"Người thành phố có lẽ phải học nông thôn"

Xinh

Nhớ!
Thành viên VIP
User ID
9
Tham gia
30 Tháng sáu 2012
Bài viết
4,597
Điểm tương tác
12
Tuổi
29
Địa chỉ
Việt Nam
Đồng
270,651
(Nguoiduatin.vn) - Nhiều chuyên gia văn hóa cũng nhìn nhận câu chuyện ăn, uống là một việc nhỏ nhưng nó có ý nghĩa lớn. Đó là một phần văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Những đứa trẻ sẽ học được gì từ cách ăn, cách ứng xử của các ông bố bà mẹ như trong clip.
Bao giờ người Việt đi ra các nước trong khu vực mới hết phải đọc những dòng chữ phân biệt và chỉ dành riêng cho người Việt
Ảnh hưởng của thời bao cấp: PGS.TS Lê Quý Đức, Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triể: “Cảnh tượng tranh giành thức ăn trong clip cho thấy, trên thực tế có nhiều người thiếu ý thức tôn trọng cá nhân, thiếu tôn trọng thể diện dân tộc. Nguyên nhân khiến họ cư xử như vậy xuất phát từ việc ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp kéo dài, mọi việc đều làm theo kiểu tranh giành ai nhanh thì được. Chúng ta hay nói đến những điều to tát nhưng những cách ứng xử sơ đẳng như xếp hàng lần lượt, giữ thể diện ở nơi cộng cộng thì gần như là con số không. Người nước ngoài kinh tế họ khá nhưng họ tiết kiệm, ăn uống lấy vừa đủ, còn thừa họ mang về ăn tiếp chứ không ăn ít lấy nhiều, rồi đổ bo như người Việt. Đó là một sự lãng phí.
Buồn vì xếp hàng lại bị mắng là... điên: Anh Ngô Quang Thương (Hà Nội): “Tôi đã được xem cảnh la hét, tranh nhau suất ăn buffet giảm giá 100 nghìn đồng trong clip. Nhìn mà buồn, văn hóa là từ đâu? Từ giáo dục mà ra. Bố mẹ không làm gương cho con cái rồi thì con cái cũng sẽ lại như thế. Lạ lùng, khi ra đường, vào siêu thị, đến bệnh viện, bất kể đâu mà đứng xếp hàng theo thứ tự thì lại bị mắng là "điên". Vậy ai muốn xếp hàng và đến bao giờ mới có văn hóa "xếp hàng"? Đi ăn buffet có những nơi* không lấy nhanh thì người khác lấy hết. Và vì thế mới có cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh giành miếng ăn. Xem ra chuyện ăn uống cũng cần có văn hóa nhường và chia sẻ thì mới không xảy ra tình cảnh tương tự”.
Xã hội ngày càng khắt khe về lịch sự: TS. tâm lý Đỗ Thị Hằng: “Đã xa rồi, cái thời sống trong cảnh đói khổ. Lúc đó, ăn cốt để no bụng... nên đôi khi muốn có văn hóa cũng khó. Ngày nay, xã hội phát triển, người ta đề cao “chuyện cái ăn” làm sao cho văn hóa. Bởi ăn còn đi kèm với chuyện xã giao thông thường, quan hệ đối tác, tạo mối thâm tình... Nếu chúng ta ăn có văn hóa, chắc chắn người đối diện sẽ cảm thấy thoải mái và đánh giá tốt về con người mình, tạo tiền đề khả quan cho những khía cạnh khác. Còn ngược lại, chúng ta sẽ khó mà trụ vững trong xã hội khi sự khắt khe về lịch sự và văn hóa luôn đặt lên hàng đầu”.
Ý thức lịch sự và văn hóa là điều hết sức cần thiết: Nguyễn Thị Hòa, giảng viên Trung tâm EQuets: “Với nhiều người, chuyện ăn uống thì cần gì phải khuôn phép. Đói thì cứ ngồi vào bàn mà ăn uống cho thoải mái, miễn sao no và ngon miệng là được. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Chuyện ăn uống cũng là cả một nghệ thuật. Bởi thế, các cụ ta xưa có câu: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ăn ở chốn công cộng, một nơi hết sức tế nhị, lại càng phải chú ý. Nó không những làm cho mọi người có ấn tượng tốt về mình mà còn xây dựng nên một cộng đồng văn minh”.
Người thành phố có lẽ phải học nông thôn: Nguyễn Thị Huyền Chinh, nhân viên truyền thông (Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Hà Nội* Arena): “Một điều rất rõ ràng, mọi người ở quê thường nói với nhau, ở nhà có thế nào cũng được nhưng đến chỗ đông thì phải đoàng hoàng, lịch sự, có trước có sau...Những người thành phố như trong clip có lẽ phải học hỏi không ít người ở nông thôn. Tôi thấy những người đi ăn buffet hầu hết là những người có điều kiện khá. Tuy nhiên, kinh tế đôi khi không ăn nhập với văn hóa và ý thức tôn trọng cá nhân và cộng đồng. Hội chứng đám đông và tâm lý sợ thua thiệt thúc giục các cá nhân hành động đôi khi ngược với ý muốn của chính họ.
Tâm lý tiểu nông trỗi dậy: Ông Vũ Thế Long, Thư ký Câu lạc bộ ẩm thực Việt Nam: “Hiện tượng tranh giành ăn uống trên chỉ* xuất phát từ tâm lý của một bộ phận thực khách người Việt mình thôi. Tâm lý tiểu nông thích thu vén cho riêng mình được dịp trỗi dậy. Cùng với đó là quan niệm ăn buffet là kiểu ăn tự chọn, tự lấy những món mà mình thích, nên mới nảy sinh chuyện lấy thừa rồi bỏ còn hơn thiếu. Từ xa xưa, dân gian ta có câu “miếng ăn là miếng quý” nhưng cũng lại có câu “miếng ăn là miếng nhục” hay “miếng ăn quá khẩu thành tàn”. Điều đó cho thấy không chỉ miếng ăn mà cách ăn cũng được dân gian hết sức coi trọng.
Bị dị ứng cả chuyện vệ sinh, xả rác
Không chỉ ở các bàn ăn có đề những dòng chữ “lưu ý” với riêng người Việt Nam mà ở những nơi công cộng ở một số nước trong khu vực, người Việt cũng được ưu ái không kém. Chị Nguyễn Như Khánh Ngọc, hướng dẫn viên du lịch chua xót kể lại: “Tôi thường xuyên dẫn khách sang Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng thấy ở các nhà hàng ăn tự chọn đều có 1 bảng chữ lưu ý không bỏ thừa thức ăn bằng tiếng Việt. Chỉ có mỗi bảng chữ tiếng Việt mà thôi. Lần đầu bức xúc nên tôi tìm hiểu thì thấy không phải chỉ trong vấn đề ăn uống, mà vệ sinh, xả rác cũng bị nhắc. Trong khi đó ở những phiếu ghi thủ tục nhập cảnh có tiếng Anh, Đức, Pháp..mà lại không hề có tiếng Việt. Nhưng chỗ nào xả hàng, giảm giá thì bảng quảng cáo chỉ có tiếng Việt và có luôn thuyết trình viên người Việt?”.



Ngân Giang- Hoàng Mai
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom