Chăm sóc bé bị chàm sữa

thiep1809

New member
User ID
153259
Tham gia
13 Tháng tư 2018
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Tuổi
28
Đồng
0
Mùa hè - mùa nắng nóng sắp đến, các bố mẹ lại chuẩn bị đau đầu vì làn da mỏng manh của bé chuẩn bị trải qua mấy tháng khó chịu như rôm sảy, viêm da dị ứng, chàm... vì thời tiết. Nếu xưa kia các bệnh liên quan đến da liễu thường ít người mắc và biến chứng, thì nay do ô nhiễm môi trường, kèm theo nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc khiến các bệnh da liễu trở thành nỗi lo của của nhiều bố mẹ khi làn da các bé vẫn còn rất non nớt.

Trong số bệnh về da mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, các mẹ cần chú ý nhất là chàm sữa. Vậy chàm sữa là gì? Dấu hiệu của bệnh như thế nào?

Chàm sữa hay chàm thể tạng xảy ra ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Bệnh khác với các bệnh da liễu khác như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, ghẻ…
Biểu hiện bệnh là những mảng hồng ban sau đó xuất hiện mụn nước, rịn nước, đóng mài và tróc vẩy. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt, 2 bên má đối xứng và cằm. Bệnh cũng có thể có ở da đầu, thân mình, tứ chi, nhưng thường chừa vùng quanh hốc mắt và cạnh cánh mũi.
Bệnh có tính gia đình, người bệnh thường có người trong gia đình bị dị ứng, hen suyễn,viêm mũi dị ứng hay chàm thể tạng.
Việc điều trị bệnh cần phải được đến bệnh viện chuyên khoa để sử dụng những loại thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn của bệnh
Trong giai đoạn sớm, trẻ thường ít cọ gãi nên sang thương thường khu trú. Giai đoạn sau, việc cọ xát thường xuyên sẽ tạo thành những mảng đỏ tróc vẩy, rịn nước ở má. Lúc này trẻ thường khó chịu, bứt rứt không yên khi ngủ.
Bệnh tiến triển kéo dài với những giai đoạn bệnh nặng lên xen kẽ với giai đoạn lui bệnh. Khoảng 50% trường hợp sẽ tự lui bệnh khi trẻ khoảng 18 tháng. Nếu đến 4 tuổi mà vẫn chưa khỏi, bệnh có thể tiến triển thành chàm thể tạng ở người lớn.

Chăm sóc bé bị chàm sữa như thế nào?
Chú ý khi vệ sinh - tắm rửa, bố mẹ tắm cho bé bằng nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút. Mẹ cũng lưu ý dùng sữa tắm dịu-nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm nhé. Sau khi tắm, lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da bé. Nên thoa chất giữ
ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3-4 lần. Khi cho bé tắm hồ, tắm biển, nên tắm trước và sau khi bơi bằng nước sạch để hạn chế khô da do nước biển, và kích ứng da do chất cloride, chất sát trùng trong hồ bơi. Đặc biệt, bố mẹ không nên để bé tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa.
Khi lựa chọn quần áo, găng tay, vớ chân cho bé, bố mẹ chú ý chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”, không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
Để tránh việc cào gãi xước xát, bố mẹ nhất thiết nên cắt ngắn móng tay, móng chân thường xuyên, tránh việc bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào gãi nhiều nên mang tất vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế.
Phòng của trẻ nên thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi. Cũng không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.
Về chế độ ăn khi bé bị chàm sữa, bố mẹ chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh chàm của bé nặng hơn. Điều này tùy thuộc vào cơ thể từng bé. Cũng cần tăng cường cho bé uống nhiều nước, và vệ sinh mặt miệng sau khi ăn hay bú mẹ
Quan trọng, gia đình luôn tạo tâm lý thoải mái cho bố mẹ và bé được vui tươi. Với những bé lớn mắc chàm thể tạng bố mẹ cần tránh tạo stress căng thẳng cho bé khi học hành, thi cử.

Chú ý
Tuyệt đối không hôn hôn gần vị trí tổn thương da của bé, vì dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, người có bệnh thủy đậu, viêm da Herpes, lở môi-miệng, tuyệt đối tránh gần bé vì dễ gây cho bé bị bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, là bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bố mẹ theo dõi để KHÔNG chích ngừa vaccine thủy đậu trong giai đoạn tiến triển của bệnh chàm, vì có thể đưa đến biến chứng bệnh mụn mủ dạng thủy đậu.
Đặc biệt, gia đình KHÔNG tự ý dùng thuốc, nhất là corticoid vì có nhiều tai biến và tác dụng phụ. Như đã nói ở trên, bé cần được sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, nhờ tác dụng kỳ diệu của trầu không đã được nghiên cứu trên lâm sàng. Các nhà khoa học đã bào chế thành công dạng kem bôi tiện sử dụng – Kem Trầu Không đặc trị viêm da cơ địa, chàm, á sừng, mụn, hăm, côn trùng cắn… đặc biệt sử dụng cho cả trẻ nhỏ và Trẻ sơ sinh, sản phẩm đã được kiểm nghiệm của viện kiểm nghiệm thuốc TW 100% không chứ corticoid, là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên.
ban-kem-trau-khong-pizkie-cream-dieu-tri-cham-a-sung-tri-mun-2.jpg

Chi tiết về sản phẩm này anh chị tham khảo tại: http://aromagarden.net/san-pham/kem-trau-khong-pizkie-cream-dieu-tri-cham/
Tham khảo thông tin và phản hồi từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm Kem trầu không tại Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/chamsua/


 

minhchau33

New member
User ID
157820
Tham gia
20 Tháng tám 2018
Bài viết
69
Điểm tương tác
0
Tuổi
41
Đồng
0
Chàm sữa có tự hết được không mấy mom?
 

CongChuaBongBong

New member
User ID
88136
Tham gia
30 Tháng năm 2015
Bài viết
187
Điểm tương tác
2
Đồng
0
Chàm sữa hay chàm thể tạng xảy ra ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Bệnh khác với các bệnh da liễu khác như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, ghẻ…
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom