Bệnh tiểu đường đang ngày càng có xu hướng tăng cao có nhiều biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng bệnh tiểu đường để có những biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất có thể.
Bài viết sau đây đàn ông online xin chia sẻ tới các bạn những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Thừa cân
Nếu con của bạn bị thừa cân, hãy đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra bởi vì bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng ở trẻ em. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra, chỉ cần giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin nó có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Suy giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao gây ra glucose tích tụ trong mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Với lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
Giảm cân đột ngột
Đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1, đôi khi nó xảy ra cả với bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể không thể sản xuất insulin, glucose từ thực phẩm không được các tế bào của cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng hoặc được lưu trữ. Ngoài ra, chất béo bắt đầu phá vỡ gây giảm cân nhanh hơn.
Nhanh đói
Có cảm giác thèm ăn cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Thèm ăn là do đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra hiện tượng thèm ăn.
Đau hoặc tê bàn tay, chân
Cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.
Lâu lành vết thương
Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Mảng da tối quanh cổ
Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... đó là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những triệu chứng này là một dấu hiệu của kháng insulin.
Thường xuyên nhiễm nấm
Điều này có thể xảy ra với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, bởi vì sự tích tụ glucose có thể gây ra nấm men phát triển nhanh. Triệu chứng thường bao gồm ngứa âm đạo. Lưu ý rằng trẻ nhỏ có thể bị phát ban và trẻ trai có thể bị viêm niệu đạo, nhiễm trùng niệu đạo.
Những người trên 45 tuổi
Nguy cơ bệnh tiểu đường tăng theo độ tuổi, do đó Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đề nghị sàng lọc ít nhất ba năm một lần bắt đầu từ 45 tuổi. Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tự miễn dịch, trong đó cơ thể không tạo ra insulin, một hormone cần thiết để chuyển đường từ máu vào tế bào. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em. Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất ở người lớn khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Bệnh liên quan mật thiết đến chứng béo phì vì các tế bào mỡ kháng insulin nhiều hơn.
Bài viết sau đây đàn ông online xin chia sẻ tới các bạn những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
https://2.bp.************/-ZWxCElXLqk0/Wh99J-05rzI/AAAAAAAADk4/jQ_rU0S4_p0c2TLSqWpelSxCuCQoRzdzwCLcBGAs/s320/trieu-chung-benh-tieu-duong%2B%25286%2529.jpg
Triệu chứng bệnh tiểu đườngThừa cân
Nếu con của bạn bị thừa cân, hãy đến bác sĩ nhi khoa kiểm tra bởi vì bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng ở trẻ em. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra, chỉ cần giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin nó có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Suy giảm thị lực
Lượng đường trong máu cao gây ra glucose tích tụ trong mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Với lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
https://2.bp.************/-xMVMY58lhwM/Wh99OpIXtDI/AAAAAAAADk8/d2ySPylCmuAAm8ICcBkfiItTdVkAz1gQgCLcBGAs/s320/trieu-chung-benh-tieu-duong%2B%25281%2529.jpg
Giảm cân đột ngột
Đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1, đôi khi nó xảy ra cả với bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể không thể sản xuất insulin, glucose từ thực phẩm không được các tế bào của cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng hoặc được lưu trữ. Ngoài ra, chất béo bắt đầu phá vỡ gây giảm cân nhanh hơn.
Nhanh đói
Có cảm giác thèm ăn cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Thèm ăn là do đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra hiện tượng thèm ăn.
Đau hoặc tê bàn tay, chân
Cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.
Lâu lành vết thương
Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Mảng da tối quanh cổ
Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... đó là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những triệu chứng này là một dấu hiệu của kháng insulin.
Thường xuyên nhiễm nấm
Điều này có thể xảy ra với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, bởi vì sự tích tụ glucose có thể gây ra nấm men phát triển nhanh. Triệu chứng thường bao gồm ngứa âm đạo. Lưu ý rằng trẻ nhỏ có thể bị phát ban và trẻ trai có thể bị viêm niệu đạo, nhiễm trùng niệu đạo.
Những người trên 45 tuổi
Nguy cơ bệnh tiểu đường tăng theo độ tuổi, do đó Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đề nghị sàng lọc ít nhất ba năm một lần bắt đầu từ 45 tuổi. Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tự miễn dịch, trong đó cơ thể không tạo ra insulin, một hormone cần thiết để chuyển đường từ máu vào tế bào. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em. Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất ở người lớn khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Bệnh liên quan mật thiết đến chứng béo phì vì các tế bào mỡ kháng insulin nhiều hơn.