Những thức ăn "đại kỵ" với người đau dạ dày

ledinh121189

New member
User ID
81010
Tham gia
21 Tháng ba 2015
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Địa chỉ
HCM
Đồng
0
Ngoài các nguyên nhân do ăn uống, stress, bệnh lý… thì thời tiết cũng là “thủ phạm” khiến bệnh đau dạ dày của bạn tái phát hoặc tăng nặng, đặc biệt là khi trời trở rét.
Bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, tá tràng ngày càng phổ biến khi cuộc sống công nghiệp phát triển và người dân thường xuyên sử dụng những bữa ăn nhanh nhiều hơn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh tiêu hoá phổ biến, thường diễn biến dai dẳng, dễ phát triển thành mãn tính, với các thời kỳ đau cấp xen kẽ các đợt lùi bệnh. Bệnh thường gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh, dễ gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị đau dạ dày
Đau thượng vị

Rất nhiều người bị đau dạ dày chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thượng vị. Đây là dấu hiệu ghi nhận được cả ở người mắc bệnh tá tràng. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
Ăn kém
Do ăn không tiêu và tức bụng nên người đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn. Tuy nhiên không phải ai kém ăn cũng đều do mắc bệnh dạ dày.
Ợ chua, ợ hơi
Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Do hoạt động dạ dày bị rối loạn nên thức ăn bị khó tiêu và dẫn tới lên men. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức (dấu hiệu đau thượng vị).
Người đau dạ dày nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán (Ảnh minh họa)​
Buồn nôn và nôn
Ít người nhận biết ra dấu hiệu của bệnh dạ dày bao gồm cả việc buồn nôn và nôn. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Những thực phẩm “đại kỵ” với người viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống trong đợt điều trị cần tuân thủ một số điều như sau: cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều vị chua cay; đau dạ dày Không nên ăn uống nước ngọt có nhiều hơi; Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no.
Bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn.
Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Ớt là thực phẩm cấm kị với người đau dạ dày (Ảnh minh họa)​
Người bị bệnh nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng…
Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Vì vậy, bí kíp cho người đau dạ dày đó là nên nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Nhiệt độ lý tưởng là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Đậu nành hay các sản phẩm chế biến từ đậu tương như sữa đậu sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
BS Nguyễn Ngọc Chung, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện 354, khi bị đau dạ dày, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là nguyên tắc không thể thiếu trong quá trình điều trị căn bệnh này. Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh dạ dày, cả đông y và tây y, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có sự lựa chọn thuốc thích hợp nhưng bạn không nên tự điều trị hoặc nghe lời “truyền miệng” để uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có tác dụng, có thể gây hại thêm cho sức khoẻ.
 

tuonglaiphiatruoc12

New member
User ID
156062
Tham gia
20 Tháng sáu 2018
Bài viết
20
Điểm tương tác
1
Tuổi
48
Đồng
0
có phương pháp nào trữa trị nhanh ko z tại em dùng thuốc ở bệnh viện mà lâu khỏi quá
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom