Hidichi.com
New member
Với những số liệu thống kê, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ung thư thực sự là hiểm họa đối với người Việt Nam. Số người chết, số người mắc phải, khả năng chữa khỏi thấp, tỉ lệ người trẻ trong số bệnh nhân ung thư tăng…
Ai cũng biết môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm bẩn, khói thuốc lá, nguồn nước bị đầu độc,… là các tác nhân hàng đầu gây ra ung thư. Nhưng chúng ta có tự hỏi tại sao ở các nước có điều kiện chăm sóc y tế, môi trường sống không hơn Việt Nam, tỉ lệ người mắc và chết vì ung thư vẫn thấp hơn nước ta?
Đó là thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam góp phần làm cho bệnh ung thư khó kiểm soát và điều trị
1. Không có thói quen tầm soát ung thư cũng như khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp theo dõi, tầm soát nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư. Nhưng người Việt chúng ta lại không có thói quen đó, đa số đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn 3 và 4. Điều đó làm giảm đi khả năng chữa khỏi hoặc kéo dài thêm sự sống nếu mắc phải ung thư. Một số bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
2. Chế độ ăn uống ngày càng ít rau
Trong một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO. Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng, nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
3. Lười tập thể dục
Người Việt thuộc top 10 nước lười vận động nhất thế giới theo khảo sát của UNFPA (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc), trong khi đó ai cũng biết tập luyện thể thao, năng vận động sẽ giúp ít rất nhiều cho sức khỏe như kiểm soát trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ, tránh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi…Trong 1 nghiên cứu khác, đi bộ là 1 hình thức vận động dễ dàng, phù hợp với đa số người, nhưng người Việt chúng ta lại tiếp tục nằm ở mức dưới trung bình của thế giới khi chỉ đi gần 4.000 bước mỗi ngày so với mức 6.000 bước mỗi ngày của thế giới.
4. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc
Có bệnh thì vái tứ phương, với quan niệm đó nên nhiều người bệnh cứ nghe truyền tai về 1 loại thuốc nào đó hiệu nghiệm là mua về uống mà không có bất kỳ hiểu biết nào về thành phần thuốc, tên hãng dược, liều lượng hoặc có sự đồng ý của bác sĩ, điều đó gây nguy hiểm rất lớn cho người bệnh. Hãy sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
5. Không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Tự ý thay đổi hoặc không tuân theo phác đồ điều trị cũng là thói quen hay mắc phải đối với bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh khác tại Việt Nam. Có người ngưng vì cảm thấy lâu có kết quả, có người ngưng vì cảm thấy cơ thể đã khỏe hoặc nghe những lời giới thiệu về 1 phương pháp khác tốt hơn, nhanh chóng hơn. Thói quen trên cũng lý giải vì sao tỉ lệ chữa khỏi ung thư ở Việt Nam rất thấp.
Một vài thông tin mình chia sẻ bên trên, mong rằng nó sẽ có ích được gì đó cho bạn.
Ai cũng biết môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm bẩn, khói thuốc lá, nguồn nước bị đầu độc,… là các tác nhân hàng đầu gây ra ung thư. Nhưng chúng ta có tự hỏi tại sao ở các nước có điều kiện chăm sóc y tế, môi trường sống không hơn Việt Nam, tỉ lệ người mắc và chết vì ung thư vẫn thấp hơn nước ta?
Đó là thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam góp phần làm cho bệnh ung thư khó kiểm soát và điều trị
1. Không có thói quen tầm soát ung thư cũng như khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp theo dõi, tầm soát nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư. Nhưng người Việt chúng ta lại không có thói quen đó, đa số đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn 3 và 4. Điều đó làm giảm đi khả năng chữa khỏi hoặc kéo dài thêm sự sống nếu mắc phải ung thư. Một số bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
2. Chế độ ăn uống ngày càng ít rau
Trong một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO. Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng, nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
3. Lười tập thể dục
Người Việt thuộc top 10 nước lười vận động nhất thế giới theo khảo sát của UNFPA (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc), trong khi đó ai cũng biết tập luyện thể thao, năng vận động sẽ giúp ít rất nhiều cho sức khỏe như kiểm soát trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ, tránh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi…Trong 1 nghiên cứu khác, đi bộ là 1 hình thức vận động dễ dàng, phù hợp với đa số người, nhưng người Việt chúng ta lại tiếp tục nằm ở mức dưới trung bình của thế giới khi chỉ đi gần 4.000 bước mỗi ngày so với mức 6.000 bước mỗi ngày của thế giới.
4. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc
Có bệnh thì vái tứ phương, với quan niệm đó nên nhiều người bệnh cứ nghe truyền tai về 1 loại thuốc nào đó hiệu nghiệm là mua về uống mà không có bất kỳ hiểu biết nào về thành phần thuốc, tên hãng dược, liều lượng hoặc có sự đồng ý của bác sĩ, điều đó gây nguy hiểm rất lớn cho người bệnh. Hãy sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
5. Không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Tự ý thay đổi hoặc không tuân theo phác đồ điều trị cũng là thói quen hay mắc phải đối với bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh khác tại Việt Nam. Có người ngưng vì cảm thấy lâu có kết quả, có người ngưng vì cảm thấy cơ thể đã khỏe hoặc nghe những lời giới thiệu về 1 phương pháp khác tốt hơn, nhanh chóng hơn. Thói quen trên cũng lý giải vì sao tỉ lệ chữa khỏi ung thư ở Việt Nam rất thấp.
Một vài thông tin mình chia sẻ bên trên, mong rằng nó sẽ có ích được gì đó cho bạn.