duchuymobile
New member
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em, một số loại vắc-xin được tiêm chủng trong cùng một buổi tiêm chủng hoặc do trì hoãn tiêm chủng theo lịch, một số trẻ được chỉ định tiêm bù, có thể dùng từ hai loại ...
Tiêm chủng đầy đủ để trẻ được bảo vệ
Mới đây, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có nhận được phản ánh từ một số cha mẹ về việc con của họ được uống vắc-xin bại liệt chung với vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem.
Ý kiến có nêu: “Tôi cảm thấy băn khoăn vì cùng lúc nhiều vắc-xin như vậy có làm tăng nguy cơ phản ứng, sốt cao hơn cho con của mình?”.
Về vấn đề nêu trên, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) chia sẻ, theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ khi đủ 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ được uống vắc-xin bại liệt và được tiêm vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh là bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan b - Hib (“vắc-xin 5 trong 1”) trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng.
Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như khả năng sinh miễn dịch của mỗi vắc-xin.
Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng cho trẻ sẽ giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ tới điểm tiêm chủng và đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đúng lịch, hạn chế tình trạng tiêm muộn, bỏ mũi do cha mẹ quên lịch hoặc trẻ bị ốm.
Các chuyên gia tiêm chủng cho hay, cũng có trường hợp khi 2 tháng tuổi trẻ mới được gia đình đưa đi tiêm phòng lao. Lúc này, cán bộ tiêm chủng tư vấn: cùng với tiêm vắc-xin lao, bé cần tiêm thêm mũi vắc-xin “5 trong 1 Quinvaxem” và uống vắc-xin bại liệt.
Với các trường hợp tiêm nhiều như vậy, các gia đình thường băn khoăn, lo ngại về nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn.
Về vấn đề này, Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, theo lịch tiêm chủng, trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) lúc sơ sinh.
Trẻ 2 tháng tuổi cần được uống vắc-xin bại liệt và tiêm vắc-xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib (vắc-xin “5 trong 1”).
Với trẻ 2 tháng tuổi nếu chưa tiêm chủng các loại vắc-xin trên thì cần được tiêm chủng trong buổi tiêm chủng thường xuyên; tiêm chủng các loại vắc-xin đó trong cùng một buổi tiêm chủng là đúng.
Chuyên gia cũng lưu ý thêm “Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Với trẻ 2 tháng tuổi nêu trên, sau lần tiêm chủng đó, trẻ cần tiếp tục được tiêm chủng lần 2 và lần 3 vắc-xin bại liệt và vắc-xin “5 trong 1” cách nhau 1 tháng”. Lưu ý, cần tiêm ở những vị trí khác nhau với trẻ tiêm chủng nhiều mũi trong một buổi tiêm chủng.
Tiêm chủng đầy đủ để đạt hiệu quả tối ưu
PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: Tiêm chủng là việc sử dụng vắc-xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm.
Hầu hết những người được tiêm chủng vắc-xin sẽ có miễn dịch và được bảo vệ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với trẻ nhỏ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không được tiêm chủng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Có những bệnh truyền nhiễm sẽ để lại di chứng suốt đời, thậm chí tử vong. Chúng ta chỉ có thể ngừng tiêm chủng vắc-xin khi toàn cầu thanh toán hoàn toàn bệnh truyền nhiễm đó như đã thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các trạm y tế xã, phường trên toàn quốc. Dịch sẽ bùng phát trở lại nếu lơ là tiêm chủng.
Tiêm chủng đầy đủ để trẻ được bảo vệ
Mới đây, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có nhận được phản ánh từ một số cha mẹ về việc con của họ được uống vắc-xin bại liệt chung với vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem.
Ý kiến có nêu: “Tôi cảm thấy băn khoăn vì cùng lúc nhiều vắc-xin như vậy có làm tăng nguy cơ phản ứng, sốt cao hơn cho con của mình?”.
Về vấn đề nêu trên, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) chia sẻ, theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ khi đủ 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ được uống vắc-xin bại liệt và được tiêm vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh là bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan b - Hib (“vắc-xin 5 trong 1”) trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng.
Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như khả năng sinh miễn dịch của mỗi vắc-xin.
Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng cho trẻ sẽ giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ tới điểm tiêm chủng và đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đúng lịch, hạn chế tình trạng tiêm muộn, bỏ mũi do cha mẹ quên lịch hoặc trẻ bị ốm.
Các chuyên gia tiêm chủng cho hay, cũng có trường hợp khi 2 tháng tuổi trẻ mới được gia đình đưa đi tiêm phòng lao. Lúc này, cán bộ tiêm chủng tư vấn: cùng với tiêm vắc-xin lao, bé cần tiêm thêm mũi vắc-xin “5 trong 1 Quinvaxem” và uống vắc-xin bại liệt.
Với các trường hợp tiêm nhiều như vậy, các gia đình thường băn khoăn, lo ngại về nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn.
Về vấn đề này, Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, theo lịch tiêm chủng, trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) lúc sơ sinh.
Trẻ 2 tháng tuổi cần được uống vắc-xin bại liệt và tiêm vắc-xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib (vắc-xin “5 trong 1”).
Với trẻ 2 tháng tuổi nếu chưa tiêm chủng các loại vắc-xin trên thì cần được tiêm chủng trong buổi tiêm chủng thường xuyên; tiêm chủng các loại vắc-xin đó trong cùng một buổi tiêm chủng là đúng.
Chuyên gia cũng lưu ý thêm “Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Với trẻ 2 tháng tuổi nêu trên, sau lần tiêm chủng đó, trẻ cần tiếp tục được tiêm chủng lần 2 và lần 3 vắc-xin bại liệt và vắc-xin “5 trong 1” cách nhau 1 tháng”. Lưu ý, cần tiêm ở những vị trí khác nhau với trẻ tiêm chủng nhiều mũi trong một buổi tiêm chủng.
Tiêm chủng đầy đủ để đạt hiệu quả tối ưu
PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: Tiêm chủng là việc sử dụng vắc-xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm.
Hầu hết những người được tiêm chủng vắc-xin sẽ có miễn dịch và được bảo vệ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với trẻ nhỏ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không được tiêm chủng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Có những bệnh truyền nhiễm sẽ để lại di chứng suốt đời, thậm chí tử vong. Chúng ta chỉ có thể ngừng tiêm chủng vắc-xin khi toàn cầu thanh toán hoàn toàn bệnh truyền nhiễm đó như đã thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu.
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các trạm y tế xã, phường trên toàn quốc. Dịch sẽ bùng phát trở lại nếu lơ là tiêm chủng.