Thế nhưng cái khó ở đây là bạn phải làm thế cách nào để sếp không bực mình hay tức giận khi cảm thấy mình bị qua mặt.
Hãy tiến hành những bước sau:
*
Kiểm tra 2 đến 3 lần để chắc chắn rằng thực sự sếp đã gây ra lỗi. Xác định xem lỗi của sếp, vấn đề mà sếp gây ra trong hoạt động kinh doanh.
Cố gắng tìm ra 1 hoặc 2 biện pháp sẵn sàng ứng phó, như vậy bạn có thể nhanh chóng đi từ tiêu cực (lỗi của sếp) đến tích cực (cái mà bạn có thể làm ngay lúc này để sửa lỗi).
Hỏi sếp xem liệu anh/cô ấy có muốn được thông báo nếu bạn phát hiện ra rằng có gì đó mà anh/cô ấy đã làm có thể dẫn đến tình huống xấu trong kinh doanh.
Nếu sếp niềm nở đón nhận thông tin đó, hãy tỏ ra tế nhị khi nói về lỗi mà họ mắc phải. Ví dụ như: *“Tôi đã phát hiện thấy có cái gì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến…(đưa ra vấn đề ở đây). Tôi nghĩ sẽ tốt nhất nếu chúng ta chỉnh sửa nó sớm. Anh/cô có muốn xử lý nó không?” Nói với sếp rằng bạn rất tự hào khi làm việc cùng với người hành động theo lẽ phải - những vị sếp giỏi cần và xứng đáng được ghi nhận từ những nhân viên thông báo cho họ.
Bí quyết
Tập trung vào tác động mà lỗi đó sẽ gây ra trong công việc, chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của sếp, để chỉ ra sáng kiến của bạn khi cố gắng làm theo những thói quen tốt trong công việc.
Đích thân nói chuyện riêng với sếp, nếu có thể, hoặc qua điện thoại nếu cuộc gặp mặt đối mặt là không thể. Sếp có thể không muốn bạn ghi lại cuộc bàn luận về những sai sót của anh/cô ấy, vì vậy tránh dùng email nếu có thể.
Đừng mang những sai sót lặt vặt ra khi có những cái quan trọng cần được bàn đến, vì nó có thể tạo ấn tượng lệch lạc rằng mọi vấn đề đó đều toàn là chuyện vặt vãnh, không đáng xét đến.
Cảnh báo
Đừng tiếp cận sếp nếu bạn dự định chỉ để chỉ ra rằng anh/cô ấy sai. Điều này sẽ phá hỏng mối quan hệ của bạn với sếp. Tất cả chúng ta đều là con người, và tất cả chúng ta đều phạm sai lầm.
Đừng nói với sếp theo kiểu “tôi đã bảo anh mà”. Hãy nói với anh/cô ấy bằng thái độ tôn trọng và “lựa lời mà nói”.
Nếu sếp cố ý phạm lỗi bởi vì anh/cô ấy định cắt xén thời gian hay tài sản từ công việc, hãy chắc chắn rằng chủ của anh/cô ấy cũng không liên quan đến mưu đồ bất chính này trước khi bạn ẩn danh thông báo với cấp trên về vấn đề đó.
Nếu tham nhũng lan rộng trong tổ chức của bạn, hãy xem xét tìm một nhà tuyển dụng khác nơi có thói quen làm việc phù hợp với tính liêm chính của bạn.
Hãy tiến hành những bước sau:
*
Kiểm tra 2 đến 3 lần để chắc chắn rằng thực sự sếp đã gây ra lỗi. Xác định xem lỗi của sếp, vấn đề mà sếp gây ra trong hoạt động kinh doanh.
Cố gắng tìm ra 1 hoặc 2 biện pháp sẵn sàng ứng phó, như vậy bạn có thể nhanh chóng đi từ tiêu cực (lỗi của sếp) đến tích cực (cái mà bạn có thể làm ngay lúc này để sửa lỗi).
Hỏi sếp xem liệu anh/cô ấy có muốn được thông báo nếu bạn phát hiện ra rằng có gì đó mà anh/cô ấy đã làm có thể dẫn đến tình huống xấu trong kinh doanh.
Nếu sếp niềm nở đón nhận thông tin đó, hãy tỏ ra tế nhị khi nói về lỗi mà họ mắc phải. Ví dụ như: *“Tôi đã phát hiện thấy có cái gì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến…(đưa ra vấn đề ở đây). Tôi nghĩ sẽ tốt nhất nếu chúng ta chỉnh sửa nó sớm. Anh/cô có muốn xử lý nó không?” Nói với sếp rằng bạn rất tự hào khi làm việc cùng với người hành động theo lẽ phải - những vị sếp giỏi cần và xứng đáng được ghi nhận từ những nhân viên thông báo cho họ.
Bí quyết
Tập trung vào tác động mà lỗi đó sẽ gây ra trong công việc, chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của sếp, để chỉ ra sáng kiến của bạn khi cố gắng làm theo những thói quen tốt trong công việc.
Đích thân nói chuyện riêng với sếp, nếu có thể, hoặc qua điện thoại nếu cuộc gặp mặt đối mặt là không thể. Sếp có thể không muốn bạn ghi lại cuộc bàn luận về những sai sót của anh/cô ấy, vì vậy tránh dùng email nếu có thể.
Đừng mang những sai sót lặt vặt ra khi có những cái quan trọng cần được bàn đến, vì nó có thể tạo ấn tượng lệch lạc rằng mọi vấn đề đó đều toàn là chuyện vặt vãnh, không đáng xét đến.
Cảnh báo
Đừng tiếp cận sếp nếu bạn dự định chỉ để chỉ ra rằng anh/cô ấy sai. Điều này sẽ phá hỏng mối quan hệ của bạn với sếp. Tất cả chúng ta đều là con người, và tất cả chúng ta đều phạm sai lầm.
Đừng nói với sếp theo kiểu “tôi đã bảo anh mà”. Hãy nói với anh/cô ấy bằng thái độ tôn trọng và “lựa lời mà nói”.
Nếu sếp cố ý phạm lỗi bởi vì anh/cô ấy định cắt xén thời gian hay tài sản từ công việc, hãy chắc chắn rằng chủ của anh/cô ấy cũng không liên quan đến mưu đồ bất chính này trước khi bạn ẩn danh thông báo với cấp trên về vấn đề đó.
Nếu tham nhũng lan rộng trong tổ chức của bạn, hãy xem xét tìm một nhà tuyển dụng khác nơi có thói quen làm việc phù hợp với tính liêm chính của bạn.