cotinh1996
New member
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN NHỮNG GÌ?
Tiểu đường nên ăn gì, đó là câu hỏi mà nhiều người bị bệnh tiểu đường đang thắc mắc. Trong bài này, các chuyên gia bác sỹ về đái tháo đường sẽ đưa ra lời khuyên tiểu đường nên ăn gì cho tốt giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Trước tiên bạn cần tìm hiểu bệnh đái tháo đường là gì và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao(trên 100 mg /dL). Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…
2.Biến chứng tiểu đường
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường là những tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây ra tại các cơ quan đích như tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu. Cho dù đó là tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, thì biến chứng chung là đều làm tăng nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.
-Biến chứng về mắt
Do đường huyết tăng cao làm tổn hại hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây nên bệnh võng mạc tiểu đường. Tiểu đường làm tăng khả năng mắc một số bệnh về mắt như suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.
Vì vậy, người tiểu đường cần phải kiểm soát lượng tốt và thường xuyên kiểm tra mắt nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
-Bệnh về tim mạch
Biến chứng tất yếu của người bị bệnh đái tháo đường là họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
Để phòng tránh thì người tiểu đường cần kiểm soát tốt các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn cho phép cùng với chế độ ăn, tập luyện khoa học.
- Bệnh thần kinh
Tiểu đường làm tổn hại các hệ thống thần kinh nên gây ngứa, tê, nóng hoặc bị đau thường bắt đầu ở các ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên, điều này có thể làm mất cảm giác ở các chi bị ảnh hưởng.
Người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh như suy giảm trí nhớ, mất cảm giác ở các chi.
-Bệnh thận
Người đái tháo đường có lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch tại thận, làm suy yếu chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.
- Biến chứng nhiễm trùng
Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bị đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền…Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.
3.Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Chế độ ăn uống khá là quan trọng với người tiểu đường, vì chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hạn chế các biến chứng bệnh tiểu đường gây nên. Người tiểu đường nên ăn gì, sau đây là lời khuyên của các chuyên gia bác sỹ:
-Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Rau xanh trái cây tươi cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngoài ra ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn sẽ giảm bớt lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể.
Ngoài ra, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vì thế ăn nhiều rau xanh mỗi ngày là cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiểu đường hiệu quả, với người tiểu đường thì rau củ quả lại càng quan trọng.
Người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi là một trong những câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường nên ăn gì tốt.
-Trái cây chứa ít đường
Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì cho tốt? Đó là các loại trái cây tươi,hoa quả chứa ít đường như cam, chanh, bưởi, táo…Các loại hoa quả này cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, các khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ngũ cốc thô
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. Nên ăn nhiều ngũ cốc thô không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa tốt mà còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, huyết áp cao, đột quỵ…Những ngũ cốc này cung cấp khá nhiều tinh bột, người tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều.
-Giấm
Trong giấm ăn có chứa axit axetic có tác dụng khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate. Chính vì vậy giấm có tác dụng hạ đường huyết rất tốt nên giấm được khuyến khích dùng trị bệnh tiểu đường, bạn có thể cho thêm giấm vào các món ăn hàng ngày.
-Chất béo lành mạnh
Chất béo có nguồn gốc từ động vật sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, vì thế nếu bạn bị tiểu đường hãy hạn chế sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật.
Sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều này rất có ích cho người bị tiểu đường. Người đái tháo đường nên sử dụng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt, đó là chất béo có nguồn gốc thực vật.
-Thịt nạc
Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn chứa một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol. Bạn có thể chế biến thịt ở dạng luộc, nướng,kho, không nên chế biến ở dạng rán,chiên,xào nhé
-Ăn nhiều cá
Cá là nguồn thức ăn cung cấp nhiều chất béo bão hòa và chất đạm dồi dào. Người tiểu đường nên ăn các loại cá giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu…rất có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Lưu ý, chỉ nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu,nướng , không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.
Tóm lại : Trên đây là câu trả lời “ bệnh tiểu đường nên ăn những gì”, đó là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa ít đường, ngũ cốc thô,giấm, chất béo có nguồn gốc thực vật, cá.