Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Là một dạng tiểu đường phổ biến nhất.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Không giống như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tạo ra insulin, nhưng tuyến tụy tạo ra không đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể không thể hấp thụ insulin đủ tốt. Đây gọi là tình trạng kháng insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng như bình thường, đường (glucose) không thể vào được bên trong các tế bào. Khi đường tích tụ trong máu thay vì đi vào trong tế bào, các tế bào sẽ không thể hoạt động một cách đúng đắn. Vài vấn đề khác đi kèm việc tích tụ đường trong máu là:
Làm tổn thương cơ thể. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể hủy hoại các dây thần kinh và mạch máu nhỏ của mắt, thận, tim và dẫn đến chứng xơ vữa động mạch có thể gây đau tim và đột quỵ.
Mất nước. Sự tích tụ đường trong máu làm cơ thể thải ra nhiều nước tiểu, gây mất nước.
Hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra . Khi một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và mắc một chứng bệnh khác hoặc bị mất nước trầm trọng và không thể tự uống đủ lượng dung dịch cần thiết để bù lại, họ sẽ có nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Ngày càng có nhiều trẻ em bị chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tìm hiểu thêm về triệu chứng bệnh, chuẩn đoán, và phương thức điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhà bạn đang có nguy cơ cao, thì việc tìm hiểu những bí quyết tự chăm sóc để phòng tránh bệnh là rất quan trọng.
Để biết thêm thông tin, xem phần Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em.
Ai sẽ mắc bệnh này?
Ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng những người có nguy cơ cao hơn hết là:
Trên 45 tuổi
Quá cân hoặc béo phì
Đã từng bị tiểu đường khi mang thai
Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Ở giai đoạn tiền tiểu đường
Không tập thể dục
Hàm lượng chất béo HDL thấp và triglycerides cao
Có huyết áp cao
Thuộc một số dân tộc thiểu số nhất định.
https://2.bp.************/-GF88MWsd4Zw/WjD0bV3gnCI/AAAAAAAAEak/CGUgzQ_YOGcynLWL_ABQ58LpJ4He8lV_ACLcBGAs/s320/tong-quan-ve-benh-tieu-duong-tuyp-2.jpg
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Không giống như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tạo ra insulin, nhưng tuyến tụy tạo ra không đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể không thể hấp thụ insulin đủ tốt. Đây gọi là tình trạng kháng insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng như bình thường, đường (glucose) không thể vào được bên trong các tế bào. Khi đường tích tụ trong máu thay vì đi vào trong tế bào, các tế bào sẽ không thể hoạt động một cách đúng đắn. Vài vấn đề khác đi kèm việc tích tụ đường trong máu là:
Làm tổn thương cơ thể. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể hủy hoại các dây thần kinh và mạch máu nhỏ của mắt, thận, tim và dẫn đến chứng xơ vữa động mạch có thể gây đau tim và đột quỵ.
Mất nước. Sự tích tụ đường trong máu làm cơ thể thải ra nhiều nước tiểu, gây mất nước.
Hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra . Khi một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và mắc một chứng bệnh khác hoặc bị mất nước trầm trọng và không thể tự uống đủ lượng dung dịch cần thiết để bù lại, họ sẽ có nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Ngày càng có nhiều trẻ em bị chuẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tìm hiểu thêm về triệu chứng bệnh, chuẩn đoán, và phương thức điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhà bạn đang có nguy cơ cao, thì việc tìm hiểu những bí quyết tự chăm sóc để phòng tránh bệnh là rất quan trọng.
Để biết thêm thông tin, xem phần Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em.
Ai sẽ mắc bệnh này?
Ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng những người có nguy cơ cao hơn hết là:
Trên 45 tuổi
Quá cân hoặc béo phì
Đã từng bị tiểu đường khi mang thai
Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Ở giai đoạn tiền tiểu đường
Không tập thể dục
Hàm lượng chất béo HDL thấp và triglycerides cao
Có huyết áp cao
Thuộc một số dân tộc thiểu số nhất định.
Nguồn: Tổng hợp