức ăn và thư giãn khi ăn. Tránh tập ăn lúc trẻ quá mệt cần được ngủ.