Astera Việt Nam
New member
Pháp: Điều trị phình tĩnh mạch galen ️
Phình tĩnh mạch Galen là bệnh bẩm sinh, được xếp vào loại bệnh hiếm, chiếm 1% các ca dị dạng động-tĩnh mạch não. Dị dạng tĩnh mạch Galen thường kết hợp với nhiều tổn thương.
Tĩnh mạch Galen là một mạch máu lớn, vì không được nâng đỡ bởi các mô xung quanh nên bất kỳ sự tăng áp lực tĩnh mạch nào cũng dẫn đến giãn (hoặc phình) tĩnh mạch. Nguy cơ vỡ phình tĩnh mạch não có thể xảy ra và đây là biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Máu dồn đến khu vực có giãn hoặc phình tĩnh mạch này khiến một vùng não bị ngập trong máu trong khi những khu vực khác lại không có đủ lượng máu cần thiết. Hậu quả là tim buộc phải gia tăng cường độ làm việc để bắt kịp với nhu cầu cung cấp máu của não. Bệnh nhân vì vậy có nguy cơ cao bị suy tim.
Các bệnh nhân có dị tật Phình tĩnh mạch Galen không được chữa trị kịp thời thường tử vong trong năm đầu đời do suy tim. Những trẻ có dị tật nhẹ phải sống với những biến chứng và vẫn có thể tử vong nếu không được chữa trị thích hợp.
Từ hơn 30 năm nay, Pháp áp dụng phương pháp phẫu thuật phình tĩnh mạch Galen không mở hộp sọ. Đây là phương pháp bít túi phình bằng các vật liệu như keo sinh học, lò so coil hay gần đây nhất là bằng vật liệu hình bóng thiết kế vừa khít với túi phình. Phương pháp này thực hiện như sau:
(i) Bệnh nhân được gây mê;
(ii) Bác sĩ luồn ống thông rất mảnh từ động mạch đùi lên tới não, đầu ống thông gắn vật liệu hình bóng được thiết kế vừa với kích thước chỗ tĩnh mạch bị phình;
(iii) Khi ống thông đến đúng vị trí tĩnh mạch bị phình, vật liệu bít được thả chính xác vào vị trí bị phình và cố định tại đây.
Phương pháp này thực hiện dưới sự hướng dẫn của thiết bị chụp hình ảnh mạch máu và/hoặc dưới sự kiểm soát của thiết bị nội soi huỳnh quang, cho phép quan sát kĩ vị trí tổn thương để từ đó thiết kế kích thước vật liệu bít vừa vặn với túi phình và thả vật liệu bít phình chính xác. Toàn bộ quá trình này chỉ mất vài phút. Khi vật liệu bít được thả từ ống thông vào vị trí tĩnh mạch bị phình, vật liệu tự điều chỉnh để vừa khít vào vị trí túi phình khiến máu không thể tụ vào đây được nữa, giải quyết tình trạng đè ép của túi phình lên hệ thống thần kinh, chấm dứt tình trạng đau đầu, não úng thủy và đặc biệt giúp ngăn chặn nguy cơ vỡ túi phình gây đột quỵ do xuất huyết. Sau thủ thuật, máu lưu thông hoàn toàn bình thường.
Tùy mức độ phức tạp của bệnh mà bác sĩ có thể tiên lượng can thiệp bít túi phình tĩnh mạch Galen 1 đến vài lần và mỗi lần can thiệp có thể cách nhau vài tuần đến vài tháng.
Phương pháp can thiệp này giúp bệnh nhi có được đời sống lâm sàng và thần kinh bình thường, có thể tham gia mọi hoạt động học tập và thể chất như những trẻ em khác.
Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của bác sỹ phẫu thuật và hệ thống trang thiết bị hiện đại là những yếu tố then chốt quyết định mức độ thành công của thủ thuật.
Độ tuổi điều trị lý tưởng đối với bệnh nhi:
• Trẻ mới sinh có biểu hiện điển hình: Can thiệp ngay
• Trẻ mới sinh và trẻ sơ sinh ít biểu hiện, hoặc không điển hình: Can thiệp khi 4-5 tháng tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
http://www.astera.vn/thu-thuat-bit-phinh-trong-dieu-tri-phi…
https://www.youtube.com/playlist…
https://twitter.com/AsteraVietNam
https://www.linkedin.com/company/astera-khamchuabenhtaiphap/
http://zalo.me/4312042970828336520?src=qr&f=1
Phình tĩnh mạch Galen là bệnh bẩm sinh, được xếp vào loại bệnh hiếm, chiếm 1% các ca dị dạng động-tĩnh mạch não. Dị dạng tĩnh mạch Galen thường kết hợp với nhiều tổn thương.
Tĩnh mạch Galen là một mạch máu lớn, vì không được nâng đỡ bởi các mô xung quanh nên bất kỳ sự tăng áp lực tĩnh mạch nào cũng dẫn đến giãn (hoặc phình) tĩnh mạch. Nguy cơ vỡ phình tĩnh mạch não có thể xảy ra và đây là biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Máu dồn đến khu vực có giãn hoặc phình tĩnh mạch này khiến một vùng não bị ngập trong máu trong khi những khu vực khác lại không có đủ lượng máu cần thiết. Hậu quả là tim buộc phải gia tăng cường độ làm việc để bắt kịp với nhu cầu cung cấp máu của não. Bệnh nhân vì vậy có nguy cơ cao bị suy tim.
Các bệnh nhân có dị tật Phình tĩnh mạch Galen không được chữa trị kịp thời thường tử vong trong năm đầu đời do suy tim. Những trẻ có dị tật nhẹ phải sống với những biến chứng và vẫn có thể tử vong nếu không được chữa trị thích hợp.
Từ hơn 30 năm nay, Pháp áp dụng phương pháp phẫu thuật phình tĩnh mạch Galen không mở hộp sọ. Đây là phương pháp bít túi phình bằng các vật liệu như keo sinh học, lò so coil hay gần đây nhất là bằng vật liệu hình bóng thiết kế vừa khít với túi phình. Phương pháp này thực hiện như sau:
(i) Bệnh nhân được gây mê;
(ii) Bác sĩ luồn ống thông rất mảnh từ động mạch đùi lên tới não, đầu ống thông gắn vật liệu hình bóng được thiết kế vừa với kích thước chỗ tĩnh mạch bị phình;
(iii) Khi ống thông đến đúng vị trí tĩnh mạch bị phình, vật liệu bít được thả chính xác vào vị trí bị phình và cố định tại đây.
Phương pháp này thực hiện dưới sự hướng dẫn của thiết bị chụp hình ảnh mạch máu và/hoặc dưới sự kiểm soát của thiết bị nội soi huỳnh quang, cho phép quan sát kĩ vị trí tổn thương để từ đó thiết kế kích thước vật liệu bít vừa vặn với túi phình và thả vật liệu bít phình chính xác. Toàn bộ quá trình này chỉ mất vài phút. Khi vật liệu bít được thả từ ống thông vào vị trí tĩnh mạch bị phình, vật liệu tự điều chỉnh để vừa khít vào vị trí túi phình khiến máu không thể tụ vào đây được nữa, giải quyết tình trạng đè ép của túi phình lên hệ thống thần kinh, chấm dứt tình trạng đau đầu, não úng thủy và đặc biệt giúp ngăn chặn nguy cơ vỡ túi phình gây đột quỵ do xuất huyết. Sau thủ thuật, máu lưu thông hoàn toàn bình thường.
Tùy mức độ phức tạp của bệnh mà bác sĩ có thể tiên lượng can thiệp bít túi phình tĩnh mạch Galen 1 đến vài lần và mỗi lần can thiệp có thể cách nhau vài tuần đến vài tháng.
Phương pháp can thiệp này giúp bệnh nhi có được đời sống lâm sàng và thần kinh bình thường, có thể tham gia mọi hoạt động học tập và thể chất như những trẻ em khác.
Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của bác sỹ phẫu thuật và hệ thống trang thiết bị hiện đại là những yếu tố then chốt quyết định mức độ thành công của thủ thuật.
Độ tuổi điều trị lý tưởng đối với bệnh nhi:
• Trẻ mới sinh có biểu hiện điển hình: Can thiệp ngay
• Trẻ mới sinh và trẻ sơ sinh ít biểu hiện, hoặc không điển hình: Can thiệp khi 4-5 tháng tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
http://www.astera.vn/thu-thuat-bit-phinh-trong-dieu-tri-phi…
https://www.youtube.com/playlist…
https://twitter.com/AsteraVietNam
https://www.linkedin.com/company/astera-khamchuabenhtaiphap/
http://zalo.me/4312042970828336520?src=qr&f=1