giangle1906
New member
Trải qua tuần đầu sau sinh ngập tràn những cảm xúc lạ lẫm cùng những lời chúc mẹ tròn con vuông của mọi người, mẹ và bé bước sang tuần thứ 2, tiếp tục cố gắng “làm quen” và “thích nghi” với nhau.
Cơ thể mẹ cũng đang phục hồi dần dần, thôi không còn nhớ đến những cơn đau đẻ khủng khiếp trước đó. Nhưng tuần này mẹ bắt đầu vất vả thật sự. Từ việc cho bé bú, tập cho bé phân biệt ngày đêm đến việc chơi với bé để giúp bé phát triển nhanh hơn… mẹ đều gặp khó khăn.
Chú ý khi cho bé bú
Nếu bé hai tuần tuổi đã quen với bầu sữa mẹ, bú nhiều và thường xuyên, mẹ sẽ không còn gặp những triệu chứng đau, sưng núm vú hay ngực căng tức sữa. Bộ ngực bắt đầu điều chỉnh sự tiết sữa theo nhu cầu của bé. Tuần này, mẹ bắt đầu phải làm quen với việc dậy sớm cho bé bú. Thời gian này mẹ cũng có thể biết được phản ứng của bé với sữa mẹ. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để sữa cung cấp đủ dưỡng chất bé cần.
Bé có thể chưa quen lắm với việc bú mẹ, nhưng mẹ hãy cứ để bé tự nhiên. Theo bản năng bé sẽ tự biết tìm tư thế thoải mái, thích hợp nhất khi bú mẹ. Nhiều bé cũng có thói quen ngủ gà ngủ gật khi đang bú mẹ. Những giấc ngủ này rất ngắn và bé sẽ dậy ngay sau đó để đòi bú tiếp.
Bé sơ sinh 2 tuần tuổi thường bú 8-12 lần trong 24 giờ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bé sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi bé bú nhiều hơn thường lệ, đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé đang phát triển nhanh, chứ không phải do mẹ không đủ sữa cho bé.
Chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Sữa của mẹ bây giờ chủ yếu là sữa trưởng thành, sữa non sẽ hết vào cuối tuần thứ 2 này. Ngực mẹ vẫn có thể căng sữa trước khi cho bé bú, và khi bé bú xong, ngực nhẹ hơn rất nhiều. Tình trạng rỉ sữa cũng là tình trạng thường gặp. Mẹ có thể dùng miếng thấm sữa, hoặc tiết kiệm hơn dùng khăn xô để thấm.
Sang tuần thứ 2 này, bé sẽ đạt được cân nặng đã bị mất trong tuần đầu tiên (do bé thải phân su). Bé sẽ đạt trọng lượng lúc mới sinh khi được 2-3 tuần tuổi. Tuần này, mỗi ngày bé cần thay khoảng 5 chiếc bỉm và đi tiêu khoảng 3 lần/ ngày. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ biết được bé có bú đủ sữa hay không.
Giấc ngủ của bé
Tuần thứ 2, bé vẫn dành chủ yếu thời gian để ngủ, ít khi thức. Bé chỉ thức để ăn hoặc chơi một lúc. Mẹ sẽ nhận ra rằng khi bé buồn ngủ, chỉ cần quấn chặt bé hoặc ôm bé vào lòng, đu đưa nhẹ, bé sẽ chìm vào giấc ngủ rất nhanh.
Bé ngủ sau khi bú mẹ cũng là hiện tượng bình thường tự nhiên. Bé ngủ yên giấc cả ngày và đêm nếu được mẹ vỗ về cưng nựng.
Tuần này, mẹ cũng nên bắt đầu tập cho bé biết phân biệt ngày đêm, tránh tình trạng bé ngủ ngày, chơi đêm. Vào ban đêm, nên tắt hết đèn điện, tạo không gian yên tĩnh. Ban ngày khi bé thức chơi hoặc bú, nên mở cửa sổ, kéo rèm hoặc bật đèn cho phòng sáng. Ban ngày cũng không cần quá yên tĩnh. Dần dần bé sẽ biết phân biệt ngày đêm và ổn định chu trình giấc ngủ của mình.
Chơi cùng bé
Thời gian trẻ thức chơi vào giai đoạn 2 tuần tuổi rất ít, mẹ nên tận dụng khoảng thời gian quý giá này để chơi cùng bé, qua đó giúp bé phát triển não bộ nhanh hơn. Ở tuần tuổi này, bé rất thích nhìn chằm chằm vào mặt mẹ. Mẹ nói chuyện với bé, dùng nhiều khẩu ngữ, điệu bộ, nét mặt khác nhau để thu hút sự chú ý của bé. Khi nói chuyện cần để mặt mẹ sát với mặt bé vì lúc này bé chỉ nhìn được vật thể trong khoảng cách từ 20-30 cm.
Cơ thể mẹ cũng đang phục hồi dần dần, thôi không còn nhớ đến những cơn đau đẻ khủng khiếp trước đó. Nhưng tuần này mẹ bắt đầu vất vả thật sự. Từ việc cho bé bú, tập cho bé phân biệt ngày đêm đến việc chơi với bé để giúp bé phát triển nhanh hơn… mẹ đều gặp khó khăn.
Chú ý khi cho bé bú
Nếu bé hai tuần tuổi đã quen với bầu sữa mẹ, bú nhiều và thường xuyên, mẹ sẽ không còn gặp những triệu chứng đau, sưng núm vú hay ngực căng tức sữa. Bộ ngực bắt đầu điều chỉnh sự tiết sữa theo nhu cầu của bé. Tuần này, mẹ bắt đầu phải làm quen với việc dậy sớm cho bé bú. Thời gian này mẹ cũng có thể biết được phản ứng của bé với sữa mẹ. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để sữa cung cấp đủ dưỡng chất bé cần.
Bé có thể chưa quen lắm với việc bú mẹ, nhưng mẹ hãy cứ để bé tự nhiên. Theo bản năng bé sẽ tự biết tìm tư thế thoải mái, thích hợp nhất khi bú mẹ. Nhiều bé cũng có thói quen ngủ gà ngủ gật khi đang bú mẹ. Những giấc ngủ này rất ngắn và bé sẽ dậy ngay sau đó để đòi bú tiếp.
Bé sơ sinh 2 tuần tuổi thường bú 8-12 lần trong 24 giờ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bé sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi bé bú nhiều hơn thường lệ, đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé đang phát triển nhanh, chứ không phải do mẹ không đủ sữa cho bé.
Chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Sữa của mẹ bây giờ chủ yếu là sữa trưởng thành, sữa non sẽ hết vào cuối tuần thứ 2 này. Ngực mẹ vẫn có thể căng sữa trước khi cho bé bú, và khi bé bú xong, ngực nhẹ hơn rất nhiều. Tình trạng rỉ sữa cũng là tình trạng thường gặp. Mẹ có thể dùng miếng thấm sữa, hoặc tiết kiệm hơn dùng khăn xô để thấm.
Sang tuần thứ 2 này, bé sẽ đạt được cân nặng đã bị mất trong tuần đầu tiên (do bé thải phân su). Bé sẽ đạt trọng lượng lúc mới sinh khi được 2-3 tuần tuổi. Tuần này, mỗi ngày bé cần thay khoảng 5 chiếc bỉm và đi tiêu khoảng 3 lần/ ngày. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ biết được bé có bú đủ sữa hay không.
Giấc ngủ của bé
Tuần thứ 2, bé vẫn dành chủ yếu thời gian để ngủ, ít khi thức. Bé chỉ thức để ăn hoặc chơi một lúc. Mẹ sẽ nhận ra rằng khi bé buồn ngủ, chỉ cần quấn chặt bé hoặc ôm bé vào lòng, đu đưa nhẹ, bé sẽ chìm vào giấc ngủ rất nhanh.
Bé ngủ sau khi bú mẹ cũng là hiện tượng bình thường tự nhiên. Bé ngủ yên giấc cả ngày và đêm nếu được mẹ vỗ về cưng nựng.
Tuần này, mẹ cũng nên bắt đầu tập cho bé biết phân biệt ngày đêm, tránh tình trạng bé ngủ ngày, chơi đêm. Vào ban đêm, nên tắt hết đèn điện, tạo không gian yên tĩnh. Ban ngày khi bé thức chơi hoặc bú, nên mở cửa sổ, kéo rèm hoặc bật đèn cho phòng sáng. Ban ngày cũng không cần quá yên tĩnh. Dần dần bé sẽ biết phân biệt ngày đêm và ổn định chu trình giấc ngủ của mình.
Chơi cùng bé
Thời gian trẻ thức chơi vào giai đoạn 2 tuần tuổi rất ít, mẹ nên tận dụng khoảng thời gian quý giá này để chơi cùng bé, qua đó giúp bé phát triển não bộ nhanh hơn. Ở tuần tuổi này, bé rất thích nhìn chằm chằm vào mặt mẹ. Mẹ nói chuyện với bé, dùng nhiều khẩu ngữ, điệu bộ, nét mặt khác nhau để thu hút sự chú ý của bé. Khi nói chuyện cần để mặt mẹ sát với mặt bé vì lúc này bé chỉ nhìn được vật thể trong khoảng cách từ 20-30 cm.