thanhduongjp
New member
Những năm gần đây, xu hướng cho trẻ học ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh sớm đang phát triển tại Việt Nam bởi các bậc cha mẹ nhận thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong việc tư duy, học tập sau này của trẻ.
Độ tuổi ‘thích hợp’ nhất
Ngày nay việc học tiếng Anh đang được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư từ phía phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, cho con học tiếng Anh càng sớm thì càng có lợi.
Theo một khảo sát của Viện Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Hàn Quốc năm 2011, hơn 90% phụ huynh tham gia khảo sát có con nhỏ đã bắt đầu cho con học tiếng Anh khi con mới được 3 đến 5 tuổi.
Jeanette Vos, chuyên gia giáo dục và tác giả của cuốn sách ‘Cuộc cách mạng trong học tập’ cho rằng trẻ có thể tiếp thu ngoại ngữ ngay từ 3 tuổi.
Bà Vos cho rằng độ tuổi từ 3 đến 4 là thời điểm thích hợp để bắt đầu nếu trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ, vì đến khoảng 4 tuổi, 50% đường mòn thần kinh (neural pathway) trong não bộ đã được thiết lập. Vì vậy chúng ta không nên bỏ lỡ giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi.
Tuy nhiên bà cũng cho biết, việc học muốn đạt hiệu quả cần phải vui vẻ chứ không phải là áp lực và căng thẳng. Treo những tấm biển viết bằng tiếng Anh quanh nhà, hoặc nói tiếng Anh trong khi nấu ăn hay cùng đi mua sắm với trẻ sẽ rất có ích cho quá trình học ngoại ngữ.
Cũng có nhiều người cho rằng học sớm cũng chỉ giúp thuần thục một số khía cạnh nhất định của ngôn ngữ, như giáo sư Lee Mun-woo của khoa đào tạo ngôn ngữ Anh trường Đại học Hanyang.
‘Không có một quy chuẩn nào về độ tuổi thích hợp học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trong giáo dục, nhưng nếu chỉ xét riêng về học phát âm, thì độ tuổi từ 6 đến 7 là lý tưởng nhất, vì sau độ tuổi này, ta không thể rèn được phát âm hoàn toàn chuẩn theo người bản xứ.’
‘Cha mẹ nên lưu ý rằng trẻ quá nhỏ có thể chưa sẵn sàng để học một ngôn ngữ thứ hai’.
‘Cũng không thể nói là học quá sớm sẽ có hại hay là vô bổ, nhưng tôi nghĩ việc này cũng không có nhiều tác dụng với những trẻ từ 4 đến 5 tuổi vì chúng còn quá nhỏ để học bất kì cái gì.’
‘Theo quan điểm của tôi, điều này chỉ là để thỏa mãn và giải tỏa tâm lý cho cha mẹ nhiều hơn.’
Quan trọng là cách thức, chứ không phải thời điểm
Thực tế, cách học quan trọng hơn nhiều thời điểm bắt đầu học. Theo ông Kwon Or-yang, giáo sư đào tạo ngôn ngữ Anh của Đại học Quốc gia Seoul, mỗi phương pháp dạy học sẽ có hiệu quả tốt nhất với mỗi nhóm tuổi nhất định.
‘Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người học lớn tuổi thích hợp với cách dạy truyền tải và giảng giải kiến thức rõ ràng, cụ thể hơn, trong khi những người học ít tuổi lại thích hợp với kiểu dạy giao tiếp tự nhiên.’
Bởi vậy, điều quan trọng không phải là cho trẻ học từ khi nào mà là như thế nào. Nếu đào tạo sâu và hiệu quả, thì dù lên cấp 2 mới bắt đầu, chúng ta vẫn có thể tạo ra những học sinh xuất sắc.
Tuy nhiên, cho trẻ học sớm cũng có thể có lợi, đó là trẻ có nhiều thời gian hơn để bồi đắp vốn tiếng Anh. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn này không có một giáo viên dạy tốt, rất có thể sẽ khiến trẻ chán học tiếng Anh khi về sau.
Ngay cả khi các nhà giáo dục có thể tìm ra được thời điểm thích hợp để học tiếng Anh, vẫn còn nhiều nghi ngờ với cơn sốt học tiếng Anh hiện nay.
Cái giá phải trả không chỉ là về mặt kinh tế, mà còn về mặt xã hội. Trẻ phải học nhiều hơn, được ngủ ít hơn và chịu đựng áp lực lớn hơn trong học tập so với bạn bè cùng trang lứa ở các quốc gia khác trên thế giới.
Độ tuổi ‘thích hợp’ nhất
Ngày nay việc học tiếng Anh đang được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư từ phía phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, cho con học tiếng Anh càng sớm thì càng có lợi.
Theo một khảo sát của Viện Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Hàn Quốc năm 2011, hơn 90% phụ huynh tham gia khảo sát có con nhỏ đã bắt đầu cho con học tiếng Anh khi con mới được 3 đến 5 tuổi.
Jeanette Vos, chuyên gia giáo dục và tác giả của cuốn sách ‘Cuộc cách mạng trong học tập’ cho rằng trẻ có thể tiếp thu ngoại ngữ ngay từ 3 tuổi.
Bà Vos cho rằng độ tuổi từ 3 đến 4 là thời điểm thích hợp để bắt đầu nếu trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ, vì đến khoảng 4 tuổi, 50% đường mòn thần kinh (neural pathway) trong não bộ đã được thiết lập. Vì vậy chúng ta không nên bỏ lỡ giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi.
Tuy nhiên bà cũng cho biết, việc học muốn đạt hiệu quả cần phải vui vẻ chứ không phải là áp lực và căng thẳng. Treo những tấm biển viết bằng tiếng Anh quanh nhà, hoặc nói tiếng Anh trong khi nấu ăn hay cùng đi mua sắm với trẻ sẽ rất có ích cho quá trình học ngoại ngữ.
Cũng có nhiều người cho rằng học sớm cũng chỉ giúp thuần thục một số khía cạnh nhất định của ngôn ngữ, như giáo sư Lee Mun-woo của khoa đào tạo ngôn ngữ Anh trường Đại học Hanyang.
‘Không có một quy chuẩn nào về độ tuổi thích hợp học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trong giáo dục, nhưng nếu chỉ xét riêng về học phát âm, thì độ tuổi từ 6 đến 7 là lý tưởng nhất, vì sau độ tuổi này, ta không thể rèn được phát âm hoàn toàn chuẩn theo người bản xứ.’
‘Cha mẹ nên lưu ý rằng trẻ quá nhỏ có thể chưa sẵn sàng để học một ngôn ngữ thứ hai’.
‘Cũng không thể nói là học quá sớm sẽ có hại hay là vô bổ, nhưng tôi nghĩ việc này cũng không có nhiều tác dụng với những trẻ từ 4 đến 5 tuổi vì chúng còn quá nhỏ để học bất kì cái gì.’
‘Theo quan điểm của tôi, điều này chỉ là để thỏa mãn và giải tỏa tâm lý cho cha mẹ nhiều hơn.’
Quan trọng là cách thức, chứ không phải thời điểm
Thực tế, cách học quan trọng hơn nhiều thời điểm bắt đầu học. Theo ông Kwon Or-yang, giáo sư đào tạo ngôn ngữ Anh của Đại học Quốc gia Seoul, mỗi phương pháp dạy học sẽ có hiệu quả tốt nhất với mỗi nhóm tuổi nhất định.
‘Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người học lớn tuổi thích hợp với cách dạy truyền tải và giảng giải kiến thức rõ ràng, cụ thể hơn, trong khi những người học ít tuổi lại thích hợp với kiểu dạy giao tiếp tự nhiên.’
Bởi vậy, điều quan trọng không phải là cho trẻ học từ khi nào mà là như thế nào. Nếu đào tạo sâu và hiệu quả, thì dù lên cấp 2 mới bắt đầu, chúng ta vẫn có thể tạo ra những học sinh xuất sắc.
Tuy nhiên, cho trẻ học sớm cũng có thể có lợi, đó là trẻ có nhiều thời gian hơn để bồi đắp vốn tiếng Anh. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn này không có một giáo viên dạy tốt, rất có thể sẽ khiến trẻ chán học tiếng Anh khi về sau.
Ngay cả khi các nhà giáo dục có thể tìm ra được thời điểm thích hợp để học tiếng Anh, vẫn còn nhiều nghi ngờ với cơn sốt học tiếng Anh hiện nay.
Cái giá phải trả không chỉ là về mặt kinh tế, mà còn về mặt xã hội. Trẻ phải học nhiều hơn, được ngủ ít hơn và chịu đựng áp lực lớn hơn trong học tập so với bạn bè cùng trang lứa ở các quốc gia khác trên thế giới.