Cô Giáo Trẻ Biến ‘cả Lớp Cá Biệt’ Ở Một Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Thành Trò Ngoan

Halona999

New member
User ID
143472
Tham gia
28 Tháng tám 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
0
Tuổi
33
Đồng
0
co-giao-700x366.png

Cô từng thất vọng rồi coi đó như một nghề để kiếm sống, cô không nhìn nhận sự cao quý vốn có mà xã hội trân trọng gọi bằng ‘thầy’ – nghề giáo viên, rồi đối diện với bi kịch gia đình… Một bước, cô đã lội ngược dòng đến khó tin, luôn giữ vững phẩm chất đạo đức chân chính, hết lòng cống hiến vì học sinh, câu chuyện có thật về một cô giáo trẻ thời nay.

Là một giáo viên trẻ, cô luôn trăn trở khi nhận ra sự suy đồi về đạo đức nghề giáo, nhưng không thể vượt qua mà còn cuốn mình theo dòng xoáy ‘buôn con chữ’ để kiếm tiền.

Nhưng đứng trước sự đổ vỡ hạnh phúc, cái nhìn tiêu cực về giáo dục và lối sống, cô đã bất ngờ thay đổi nhờ một cuốn sách. Dù được phân công về giảng dạy tại Trung tâm giáo dục thường xuyên, đối diện với nhiều học sinh cá biệt. Kết thúc niên học cô đã xoay chuyển ngoạn mục cục diện ban đầu, đọng lại nhiều cảm mến trong lòng học sinh. Cuộc phỏng vấn của phóng viên Thời Báo Đại Kỷ Nguyên với nhà giáo trẻ Kim Thị Hân tỉnh Bắc Giang sẽ tiết lộ bí quyết ‘quy chính’ những trò cá biệt thành học sinh ngoan, mở ra nhiều cơ hội cho các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

img_0350-e1507733800227.jpg

Đọc một cuốn sách đã giúp tôi thay đổi hoàn toàn về nhân sinh quan và thế giới quan. Tôi đã thay đổi
và cách ứng xử của tôi với học sinh đã tốt lên rất nhiều.
Gian nan khởi nghiệp
PV: Tốt nghiệp khoa Văn trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2, chị có thể chia sẻ với độc giả Đại Kỷ Nguyên trải nghiệm về những ngày tháng đầu tiên khi bước vào sự nghiệp “trồng người”?

Cô giáo Kim Thị Hân (KTH): May mắn ra trường tôi cũng có công việc ổn định, mặc dù dạy xa nhà. Trường tôi dạy là ngôi trường miền núi, rất nhiều giáo viên trẻ xa gia đình như tôi về đây công tác.

Nhìn ra xung quanh, tôi thấy có nhiều giáo viên không giữ vững tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp: Có người chạy theo đồng tiền, quá coi trọng nó và suốt ngày dạy thêm, có người luồn cúi đi cửa sau để được thăng quan tiến chức, có người quá hơn nữa còn phóng túng trong chuyện tình ái ngay với cả học sinh… Chứng kiến tất cả những điều đó, tôi bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Ngay đến môi trường sư phạm mà còn thế này, xã hội sẽ đi về đâu?

Nhìn vào những tấm gương thầy giáo trong lịch sử: Để đứng lớp dạy học trò họ phải có tiêu chuẩn đạo đức thật cao, coi nhẹ danh tiếng, vật chất, sống đạm bạc mà thanh cao.

Tôi đau đớn nhận thấy rằng với tiêu chuẩn đạo đức thấp kém, tôi không đủ tư cách để lên lớp dạy cho học sinh. Nhưng vì miếng cơm manh áo, tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi muốn thay đổi bản thân mình nhưng tôi không biết làm thế nào để có thể giữ vững tiêu chuẩn đạo đức trước vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời.

Vấp ngã
PV: Tuổi trẻ thường nhiều khát vọng và muốn chinh phục. Chị chấp nhận cuộc sống bế tắc như vậy?

(KTH): Năm 2007 tôi kết hôn. Bởi vì tôi muốn kiếm tiền thật nhanh nên luôn thấy chồng mình kém cỏi, tôi đã trút tất cả những gì bực dọc, ấm ức, tất cả những áp lực trong lòng dồn nén lên đầu anh. Năm 2012, cuộc hôn nhân của chúng tôi đứng trước bờ vực đổ vỡ. Sau cùng, chồng tôi không chịu đựng nổi, anh ấy bắt đầu sa ngã. Mâu thuẫn trở nên căng thẳng, mối quan hệ giữa bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng gần như tuyệt giao.

Tôi không còn khả năng kiềm chế những xúc cảm tiêu cực của mình. Tôi quát tháo con cái, cãi tay đôi với mẹ chồng, bực dọc với học sinh, kể lể trách móc than phiền về cuộc sống. Nhiều khi lên lớp dạy, tôi không đủ kiên nhẫn và bao dung với lỗi lầm của học trò, tôi đã có hành vi thô lỗ như ném phấn vào mặt học sinh.

Để tự giải thoát cho mình, tôi bấu víu vào bói toán và đi chùa. Cứ nghe ở đâu có thầy giỏi chùa tốt là tôi đến. Rồi tôi cũng phát hiện ra người ta chỉ nhìn vào túi tiền của tôi thôi, đâu là cõi tịnh độ? Giải hạn cầu may cũng vẫn ‘đen’. Tôi cứ trượt dài như vậy lặn ngụp trong dòng đời xô đẩy, nào tranh quyền, nào đoạt lợi, nào oán thù…

Tâm tôi ngổn ngang những suy nghĩ ích kỷ, sự tổn thương trong lòng lúc nào cũng sôi sục như cơn sốt… Tôi đổ bệnh: huyết áp, tiền đình, dạ dày rồi mất ngủ… Có khi đang ở trường tôi phải gọi bố và bác ruột đến đưa về.

PV: Rồi chị có tìm ra được lối thoát và hàn gắn lại những mối bất hoà ấy?

(KTH): Giữa lúc trái tim và thân thể tôi đang rệu rã, một ngày chồng tôi nói rằng tôi nên đọc một cuốn sách mà anh ấy đọc được trên mạng. Hai lần đầu tôi đều ngủ gục khi chỉ đọc được vài phút. Lần thứ 3 tôi quyết tâm đọc hết. Điều bất ngờ, những gì viết trong cuốn sách như chỉ thẳng vào tâm can tôi, làm rúng động đến phần sâu thẳm nhất.

img_0364.jpg

Sau khi đọc cuốn sách, tôi nhìn thẳng vào tâm mình và thấy thật tồi tệ, tôi đã có nhiều hành vi không
đúng với chuẩn mực đạo đức của một nhà giáo.
Tôi như bừng tỉnh sau một cơn mê dài đằng đẵng. Những lời giảng trong sách khiến tôi hiểu ra tôi đã từng tồi tệ như thế nào. Là một người bình thường còn không tốt chứ đừng nói còn là một giáo viên. Nghĩ lại những năm tháng mang danh nhà giáo mà đức hạnh như thế tôi thấy xấu hổ vô cùng. Tôi đi dạy học trò vậy mà giờ tôi mới biết như thế nào là một người tốt thực sự. Tôi bắt đầu soi xét tâm tính của mình bằng ba chữ Chân Thiện Nhẫn.

Tôi lập tức ngừng kể lể, ngừng than phiền và nói xấu người khác sau lưng. Tôi không còn muốn làm tổn thương ai nữa. Mặc dù tâm địa tôi không quá nhỏ mọn và hẹp hòi, nhưng tôi cũng bị nhuộm từ dòng xoáy thiệt hơn của xã hội, biến lời nói của mình thành vũ khí sắc lẹm, chẳng mấy khi chịu nhận thiệt thòi. Sau khi đọc cuốn sách tôi nhận ra khẩu nghiệp của mình đã mang nhiều tai ương đến. Từ một người có tính khí bốc đồng tôi đã dần dần trầm tĩnh lại.

Sự thay đổi của tôi đã hàn gắn mối quan hệ hai bên nội ngoại. Mẹ chồng tôi từ kinh ngạc cũng bắt đầu đọc sách. Mẹ đẻ tôi đã từng nhiều năm phải khổ tâm về con gái, giờ đây bà đã thực sự yên tâm. Khi tôi thay đổi, tất cả những mối quan hệ đau buồn của tôi cũng được hóa giải. Gia đình chúng tôi thực sự hòa thuận và đầm ấm, giờ đây gần 20 người hai bên nội ngoại nhà chúng tôi cũng đọc sách và tu luyện Pháp Luân Công.

Trở thành nhà giáo có tâm với nghề
PV: Nhờ có Pháp Luân Đại Pháp chị đã thu xếp ổn thoả các mối quan hệ gia đình. Vậy còn sự nghiệp “trồng người” của chị có được cải biến tốt hơn không?

(KTH): Ngày nay, trong môi trường giáo dục, giáo viên phải chịu nhiều áp lực về việc quản lý học sinh. Học sinh thì bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự trượt dốc nhanh chóng của đạo đức xã hội. Nhiều giáo viên phải dùng đến các hình thức khiển trách và trừng phạt hà khắc để duy trì kỷ luật.

Đó là một vòng luẩn quẩn mà dường như không ai có thể tìm thấy lối thoát.

Trước đây tôi cũng bị vướng vào trong đó và cảm thấy rất mệt mỏi và bất lực. Tôi nhiều lần tự hỏi: Quan hệ giáo viên – học sinh có nên như thế này không? Giải pháp cho vấn đề này là gì? Chắc chắn phải có một cách tốt hơn…

Từ khi biết đến Chân Thiện Nhẫn tôi hiểu rằng đây chính là cây cầu đưa cô trò chúng tôi gần nhau hơn. Trong lớp tôi chủ nhiệm có một số trò cá biệt, nghiện game rất nặng, thường hay trốn tiết đi chơi. Đó không phải hình ảnh xa lạ trong các ngôi trường, mà còn là vấn đề nan giải nhức nhối của gia đình và xã hội.

img_0455-e1508301232286.jpg

Hạnh phúc của một nhà giáo là nhìn thấy học sinh của mình trưởng thành và là những học sinh ngoan.
Tôi trăn trở, làm thế nào giúp các em trở thành một người tốt, biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau? Để cảm hoá được các em, hàng ngày tôi luôn dùng Chân Thiện Nhẫn để quản thúc bản thân mình. Với những học sinh hay trốn học đi chơi điện tử, tôi thường tranh thủ lúc trống giờ đi tìm các em ở những quán internet, lặng lẽ trả tiền rồi vỗ vai các em bảo cùng tôi đi về. Lúc đầu các em rất sợ, nhưng tôi đều chân thành khuyên nhủ. Tình trạng bỏ học để chơi điện tử sau đó đã giảm hẳn.

Các em đã thay đổi, nhiều em tự chủ động thu dọn rác bẩn cho vào thùng rác và sẵn sàng giúp đỡ những bạn khác. Một số em không còn muốn nói tục, chửi thề nữa. Những thay đổi này tuy nhỏ bé nhưng đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc. Tôi không cần phải dùng đến những hình phạt hà khắc hoặc những quy định khắt khe để kiểm soát các em nữa. Các em đã cảm nhận và hiểu ra được nhiều điều tốt đẹp xuất phát từ Chân Thiện Nhẫn, đã tự giác thay đổi hành vi của chính mình.

PV: Để làm được điều đó chị phải luôn là tấm gương cho các trò noi theo. Chị có thể chia sẻ với độc giả Đại Kỷ Nguyên một vài kỷ niệm đáng nhớ về đạo đức nghề không?

(KTH): Có phụ huynh khi thấy con mình thay đổi tích cực, đã rất xúc động hẹn gặp riêng tôi để cảm ơn và đưa phong bì, tôi đã lịch sự từ chối. Từ khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và các cuốn sách khác của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã chân chính tìm ra con đường mà một giáo viên như tôi cần phải đi và làm thật tốt, trách nhiệm là như thế nào.

Làm công việc “trồng người” tôi hiểu được trước hết bản thân mình phải là một tấm gương có đạo đức trong sạch, tận tuỵ với học trò, vậy mới ươm lên được những mầm sống thiện lương.

Năm 2014, tôi thuyên chuyển công tác về một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện nhà. Trước khi chia tay với học sinh lớp chủ nhiệm ở trường cũ, có em gặp tôi nói: “Cô đi chúng em tiếc lắm…”. Tôi an ủi: “Các bạn học sinh ở trung tâm có lẽ đang cần cô, các em ở lại cố gắng hành xử theo Chân Thiện Nhẫn để trở thành những người tốt”.

Giải bài toán hóc búa về chuẩn mực đạo đức đang tụt dốc
PV: Được biết học sinh ở những trung tâm giáo dục thường xuyên rất cá biệt và có lực học kém. Chị có cảm nhận thế nào khi lần đầu tiếp xúc với các em?

(KTH): Ở trường mới là những em học sinh đa phần không thể thi đỗ vào khối trường công nên mới học bổ túc, học giáo dục thường xuyên. Sau một buổi đứng lớp, qua hành vi và ngôn ngữ tôi thấy phần lớn học sinh có khiếm khuyết về giáo dục. Tìm hiểu thêm, tôi được biết nhiều em là những học sinh cá biệt: Trộm cắp cũng có, cờ bạc cũng có, nghiệm game thì có rất nhiều, hầu hết các em bỏ bê học hành, lối sống phóng túng buông thả. Hoàn cảnh của các em cũng rất đặc biệt, thường là bố mẹ bỏ nhau, hoặc bố mẹ làm ăn xa, không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái.

image-1-1.jpg

Học sinh lớp tôi đa phần là cá biệt và có gia cảnh khá đặc thù, tôi đã cố gắng dùng Chân Thiện Nhẫn
để cảm hoá các em trở thành những công dân tốt.
Ngày đầu tiên đến lớp tôi đã bị sốc, đó không phải là một lớp học mà là một cái chợ, một bãi chiến trường ngổn ngang. Tôi phải mất cả nửa tiếng mới có thể ổn định được lớp học. Các em đùa nhau trong giờ, cầm chổi đánh nhau, chạy nhảy trên bàn, văng tục chửi bậy, đi lại tự do rồi nói chuyện ầm ĩ như không có giáo viên. Tôi nói các em không nghe, tôi quát các em không để ý, tôi dùng đạo lý khuyên răn thì các em cười. Nhiều giờ trôi qua như thế tôi thấy khá thất vọng, không biết quản lý học sinh ở đây như thế nào.

Việc dạy dỗ các em học sinh tại trung tâm quả là một thử thách lớn với tôi. Các em không nghe tôi giảng, không ghi bài mà chỉ nói chuyện, chửi bới nhau cho đến hết giờ!? Nhiều ngày trôi qua như thế vẫn không ổn định được lớp học. Gần 10 năm trong nghề, cũng đã gặp và xử lý nhiều học sinh cá biệt, nhưng chưa bao giờ tôi lại gặp cả lớp cá biệt như vậy. Có những hôm thất vọng trở về nhà trong tâm trạng mệt mỏi tôi thậm chí đã khóc và muốn bỏ nghề.

PV: Vậy động lực nào đã khiến chị đủ ý chí để biến “cả lớp cá biệt” thành những trò ngoan?

(KTH): Nhìn lại những giáo viên của trường tôi thấy có những khuôn mặt mệt mỏi, cau có, khổ sở… Họ đã giảng dạy và quản lý học sinh ở đây nhiều năm rồi, họ vẫn phải hàng ngày tiếp tục công việc của mình. Tôi thực sự cảm phục những con người đó.

Không những thế, trong tâm tôi còn có Chân Thiện Nhẫn, tôi vẫn muốn mang điều tốt đẹp này giúp các em trở thành người có ích cho xã hội. Tôi xốc lại tinh thần, thay đổi cách quản lý một chút, cũng vẫn phạt các em nhưng trước khi phạt tôi đều dành thời gian chân thành phân tích đúng sai để các em hiểu.

img_1506483462635_1506489948025.jpg

Các em đã thực sự thay đổi, đã ngoan lên rất nhiều, bớt nói tục chửi bậy… Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và ấm áp.
Trong các giờ dạy tôi không nói nhiều nữa, tinh giảm kiến thức khó. Những bài học khô khan sẽ đan xen bằng câu chuyện văn hóa truyền thống có nội dung đề cao tiêu chuẩn đạo đức của người xưa. Với cách làm như vậy, học sinh của tôi đều tiếp thu một cách rất tự nhiên và thích thú. Ngay cả những học sinh ngỗ nghịch nhất cũng bắt đầu chăm chú lắng nghe. Nhiều bài học sau này cũng vậy tôi dần dần đã gieo vào đầu các em những nhận thức mới. Kịp thời uốn nắn những nhận thức méo mó, lệch lạc. Tôi không còn mất nhiều thời gian để ổn định tổ chức nữa, các em đều cố gắng trật tự để nghe giảng bài.

Nhiều lần quản lý học sinh, có những học sinh mắc lỗi, tôi chưa kịp xử lý, có nhiều em đã nhắc: “Cô giáo ơi! Chân Thiện Nhẫn”. Khi tôi bình tâm lại và phân tích sự việc nhẹ nhàng, nhắc lại các quy tắc, sau đó các em đã có thể điều chỉnh được hành vi của mình cho đúng đắn.

Một vài trò đã mượn sách Chuyển Pháp Luân về đọc và bỏ được một số thói quen xấu như hút thuốc, nghiện game, không nói tục, chửi bậy nữa. Các em phát hiện ra trong trường tôi có rất nhiều hoa Ưu Đàm đã khai nở. Một trò nói với tôi: “Em muốn có được tâm thiện như cô, em cố gắng mãi mà chưa được”. Tôi động viên em hãy kiên trì thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, tâm em sẽ tự nhiên an hoà và từ bi như thế.

PV: Hội ngộ rồi cũng đến ngày chị tiễn các em ra trường, chia tay lứa học sinh này điều gì khiến chị xúc động nhất?

(KTH): Trong quá trình quản lý, để uốn nắn lại nhân cách mỗi học sinh, tôi phải đóng rất nhiều vai: Vừa là giáo viên, vừa là bảo mẫu, vừa là bác sỹ tâm lý, vừa là cảnh sát, luật sư…

img_1506483389335_1506483646468.jpg

Tôi thật bất ngờ và cảm động khi các em dành trọn niềm tin yêu cho mình. Cảm ơn các em, những niềm vui
bé nhỏ sẽ luôn là nguồn động viên lớn lao để cô tiếp tục cống hiến cho những thế hệ học trò mới.
Thấm thoắt thời gian qua nhanh, ba năm học kết thúc. Ngày ra trường, cô trò bịn rịn. Tôi chưa bao giờ tiết lộ thông tin cá nhân với các em, nhưng bằng cách nào đó các em nhớ đến sinh nhật của tôi và bí mật lên kế hoạch tổ chức cho tôi tại lớp khi các em đã ra trường. Ngày hôm đó tôi thấy các em đã trưởng thành, biết quan tâm đến người khác. Và cũng hôm đó, em học sinh cá biệt nhất của lớp đã lặng lẽ làm tất cả các việc dọn dẹp lớp học – điều mà trước đây em chưa bao giờ tự giác động tay vào. Tôi hi vọng, trong sinh mệnh các em đều được lấp đầy vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, thực sự trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Qua đây tôi cũng xin được gửi lời biết ơn tôn kính đến vị Thầy vĩ đại trong trái tim tôi, Đại Sư Lý Hồng Chí, người đã ban tặng cho tôi cuốn sách vô giá Chuyển Pháp Luân. Từ đó tôi đã hiểu ra và từng bước thay đổi chính mình, ánh sáng của Chân Thiện Nhẫn đã chiếu rọi, tịnh hoá tư tưởng và nuôi lớn giá trị nhân văn giữa con người với con người. Chân Thiện Nhẫn đã cải biến tôi và học trò thân yêu của tôi, từng lớp, từng lớp vỗ cánh chở đầy ước mơ trong sáng thiện lương đi xây đắp tương lai. Tôi xin được tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm giải bài toán gian nan về đạo đức của học sinh đang tụt dốc với những đồng nghiệp và những ai muốn tìm hiểu. Số Điện thoại của tôi là: 0916.037.879

Cảm ơn Đại Kỷ Nguyên đã cho tôi cơ hội được tâm sự với độc giả xa gần, chia sẻ niềm vui nhỏ bé mà tôi đã cố gắng đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.

PV: Cảm ơn cô giáo Kim Thị Hân. Dù phân công công việc ở đâu, khó khăn đến mấy chị vẫn làm tròn bổn phận của một nhà giáo, ươm lên những tâm hồn thiện lương, giữ vững chuẩn mực đạo đức trong một xã hội đầy cám dỗ vật chất.

Lời tâm sự về cô giáo Hân của học sinh “cá biệt” lớp cô chủ nhiệm vừa tốt nghiệp:
img_1506483372860_1506483633633.jpg

Cô giáo Kim Thị Hân và trò Dương Ngọc Tuấn đang ngồi ôn lại kỷ niệm trong sân trường trước
khi cậu trở thành tân sinh viên năm học 2017 – 2018.
Học sinh Dương Ngọc Tuấn:
Giữa năm lớp 10 cô Hân được cử về chủ nhiệm lớp em. Vì cả lớp rất nghịch ngợm, quậy phá mà cô chủ nhiệm cũ lại rất hiền nên chúng em thích cô hơn. Cả lớp đều nhất trí không thích cô giáo mới nên còn định viết đơn kiến nghị đòi cô giáo cũ về chủ nhiệm.

Em là một trong những học sinh nghiện game, hút thuốc, nói tục chửi bậy và thường xuyên quậy phá.

Mới đầu khi nghe cô giảng về những câu chuyện nhân quả báo ứng, sống ác sẽ nhận điều gì? Sống thiện lương sẽ nhận phúc báo gì, chúng em không hiểu mà còn cho rằng cô thật mê tín. Bằng sự bao dung và thiện niệm của cô, những bài giảng sinh động không quá cao siêu và khó hiểu, có chút hài hước, có chút triết lý, giản dị và gần gũi… rồi chúng em cũng bắt đầu quen và hiểu được ý nghĩa đằng sau những câu chuyện cô kể.

Cứ như vậy chúng em ngấm dần giá trị nhân văn, cách ứng xử như thế nào cho đúng. Một cách rất tự nhiên chúng em đã thay đổi, ngoan hơn rất nhiều. Năm cuối cấp cả lớp đều có chung một ý kiến: “Cô giáo Hân rất tuyệt”.

Em cảm nhận được thiện niệm và lòng từ bi của cô với chúng em, em muốn đọc cuốn sách đã từng giúp cô thay đổi. Giữa năm lớp 11 em thầm lặng tự tìm hiểu qua mạng về Pháp Luân Công, rồi quyết định mượn cuốn Chuyển Pháp Luân của cô về đọc. Em đã rất xúc động và hiểu ra được nhiều điều vĩ đại từ trong cuốn sách. Em quyết định sẽ thay đổi, cai game, cai thuốc và từ chối nói bậy chửi thề, quậy phá… Bố mẹ em đã rất hạnh phúc khi thấy sự thay đổi tốt lên của em.

Rồi ngày ra trường cũng đến, nhiều cảm xúc, cũng có những giọt nước mắt… toàn thể lớp em đều trân trọng yêu quý cô. Có hội ngộ sẽ có chia ly, gần ba năm được làm học trò của cô là một may mắn bởi chúng em đã trưởng thành, đã thay đổi tốt lên từ tấm lòng nhân hậu, tận tuỵ của cô.

Em rất hạnh phúc, sau khi tốt nghiệp em được bước chân vào giảng đường Đại học, bước tiếp con đường sự nghiệp “trồng người” mà cô đã đi. Đây là món quà em xin được tặng cha mẹ, tặng cô, tặng mái trường thân yêu và là lời tạ lỗi cho những tháng ngày lầm lỡ em đã trải qua. Em xin cảm ơn cô chủ nhiệm đã mở ra con đường tương lai rộng lớn cho em.
(Toàn bộ ảnh trong bài do cô giáo Kim Thị Hân cung cấp)
Theo daikynguyenvn

 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom