Khâu Tầng Sinh Môn Và Cách Chăm Sóc

kiennguyen00

New member
User ID
147463
Tham gia
15 Tháng mười một 2017
Bài viết
13
Điểm tương tác
0
Tuổi
29
Đồng
0
Vì sao bạn phải khâu tầng sinh môn?

Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, nếu thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết… âm hộ thường bị rách. Một số trường hợp, các bác sĩ phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp chị em có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Thông thường vùng bị rách hoặc rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn. Và sau khi em bé chui ra, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Và việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là rất quan trọng.

vet-khau-tang-sinh-mon-bi-ho.jpg
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành lại ?
Thông thường, sau khoảng 2-4 tuần, vết khâu sẽ liền da nhưng cơ địa của mỗi người một khác nên bạn có thể thấy nó kéo dài hơn. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Chính vì vậy, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là hết sức cần thiết.

Xem thêm: Dị ứng chỉ khâu tầng sinh môn

Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Sau khi sinh, vết khâu ở tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành, thậm chí còn có thể dẫn tới đứt chỉ (bục vết may), nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Chính vì vậy, khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Vệ sinh vùng kín: Hàng ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 2 lần. Sau khi đi đại tiện cũng cần rửa sạch sẽ. Cách vệ sinh là dùng nước ấm dội từ từ vào âm đạo và vùng tầng sinh môn, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô. Sau khi hết sản dịch và vết khâu tầng sinh môn lành, có thể vệ sinh như bình thường, mỗi ngày 2 lần.

Tắm: Có thể ngâm phần dưới vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 15 phút. Cách này giúp giảm cảm giác đau rát và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

34bb16852ff092ae991a698c670ee5a63ce81d74.jpg

Lau khô người: Luôn luôn nhớ dùng khăn mềm, sạch lau khô người và vùng vết khâu tầng sinh môn rồi mới mặc quần áo.

Phòng tránh vết khâu bị nứt: Sản phụ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng táo bón. Việc bị táo bón khiến sản phụ gặp khó khăn khi đại tiện, dẫn đến nguy cơ vết khâu bị ảnh hưởng. Để vết khâu nhanh hồi phục, sản phụ cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, không ngồi xổm, không leo cầu thang nhiều lần hoặc tập thể dục giảm cân khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sỹ.

Quan hệ vợ chồng: Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết may lành hẳn, không còn đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo – hậu môn, mất tự chủ trong tiểu tiện…

Ngoài ra, sản phụ nên chọn loại quần lót rộng để tránh chà xát vào vết khâu, gây đau đớn. Trong thời gian chưa hết sản dịch, vẫn cần dùng bỉm/ băng vệ sinh. Lưu ý thay bỉm/ băng vệ sinh nhiều lần trong ngày để tránh viêm nhiễm, cản trở quá trình hồi phục của tầng sinh môn.

Nếu vết khâu tầng sinh môn bị chảy máu bạn không nên mua thuốc tự uống mà hãy đến ngay phòng khám để được các bác sĩ tư vấn và giúp đỡ.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom