➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Astera Việt Nam
New member
UNG THƯ VÚ: CHỈ SỐ MỚI ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TÁI PHÁT BỆNH ️
Xét nghiệm máu xác định tỉ lệ tế bào ung thư tuần hoàn (CTC) là phương pháp đáng tin cậy nhất để tiên lượng nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư vú.
Theo Giáo sư François Clément Bidard, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Curie, Pháp, trước khi phẫu thuật, một số bệnh nhân ung thư vú được hóa trị bổ trợ nhằm giảm nguy cơ tái phát và di căn. Thế nhưng, tỉ lệ tái phát bệnh không hề nhỏ. Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào cho phép xác định những bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh.
Bệnh viện Curie tại Paris, Pháp tiến hành một dự án nghiên cứu quy mô quốc tế theo đó một trong những mục tiêu lớn là tìm kiếm dấu ấn sinh học mới cho phép tiên lượng nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư vú.
Trong khuôn khổ dự án này, 21 nghiên cứu quốc tế được thực hiện trên dữ liệu của 2030 bệnh nhân được điều trị tại 16 trung tâm khác nhau ở Nhật, Mỹ, Châu âu. Các dữ liệu này đã được sàng lọc, trong đó 25% bệnh nhân có ít nhất 1 tế bào ung thư tuần hoàn trong máu (CTC) trước khi hóa trị bổ trợ. Các tế bào ung thư tuần hoàn được phân tích, tổng hợp và được gộp chung với nhau.
Các tế bào ung thư tuần hoàn (CTC) là những tế bào tách ra khỏi khối u nguyên phát và tuần hoàn trong máu, trong đó một số có khả năng « định cư » tại cơ quan mới để hình thành khối u di căn, thậm chí quay trở về khối u nguyên phát và gây tái phát. Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Curie quan sát và ghi nhận số các tế bào này đặc biệt cao ở ung thư vú thể viêm, là thể hiếm nhưng rất nguy hểm.
Giáo sư François Clément Bidard, Bác sĩ chuyên khoa ung thư và là cán bộ điều phối nghiên cứu này cho biết, chỉ có các nghiên cứu tổng hợp từ kết quả của các nghiên cứu độc lập, được thực hiện theo quy trình, nguyên tắc nhất quán mới cho phép đưa ra kết luận đáng tin cậy về giá trị của dấu ấn sinh học. Nghiên cứu này kiểm tra và tổng hợp số lượng lớn dữ liệu để có thể đưa ra kết luận.
Nghiên cứu kết luận : Số lượng các tế bào ung thư tuần hoàn trong máu của bệnh nhân ung thư vú và đã được điều trị bằng hóa trị bổ trợ trước khi phẫu thuật cho thấy nguy cơ tái phát tại chỗ hoặc ở những cơ quan xa cũng như cho thấy chỉ số sống của bệnh nhân.
Số lượng tế bào ung thư tuần hòan trong máu ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân, thời gian sống không tái phát bệnh và thời gian trước mỗi đợt tái phát bệnh. Số lượng tế bào ung thư tuần hoàn càng cao thì tiên lượng bệnh càng kém. Nghiên cứu cũng cho thấy đối với nữ bệnh nhân ung thư vú và đã được điều trị bằng hóa trị bổ trợ, việc phát hiện ra tế bào ung thư di chuyển trong máu là chỉ số quan trọng về tỉ lệ sống sót và chỉ số này độc lập với các nhân tố tiên lượng khác như khả năng đáp ứng điều trị bệnh và đặc tính sinh học của khối u.
Hiện nay, hiệu quả của hóa trị bổ trợ không được đánh giá cao do mối tương quan yếu giữa khả năng đáp ứng của khối u với sự sống lâu dài của bệnh nhân. Các tế bào ung thư tuần hoàn trong máu là nguồn thông tin bổ trợ giúp bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị và kết quả nghiên cứu này sẽ không chỉ giới hạn trong điều trị ung thư vú.
Đây là một bằng chứng mới về tầm quan trọng của dấu ấn sinh học tuần hoàn.
Theo Bệnh viện Curie
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
http://www.astera.vn/ctc-chi-so-tin-cay-danh-gia-nguy-co-ta…
https://www.youtube.com/playlist…
https://twitter.com/AsteraVietNam
https://www.linkedin.com/company/astera-khamchuabenhtaiphap/
http://zalo.me/4312042970828336520?src=qr&f=1
https://plus.google.com/u/0/106006733096585267315
asterakhamchuabenhtaiphap.wordpress.com
Xét nghiệm máu xác định tỉ lệ tế bào ung thư tuần hoàn (CTC) là phương pháp đáng tin cậy nhất để tiên lượng nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư vú.
Theo Giáo sư François Clément Bidard, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Curie, Pháp, trước khi phẫu thuật, một số bệnh nhân ung thư vú được hóa trị bổ trợ nhằm giảm nguy cơ tái phát và di căn. Thế nhưng, tỉ lệ tái phát bệnh không hề nhỏ. Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào cho phép xác định những bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh.
Bệnh viện Curie tại Paris, Pháp tiến hành một dự án nghiên cứu quy mô quốc tế theo đó một trong những mục tiêu lớn là tìm kiếm dấu ấn sinh học mới cho phép tiên lượng nguy cơ tái phát ở bệnh nhân ung thư vú.
Trong khuôn khổ dự án này, 21 nghiên cứu quốc tế được thực hiện trên dữ liệu của 2030 bệnh nhân được điều trị tại 16 trung tâm khác nhau ở Nhật, Mỹ, Châu âu. Các dữ liệu này đã được sàng lọc, trong đó 25% bệnh nhân có ít nhất 1 tế bào ung thư tuần hoàn trong máu (CTC) trước khi hóa trị bổ trợ. Các tế bào ung thư tuần hoàn được phân tích, tổng hợp và được gộp chung với nhau.
Các tế bào ung thư tuần hoàn (CTC) là những tế bào tách ra khỏi khối u nguyên phát và tuần hoàn trong máu, trong đó một số có khả năng « định cư » tại cơ quan mới để hình thành khối u di căn, thậm chí quay trở về khối u nguyên phát và gây tái phát. Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Curie quan sát và ghi nhận số các tế bào này đặc biệt cao ở ung thư vú thể viêm, là thể hiếm nhưng rất nguy hểm.
Giáo sư François Clément Bidard, Bác sĩ chuyên khoa ung thư và là cán bộ điều phối nghiên cứu này cho biết, chỉ có các nghiên cứu tổng hợp từ kết quả của các nghiên cứu độc lập, được thực hiện theo quy trình, nguyên tắc nhất quán mới cho phép đưa ra kết luận đáng tin cậy về giá trị của dấu ấn sinh học. Nghiên cứu này kiểm tra và tổng hợp số lượng lớn dữ liệu để có thể đưa ra kết luận.
Nghiên cứu kết luận : Số lượng các tế bào ung thư tuần hoàn trong máu của bệnh nhân ung thư vú và đã được điều trị bằng hóa trị bổ trợ trước khi phẫu thuật cho thấy nguy cơ tái phát tại chỗ hoặc ở những cơ quan xa cũng như cho thấy chỉ số sống của bệnh nhân.
Số lượng tế bào ung thư tuần hòan trong máu ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân, thời gian sống không tái phát bệnh và thời gian trước mỗi đợt tái phát bệnh. Số lượng tế bào ung thư tuần hoàn càng cao thì tiên lượng bệnh càng kém. Nghiên cứu cũng cho thấy đối với nữ bệnh nhân ung thư vú và đã được điều trị bằng hóa trị bổ trợ, việc phát hiện ra tế bào ung thư di chuyển trong máu là chỉ số quan trọng về tỉ lệ sống sót và chỉ số này độc lập với các nhân tố tiên lượng khác như khả năng đáp ứng điều trị bệnh và đặc tính sinh học của khối u.
Hiện nay, hiệu quả của hóa trị bổ trợ không được đánh giá cao do mối tương quan yếu giữa khả năng đáp ứng của khối u với sự sống lâu dài của bệnh nhân. Các tế bào ung thư tuần hoàn trong máu là nguồn thông tin bổ trợ giúp bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị và kết quả nghiên cứu này sẽ không chỉ giới hạn trong điều trị ung thư vú.
Đây là một bằng chứng mới về tầm quan trọng của dấu ấn sinh học tuần hoàn.
Theo Bệnh viện Curie
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
http://www.astera.vn/ctc-chi-so-tin-cay-danh-gia-nguy-co-ta…
https://www.youtube.com/playlist…
https://twitter.com/AsteraVietNam
https://www.linkedin.com/company/astera-khamchuabenhtaiphap/
http://zalo.me/4312042970828336520?src=qr&f=1
https://plus.google.com/u/0/106006733096585267315
asterakhamchuabenhtaiphap.wordpress.com